Tốc độ xe máy trung bình trong thành phố năm 2024

Để đảm bảo an toàn giao thông thì khi tham gia giao thông, tùy từng loại phương tiện và loại đường mà tốc độ di chuyển tối đa cho phép lại khác nhau. Các phương tiện là ôtô, xe máy nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tốc độ xe máy trung bình trong thành phố năm 2024
Mỗi loại xe được quy định về tốc độ tối đa khác nhau. Ảnh: LĐO

Tốc độ tối đa của các phương tiện như ôtô, xe máy tại các khu vực như khu đông dân cư, ngoài khu vực đông dân cư… được quy định khác nhau. Người điều khiển xe cần nắm rõ tốc độ cho phép ở khu vực để không chạy vượt quá tốc độ.

Tốc độ tối đa của xe máy

Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, tốc độ tối đa của xe máy (hay xe môtô) các khu vực cụ thể như sau:

- Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư:

Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60km/h.

Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h.

- Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư:

Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70km/h.

Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60km/h.

- Tốc độ tối đa của xe gắn máy: Không quá 40km/h.

Tốc độ tối đa của xe ôtô

Cũng theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, tốc độ tối đa của xe ôtô cũng được quy định cụ thể như sau:

- Tốc độ tối đa của xe ôtô trong khu vực đông dân cư:

Đối với đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60km/h.

Đối với đường 2 chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h.

- Tốc độ tối đa của xe ôtô ngoài khu vực đông dân cư được quy định cụ thể cho từng loại như hình sau:

Tốc độ xe máy trung bình trong thành phố năm 2024
Tốc độ tối đa của các loại xe ôtô ngoài khu vực đông dân cư. Ảnh chụp màn hình

- Tốc độ tối đa của xe ôtô trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h.

Thông tư này cũng quy định, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

TTO - Thông tin xe gắn máy chỉ được chạy tối đa 40km/h đang gây ra nhiều tranh luận trái chiều. Nhiều người cho rằng đây là quy định "gây cười" vô lý, nhưng việc này là xuất phát từ hiểu sai khái niệm môtô (xe máy) và xe gắn máy.

Tốc độ xe máy trung bình trong thành phố năm 2024

Theo quy chuẩn, xe 2 bánh sử dụng động cơ dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên là môtô (còn gọi là xe máy), được chạy tốc độ tối đa 50-70km/h tùy theo loại đường - Ảnh: TTO

Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới vừa được Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 15-10 tới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn về tốc độ tối đa được phép của xe máy.

Điều 8 thông tư quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá 40km/h. Nhiều người hiểu nhầm rằng quy định trên là áp dụng cho xe máy theo cách hiểu thông thường là xe 2 bánh gắn động cơ đốt trong sử dụng xăng mà đa số người dân sử dụng hiện nay.

Tuy nhiên, theo đại diện Bộ GT-VT, cách hiểu như trên là không chính xác khi gộp chung các loại xe 2 bánh gắn động cơ thành xe máy.

Theo điều 3.40 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN:41/2016/BGTVT - gọi tắt là quy chuẩn 41), xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 bánh hoặc 3 bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu dẫn động bằng động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3 (50 phân khối).

Với môtô, điều 3.39 quy định: Môtô (còn gọi là xe máy) là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự di chuyển bằng động cơ có dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên (trên 50 phân khối), tải trọng bản thân xe không quá 400kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 350-500kg đối với xe máy 3 bánh.

Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy đã nêu ở trên.

Tốc độ của môtô (xe máy) được thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau: tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Với đường ngoài khu vực đông dân cư, môtô được chạy tốc độ tối đa 70km/h trên đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Theo quy định của thông tư 31/2019/TT-BGTVT, đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là đường đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường qua khu đông dân cư.

Về tốc độ xe gắn máy, quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT ban hành tháng 2-2007 quy định: tối đa 40km/h trên đường trong khu vực đông dân cư; tối đa 50km/h với đường ngoài khu vực đông dân cư.

Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được chạy tốc độ tối đa xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40km/h.

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29-8-2019, có hiệu lực từ 15-10 tới, giữ nguyên quy định của thông tư 91/2015/TT-BGTVT.

Theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền được phép đặt biển báo tốc độ tối đa linh hoạt theo chiều đường, theo từng khung thời gian trên một con đường và có thể cho phép chạy vượt tốc độ tối đa trên từng đoạn đường.

Xe máy được chạy tối đa bao nhiêu km?

Tốc độ tối đa của xe máy (xe mô tô) các khu vực Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h. Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư: Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.

Xe máy 100cc chạy tối đa bao nhiêu km h?

Vì tốc độ các dòng xe 100cc khá là nhanh tầm 70-100km/h trọng lượng xe cũng khá là nặng nên bạn cần phải học cách điều khiển xe sao an toàn và đúng luật giao thông.

Xe 200cc chạy tối đa bao nhiêu km h?

"Trái tim" của CD200 là động cơ 194cc, kết hợp với bộ chế hòa khí đơn cho công suất tối đa khoảng 16 mã lực. Mặc dù đồng hồ giới hạn tốc độ ở mức 140 km/h nhưng thực tế thì mẫu CD 200cc chỉ đạt mức 112 km/h nếu sử dụng nhông trước 15 răng, nếu thay đổi nhông trước lên 16 răng thì tốc độ tối đa của xe đạt 224 km/h.

Xe máy được chạy quá tốc độ bao nhiêu?

Căn cứ biển hạn chế tốc độ trên (Cấm vượt quá tốc độ) thì có thể thấy rằng: Ô tô, xe khách, xe tải chỉ được chạy tối đa 50 km/giờ; Xe máy, mô tô, xe ba bánh chỉ được chạy tối đa 40 km/giờ. Nếu các phương tiện trên chạy vượt quá tốc độ này thì bị coi là vi phạm lỗi tốc độ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP.