Lĩnh vực Hóa học nghiên cứu về gì

Đến các trang khác: Hóa học phổ thông, Căn bản về Hóa học, Thế giới Hóa học rộng lớn.

Chào các bạn, thế là các bạn cũng đã bắt đầu dấn thân vào con đường Hóa học đúng không nè? Chặng đường phía trước còn dài và gian nan lắm. Nhưng trước khi bước vào một ề khái niệm và phản ứng [mà mình chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy chúng thật sự “khó hiểu” và “vô bổ”], chúng ta cùng lướt qua xem Hóa học là gì.

Hiện tại có rất nhiều bài viết nói về Hóa học, và rất nhiều khái niệm, định nghĩa xem Hóa học là môn học như thế nào. Để đọc và hiểu tất cả các bài viết như vậy có lẽ là quá khó đối với một người mới bắt đầu học hóa. Do vậy, tại đây, mình sẽ trình bày một cách chung nhất, để các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về Hóa học. Nếu như bạn là học sinh cấp 2 hoặc cấp 3, bạn chỉ cần đọc mục 1 và mục 2 là đủ. Nhưng nếu bạn là học sinh cấp 3 chuyên Hóa, hoặc cao cấp hơn, thì bạn có thể tiếp tục đọc những phần sau.

1. Khái niệm về Hóa học

Bản thân mình cũng không thực sự hiểu rõ tại sao thế gian lại gọi môn học này là “Hóa học”. Có lẽ một phần Hóa học nói về những biến đổi xung quanh thế giới của chúng ta, tức là những “biến hóa”. Nói như vậy không có nghĩa là Hóa học quá xa vời đâu, nó ở bên cạnh chúng ta, mọi lúc mọi nơi. Chúng ta nấu ăn, thì các thành phần trong thức ăn bị biến đổi hóa học tạo thành thực phẩm chúng ta ăn được. Chúng ta pha chế các loại nước hay cocktail, cũng có rất nhiều biến đổi [hóa học] xảy ra trong đó. Hay những viên thuốc chúng ta uống, chúng cũng liên quan mật thiết đến Hóa học. Mọi sự biến đổi trên thế giới này đều ít nhiều liên quan đến hóa học.

Như vậy, nói tóm lại, Hóa học có thể được hiểu là một môn khoa học với các ý chính sau:

  • Tìm hiểu về cấu tạo của vật chất.
  • Tìm hiểu về các biến đổi [hóa học] và giải thích chúng dưới góc độ cấu tạo chất: các chất tương tác với nhau như thế nào để tạo ra các biến đổi [hóa học] này.
  • Dự đoán cái mới dựa vào cái đã biết.
  • Là một môn khoa học thực nghiệm.

Nói nghe có vẻ phức tạp quá nhỉ? Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, nhưng nó không giống với Toán học, hay các môn khoa học tự nhiên khác. Nó nghiên cứu về tự nhiên, về cách mà tự nhiên vận hành ở góc độ cấu tạo chất. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm: mọi lý thuyết của Hóa học đều đã phải được chứng minh bằng thí nghiệm hoặc các vấn đề thực tế. Nghe có vẻ thật hấp dẫn phải không các bạn?

Có vẻ như đọc nãy giờ thì Hóa học vẫn còn xa lạ với các bạn lắm. Vì vậy, chúng ta cùng nhau nghía qua xem Hóa học liên quan gì đến cuộc sống xung quanh chúng ta nhé.

2. Hóa học xung quanh ta

Như đã nói ở trên, thì Hóa học luôn có mặt xung quanh chúng ta. Chỉ là chúng ta không nhận ra nó thôi. Để mình liệt kê cho các bạn một vài ví dụ điển hình nha.

Ví dụ 1: Nhiên liệu và sự cháy

Hằng ngày, chúng ta đều thấy rất nhiều xe máy và xe hơi chạy trên đường. Vậy bạn có khi nào tự hỏi rằng: làm sao những chiếc xe này có thể vận hành mà không cần tốn quá nhiều sức người? Câu trả lời nằm sự đốt cháy nhiên liệu trong xe. Nhiên liệu trong xe [hay cụ thể ở đây là “xăng”], khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và khí oxy, sẽ tạo ra “sự cháy”. Chính sự cháy này cung cấp năng lượng cho chiếc xe, và chiếc xe biến đổi năng lượng này thành các động năng để chúng có thể di chuyển được. “Sự cháy” này chính là một biến đổi hóa học đó.

Chắc là các bạn chưa bao giờ tưởng tượng được là pin lại liên quan đến Hóa học đúng không? Pin là một vật có thể tạo ra dòng điện, tưởng chừng nó hoàn toàn thuộc về Vật lý, nhưng thực tế nó lại là một vấn đề khá quan trọng trong Hóa học đó.

Để tạo ra dòng điện trong pin, chúng ta cần có một phản ứng [biến đổi] hóa học sản sinh ra nguồn điện. Sự biến đổi này được gọi là một “phản ứng oxy hóa – khử”. “Phản ứng oxy hóa – khử” này, khi xảy ra trong pin, cung cấp nguồn điện cho pin. Từ đó, pin có thể tiếp tục cung cấp nguồn điện cho những thiết bị sử dụng điện khác. Ngạc nhiên chưa nè?

Có bao giờ các bạn thắc mắc rằng tại sao ông bà ta lại có một số quy tắc kỳ quặc khi pha nước chanh chưa? Chẳng hạn như:

  • Nếu pha nước chanh nóng, thì phải lọc hết hạt chanh. Trong ly nước, chỉ có nước vắt từ chanh và nước nóng. Nếu để lẫn hạt chanh thì nước chanh sẽ có vị đắng.
  • Nước chanh pha lạnh, nếu có lẫn hạt chanh, thì phải uống ngay. Nếu để khoảng 30 phút sau, nước chanh sẽ có vị đắng.

Thật ra điều đó chẳng kỳ quặc gì đâu. Tất cả là nhờ Hóa học đấy. Trong hạt chanh, có một chất hóa học thuộc nhóm limonin glucosid. Chất này khi gặp nước sẽ bị “thủy phân” [bị biến đổi bởi nước] thành limonoid, và chất limonin này gây ra vị đắng của nước chanh pha nóng [hoặc nước chanh để ngâm lâu với hạt chanh]. Thật là thú vị phải không các bạn?

Có bao giờ bạn thắc mắc “pha trà” là như thế nào chưa nhỉ? Nói đơn giản thì pha trà là ngâm lá trà trong nước nóng, rồi sau đó lọc lá trà. Thế là chúng ta đã có một tách trà ngon rồi. Vậy thì quá trình này liên quan gì đến Hóa học nhỉ?

Trong lá trà có chứa một số thành phần tạo nên vị và màu sắc của nước trà mà chúng ta pha. Các nhà Hóa học gọi những thành phần này là tannin. Tannin tan trong nước nóng, nên khi ngâm lá trà trong nước nóng, các chất này sẽ hòa tan vào nước trong tách trà. Dĩ nhiên là quá trình này cũng bao gồm nhiều vấn đề khác nhau của Vật lý, và Sinh học. Và trên thực tế, quá trình này cũng phức tạp hơn nhiều. Hóa học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những hiện tượng / quá trình như thế này đây. Thật là kỳ diệu đúng không?

Mình nghĩ rằng, chỉ với 4 ví dụ ở trên, có lẽ các bạn cũng đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của Hóa học đối với cuộc sống xung quanh ta. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng phải cần học sâu về Hóa học, nhưng hiểu biết về Hóa học giúp chúng ta thấu hiểu cuộc sống này hơn. Hóa học cũng còn nhiều điều thú vị lắm, nhưng chúng ta hãy để dành cho những bài viết sâu hơn nhé. 😛 Còn bây giờ thì các bạn có thể bắt đầu bước vào khám phá thế giới hóa học rồi đấy.

3. Đối tượng nghiên cứu của Hóa học

Hóa học nghiên cứu về rất nhiều vấn đề, nhưng chúng ta có thể tóm tắt lại thành những đối tượng sau:

  • Quy luật biến đổi của vật chất: tính chất, thành phần cấu tạo của vật chất.
  • Phương pháp, điều kiện để tạo ra các chất mới, cải tiến các phương pháp điều chế đã biết.
  • Phương pháp, điều kiện để phân tích thành phần hóa học của vật chất.

Chắc ai đã từng một lần học Hóa học đều có thể tự đưa ra một vài ví dụ cho mỗi trường hợp ở trên đúng không? Thế thì ở đây mình cũng không muốn đưa ra thêm các ví dụ về những vấn đề này, mà sẽ để cho các bạn độc giả tự do tìm hiểu qua các bài đăng khác trên page nè. :-3

4. Hóa học và các môn khoa học khác

Ở trường phổ thông, Hóa học hầu như tách rời hẳn với các môn khoa học khác. Tuy nhiên, Hóa học thực chất có mối liên hệ mật thiết với rất nhiều môn học khác. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Toán học: là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho Hóa học giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau.
  • Vật lý: có rất nhiều lĩnh vực chồng lắp với Hóa học, ví như điện học, quang học và nhiệt động lực học, v.v.
  • Sinh học: thuốc, con người, thực vật, động vật hay vi khuẩn, v.v. Tất cả đều trải qua rất nhiều biến đổi hóa học trong suốt khoảng thời gian tồn tại của chúng.
  • Địa chất và môi trường: các biến đổi về khí hậu, về địa hình hay những vấn đề liên quan khác, đều có thể được giải thích về mặt Hóa học.
  • Và rất nhiều lĩnh vực khác, v.v.

Để có thể lĩnh hội được các kiến thức Hóa học, thì các bạn cũng cần phải biết khá nhiều kiến thức về các môn khoa học cơ bản, đặc biệt là Toán học, Vật lý và Sinh học. Do đó, mình có lập thêm một chuyên mục Khoa học kỳ thú để cho những bạn nào cần ôn lại / bổ sung thêm kiến thức cần thiết.

Giờ thì chúng ta cùng nhau bước vào cánh cửa đầu tiên của Hóa học nhé.

Vào những năm gần đây, ngành Hóa học đang được rất nhiều bạn học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp của bộ môn Hóa học, thích khám phá, nghiên cứu về các dự án thuộc lĩnh vực hóa học thì đây có thể là khối ngành thích hợp dành cho bạn đấy.
Vậy trường nào đào tạo ngành Hóa học, phải thi những tổ hợp môn gì hay những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.

1.  Giới thiệu chung về ngành Hóa học

Ngành Hóa học [Mã ngành: 7440112] là một nhánh của Khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Sinh viên theo học được trang bị kiến thức nền tảng về Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về hoá học và có cơ hội tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành, những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

2.  Các trường đào tạo ngành Hóa học

Dưới đây là danh sách các trường mà bạn có thể tham khảo, như:

Khu vực miền Bắc:

Khu vực miền Trung:

Khu vực miền Nam:

3.    Các khối xét tuyển ngành Hóa học

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • B00: Toán - Hóa học - Sinh học
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
  • D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
  • D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh

4.  Chương trình đào tạo ngành Hóa học

I

Khối kiến thức chung [Không tính các môn học từ số 10 đến số 12]

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 1

6

Tin học cơ sở 3

7

Tiếng Anh A1

8

Tiếng Anh A2

9

Tiếng Anh B1

10

Giáo dục thể chất

11

Giáo dục quốc phòng-an ninh

12

Kĩ năng mềm

II

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Khoa học trái đất và sự sống

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Bắt buộc

15

Đại số tuyến tính

16

Giải tích 1

17

Giải tích 2

18

Xác suất thống kê

19

Cơ -Nhiệt

20

Điện- Quang

21

Thực hành Vật lý đại cương

III.2

Tự chọn

22

Hóa học đại cương 1

23

Hóa học đại cương 2

24

Thực tập hóa học đại cương

25

Đại số hàm nhiều biến

26

Vật lý lượng tử

IV

Khối kiến thức chung của nhóm ngành

IV.1

Bắt buộc

27

Hóa học vô cơ 1

28

Thực tập hóa học vô cơ 1

29

Hóa học hữu cơ 1

30

Hóa học hữu cơ 2

31

Hóa học phân tích

32

Thực tập hóa học phân tích

33

Hóa lý 1

34

Hóa lý 2

IV.2

Tự chọn

35

Thực tập hóa học hữu cơ 1

36

Thực tập hóa hữu cơ 2

37

Thực tập hóa hữu cơ 3

38

Thực tập hóa lý 1

39

Thực tập hóa lý 2

40

Thực tập hóa lý 3

41

Các phương pháp phân tích công cụ

42

Thực tập các phương pháp phân tích công cụ

43

Các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học

44

Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học

45

Hóa học các hợp chất cao phân tử

46

Hóa keo

47

Các phương pháp phân tích hiện đại

48

Cơ sở hóa sinh

V

Khối kiến thức ngành và bổ trợ

V.1

Bắt buộc

49

Hóa học vô cơ 2

50

Cơ sở hóa học vật liệu

51

Hóa kĩ thuật

52

Thực tập hóa kĩ thuật

53

Niên luận

54

Thực tập thực tế

55

Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm

V.2

Tự chọn

56

Hoá học môi trường

57

Thực tập hóa vô cơ 2

58

Hóa học dầu mỏ

59

Các phương pháp phân tích cấu trúc trong hóa vô cơ

60

Hóa học phức chất

61

Vật liệu vô cơ

62

Vật liệu nano và composit

63

Hóa sinh vô cơ

64

Hóa học các nguyên tố đất hiếm

65

Hóa học các nguyên tố phóng xạ

66

Xử lý mẫu trong hóa phân tích

67

Các phương pháp phân tích điện hóa

68

Các phương pháp phân tích quang học

69

Các phương pháp tách trong phân tích

70

Các phương pháp phân tích động học

71

Xử lý số liệu thực nghiệm trong hóa học phân tích

72

Phương pháp phân tích dòng chảy

73

Phức chất trong hóa phân tích

74

Ứng dụng phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ

75

Tổng hợp hữu cơ

76

Xúc tác hữu cơ

77

Hóa học các hợp chất thiên nhiên

78

Hóa lý hữu cơ

79

Phương pháp phân tích sắc ký trong hóa học hữu cơ

80

Nhiệt động học thống kê

81

Động học điện hóa

82

Lý thuyết xúc tác và ứng dụng

83

Hóa lý các hợp chất cao phân tử

84

Tin học ứng dụng trong hóa học

85

Quang phổ phân tử

86

Hóa học bề mặt và ứng dụng

87

Mô phỏng các quá trình hóa học và hóa lý bằng máy tính

VI

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

88

Khóa luận tốt nghiệp

Các môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp

89

Hóa học vô cơ nâng cao

90

Hóa học phân tích nâng cao

91

Hóa học hữu cơ nâng cao

92

Động học và xúc tác

5.  Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại những vị trí sau:

Kỹ thuật viên nghiên cứu: Làm việc tại Viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Trung tâm phân tích hay làm công tác nghiên cứu tại các trường đại học.

Giáo viên, giảng viên: Thực hiện công tác giảng dạy tại những trường đại học, cao đẳng, THPT.

Nhân viên kiểm nghiệm, nhân viên kinh doanh tại những công ty có ứng dụng kỹ thuật hóa học như:

  • Công ty sản xuất sản phẩm vô cơ như hóa chất, phân bón, màu sơn, vẽ, gốm sứ cho công nghiệp điện tử và bán dẫn...
  • Công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ như hóa chất, dược phẩm, phim mỏng, vật liệu phủ, giấy, thuốc nhuộm...
  • Công ty vật liệu, sinh học, môi trường...
  • Công ty về mạ điện, luyện kim, phim và những nguyên liệu cho quá trình công nghiệp...
  • Công ty thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm...

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Hóa học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Kiều Khanh
Theo Tuyensinhso.vn

 

Video liên quan

Chủ Đề