Treo đầu dê bán thịt chó thể hiện hành vì gì

Treo đầu dê bán thịt chó (tiếng Anh: Bait and Switch) là một chiến thuật bán hàng thiếu đạo đức khi thu hút khách hàng bằng những quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao và giá cả thấp nhưng thực tế thì ngược lại.

Treo đầu dê bán thịt chó thể hiện hành vì gì

Hình minh họa. Nguồn: US Daily Review

Khái niệm

Bait and Switch có thể dịch sang tiếng Việt với nghĩa tương tự là "treo đầu dê bán thịt chó".

Treo đầu dê bán thịt chó là một chiến thuật bán hàng thiếu đạo đức khi thu hút khách hàng bằng những quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao và giá cả thấp nhưng thực tế thì ngược lại. Khi khách hàng ghé thăm cửa hàng thì có thể những mặt hàng/dịch vụ này không có sẵn hoặc khách hàng sẽ bị ép mua một mặt hàng tương tự khác với giá cao hơn. 

Nội dung

Đây được coi là một hình thức gian lận bán lẻ, mặc dù cũng có thể diễn ra trong nhiều bối cảnh khác. Nhiều quốc gia có luật chống lại hành vi bán hàng "treo đầu dê bán thịt chó" này, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp xảy ra đều có thể cấu thành tội lừa đảo. 

Từ "bait" (mồi câu) trong "bait and switch" ám chỉ việc một sản phẩm hoặc dịch vụ hữu hình được quảng cáo với giá tốt hoặc có điều khoản hấp dẫn và đáng chú ý. Khi khách hàng đến cửa hàng hoặc văn phòng để hỏi về giá hoặc thông tin được quảng cáo, người bán sẽ cố gắng bán cho khách hàng một sản phẩm đắt tiền hơn hoặc chất lượng không tương xứng, có thể hiểu là "switch" (chuyển đổi).

Chiến thuật "treo đầu dê bán thịt chó" có thể bị kiện ở nhiều quốc gia như Mỹ, Anh và Canada như một hình thức quảng cáo sai lệch. Tuy nhiên, tại Mỹ, việc doanh nghiệp quảng cáo lôi kéo khách hàng với một mặt hàng có số lượng hạn chế (ví dụ, chiến thuật hàng bán chịu lỗ) là hoàn toàn hợp pháp. Miễn là họ cũng nói rằng số lượng là có hạn và sẽ giúp người mua hàng có thể mua mặt hàng đó trong tương lai (rain check) nếu như mặt hàng đã bán hết. 

Ví dụ về hành vi treo đầu dê bán thịt chó

- Trong bất động sản, một số nhà môi giới vô đạo đức có thể quảng cáo một tài sản với mức giá tốt đến mức khó tin để thu hút những người mua. Tuy nhiên, một khi khách hàng đã mắc câu, tài sản được đề cập lại không thể mua được nữa. 

- Trong các nhà hàng và siêu thị, người ta đã phát hiện có khoảng một phần ba số cá được bán dưới dạng một loại cá khác có giá rẻ hơn.

- Các khách sạn cung cấp mức giá thấp để thu hút khách hàng, nhưng không tiết lộ các loại phí phát sinh khác.

- Các headhunter có thể đăng các công việc hấp dẫn nhưng là giả, với mục đích thu thập các hồ sơ xin việc. 

(Theo Investopedia)

Ích Y

101 chiêu trò

Sắp tới sinh nhật con gái tròn 1 tuổi nên anh Nguyễn Hoài Nam ở Hà Đông, TP Hà Nội muốn mua vài món hải sản để tổ chức bữa tiệc gia đình. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 vẫn phức tạp nên anh không ra chợ mà lên mạng tìm mua hàng online. Anh Nam gõ từ khoá “Chợ hải sản”, ngay lập tức hàng trăm “gian hàng” bán hải sản trên mạng xã hội xuất hiện. Thấy một chủ tài khoản đăng hình ảnh những con tôm vừa to vừa tươi rói đang bơi trong chậu nước, quảng cáo giá cả phải chăng, vận chuyển nhanh chóng nên anh Nam gọi điện cho người này đặt hàng.

Qua những lời lẽ như rót mật vào tai, anh Nam chuyển khoản trước 5 triệu đồng để đặt cọc mua tôm, cua, mực và cá. Theo lịch hẹn 24h sau anh Nam sẽ nhận được hàng. Tuy nhiên, hết ngày hôm sau, anh Nam đợi mãi vẫn chẳng thấy tôm cua đâu, gọi điện thì số điện thoại kia đã không thể liên lạc được nữa.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hương ở Long Biên (Hà Nội) chia sẻ: Bây giờ người bán hàng qua mạng có quá nhiều chiêu trò, người mua không biết đâu mà lần. Họ lấy ảnh hàng chuẩn đăng lên mạng xã hội nhằm tạo lòng tin với khách hàng.Nhưng khi giao hàng lại là hàng nhái hoặc kém chất lượng. Khách phản hồi, khiếu nại thì chậm phản hồi, né tránh trách nhiệm, rằng lần sau mua hàng sẽ bù, hoặc khăng khăng hàng đã giao chuẩn như trong ảnh…

“Có lần tôi thấy một chủ tài khoản đăng bán bộ váy rất đẹp lại rẻ nên đặt mua. Ai dè cuối cùng họ giao cái váy nhăn nhúm, còn không bằng hàng thùng, không thể mặc nổi. Tôi phản hồi thì người bán buông luôn 1 câu:Tiền nào của đấy, muốn đẹp, tốt thì ra cửa hàng to mà mua”, chị Hương nói.

Chỉ nên mua hàng tại website rõ ràng

Liên quan đến việc lừa đảo trên mạng xã hội, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin về chủ sở hữu website (tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…), thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng. Nếu mua hàng qua mạng xã hội, cần tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin người bán, hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng...

Chị Hương cho hay, có những shop cho kiểm tra hàng trước khi thanh toán, không ưng thì hoàn lại với điều kiện khách phải chịu phí vận chuyển. Tuy nhiên, không ít shop xài chiêu bọc hàng thật kĩ bằng nhiều lớp giấy gói và băng dính, khiến khách hàng ngại mở ra kiểm. Hoặc khách đi vắng, ship lại gửi đồ ở đâu đó theo yêu cầu của khách, thành ra không kiểm hàng trước khi nhận.

“Mới đây tôi đã phải ngậm đắng nuốt cay khi gặp phải shop bán hàng kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Chả là tôi đặt mua online 2 chiếc vòng tay bằng đá phong thuỷ tại 1 shop có địa chỉ đường 19/5, phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Giá mỗi chiếc vòng hơn 2 triệu đồng. Tôi thấy shop ghi rõ địa chỉ, kèm số điện thoại, lại cam kết cho đổi nếu không vừa nên tin tưởng chuyển tiền mua hàng”.

“Ai ngờ, tôi đặt hàng size 16 thì lại chuyển size 18, đá cũng không đẹp như trong ảnh. Khi tôi liên hệ yêu cầu đổi thì shop lần lữa, chậm phản hồi, rồi không nghe điện thoại. Cảm thấy bị lừa, tôi nhờ người quen đến tìm hiểu địa chỉ trên thì hoá ra, đó là 1 siêu thị tiện ích và không hề có ai bán đá phong thuỷ” - chị Hương ngậm ngùi.

Chuyên gia khuyến cáo gì? 

Trao đổi với PV, Luật sư Lâm Thị Mai Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phân tích, hiện nay tình trạng một số đối tượng lên mạng xã hội “chôm” ảnh, thông tin hàng hoá của những shop có chất lượng uy tín, sau đó đưa về trang facebook của mình để rao bán rất phổ biến.Thủ đoạn của các đối tượng thường là yêu cầu người mua hàng đặt cọc nhưng không giao hàng,“bùng” tiền của khách hoặc giao hàng kém chất lượng không đúng với cam kết.

Đối với trường hợp hàng hoá kém chất lượng, người bán cố tình không để lại địa chỉ, số điện thoại, người mua chỉ giao dịch với shipper. Vì thế khi nhận hàng, nếu không kiểm tra thì khách sẽ không thể phản hồi được.

Để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng qua mạng, người mua nên tìm các shop có uy tín, kiểm tra các thông tin phản hồi (comment) phía dưới của shop rao bán. Trường hợp shop chặn phần phản hồi thì nên cảnh giác. Ngoài ra, khi nhận hàng cần kiểm tra trước, kiểm tra trực tiếp, không nên nhờ người khác . Luật sư Lâm Thị Mai Anh

Treo đầu dê bán thịt chó thể hiện hành vì gì

Luật sư Bùi Phan Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 38/2021 ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích bị xâm phạm từ hành vi quảng cáo sai sự thật, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình, gây ra thiệt hại thì có quyền khởi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi quảng cáo sai sự thật cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại, theo Điều 11 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự.

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị xử lý hình sự đối với cá nhân tái phạm, theo quy định tại Điều 197, Bộ luật Hình sự 2015.

Treo đầu dê bán thịt chó thể hiện hành vì gì
Treo đầu dê bán thịt chó thể hiện hành vì gì

Nội dung anh Nam trao đổi mua tôm nhưng kẻ bán mất tích

Theo Tiền Phong online

Vì sao nói “Treo đầu dê, bán thịt chó”?
Đọc khoἀng: 11 phύt

Trong cuộc sống hàng ngày, khi muốn nόi tới những kẻ thường dὺng những chiêu bài giἀ mᾳo để lừa bịp người khάc, gian lận trάo trở trong buôn bάn, danh không phὺ hợp với thực, người Trung Hoa thường nόi: “Quἀi dưσng đầu, mᾳi cẩu nhục”, câu thành ngữ này được ông cha ta xưa kia dịch sang tiếng Việt là “Treo đầu dê bάn thịt chό”, lai lịch cὐa câu thành ngữ này cό nguồn gốc như sau:

Cάch lу́ giἀi thứ 1:

Đầu tiên hᾶy bàn đến ngưσ̀i thσ̀i Tống (960-1279, Trung Quốc) thưσ̀ng ᾰn uống ra sao?

Chúng ta cùng tìm hiểu vσ́i cᾰn cứ theo các sách “Đông Kinh Mộng Hoa Lục” của học giả Mạnh Nguyên Lão, “Đô Thành Kỷ Thᾰng” của tác giả Mạnh Đᾰ́c Ông và sách “Mộng Lưσng Lục” của Ngô Tự Mục và “Võ Lâm Cựu Sự” của Chu Mật.

Vào thσ̀i nhà Tống, quan đại thần Tô Đông Pha (tên thật là Tô Thức) không chỉ nổi tiếng về một sự nghiệp chính trị, sự nghiệp vᾰn thσ mà còn nổi tiếng về cảm quan trong lĩnh vực ẩm thực.

Thậm chí ông từng cho rᾰ̀ng vẫn muốn ᾰn thử… cá nóc ngay cả khi có nguy cσ phải chết một lần. Không chỉ có sσ̉ thích ᾰn những món lạ, ngon, ông còn sáng tạo ra một món ᾰn gọi là “Đông Pha Trử Tử” (thịt chân giò kiểu Tô Đông Pha).

Khi ấy, có một loại canh phổ biến gọi là canh “kết tình”, khá phổ biến và đưσ̣c ᾰn thưσ̀ng xuyên. Thậm chí có câu “Tam nhật nhập trú hạ, rửa tay nấu kết tình” – ý nói cứ ba ngày xuống bếp thì cần phải nấu loại canh này một lần.

Học sĩ Tô Đông Pha còn có thói quen thích ᾰn thủ lσ̣n. Ông rất thích ᾰn thủ lσ̣n nấu nhừ, sau đó dưσ́i lên thủ lσ̣n một loại sốt làm từ nưσ́c mσ để tᾰng độ chua ngọt.