Tỉnh hà tĩnh có bao nhiêu lễ hội dân gian
Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, thể hiện ước vọng cầu mong vị thần của biển che chở cho người dân được an lành, trời yên biển lặng, đánh bắt được nhiều hải sản. Nghi lễ tại lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)Ngày 26/5, tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, diễn ra Lễ hội Cầu ngư Nhượng Bạn. Đây là lễ hội người dân vùng biển còn lưu giữ trở thành nét văn hóa đặc sắc, được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia là cơ sở pháp lý để địa phương tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị và duy trì lễ hội trường tồn mãi mãi. Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có lịch sử hình thành từ lâu đời, tương truyền có từ khi lập làng Nhượng Bạn thời Trần. Căn cứ các bản sắc phong còn sót lại, lễ hội Cầu ngư Nhượng Bạn có từ thời Nguyễn. Hiện miếu Ngư Ông còn lưu giữ 3 sắc phong thời Nguyễn, được xã Cẩm Nhượng phụng thờ vị tôn thần Nam Hải Nhân Ngư. Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn xuất phát từ nhu cầu cuộc sống cộng đồng, phản ánh ước vọng của người dân địa phương. Thông qua thực hành lễ hội, con người hiểu sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc, thể hiện mong muốn về sự phồn thịnh và niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng. Lễ hội cũng biểu hiện sức mạnh của cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết trong sản xuất và chiến đấu; hướng con người trở về cội nguồn dân tộc, văn hóa.... Rước linh vị ngư ông ra biển tại lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch xã Cẩm Nhượng nhấn mạnh từ bao đời nay, người dân Cẩm Nhượng gắn liền với biển, mưu sinh từ biển. Những lúc gặp khó khăn, ngư dân luôn tin tưởng vào sự che chở, cứu độ của Ngư Ông, để tự tin vượt qua sóng gió, đưa thuyền về đến bến bờ an toàn. Nơi cửa thiêng của miếu thờ Ngư Ông, tấp nập bà con trên bến dưới thuyền hội tụ về đây để sinh hoạt văn hóa tâm linh và những làn điệu hát hò chèo cạn, cầu cho một năm ra khơi vào lộng, mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn. [Hà Tĩnh: Chương trình nghệ thuật khai trương du lịch biển năm 2022] Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn trở thành ngày hội văn hóa tiêu biểu và ngày càng được tổ chức trang trọng, ấn tượng, với quy mô không chỉ ở cấp địa phương. Nhân dân Cẩm Nhượng đã, đang và sẽ tiếp tục chăm lo gìn giữ, tôn tạo Di tích miếu Ngư Ông, tổ chức tốt các hoạt động lễ cầu ngư Nhượng Bạn, xứng đáng là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, tạo ấn tượng thu hút du khách gần xa. Lễ hội được tổ chức rất trang trọng, thu hút đông đảo cộng đồng người dân tham gia với phần lễ và phần hội; trong đó có 4 phần chính nghi thức tế lễ, lễ hội chèo cạn, lễ rước trên biển và lễ tế tại miếu đường. Người dân dâng hương tại khu mộ các ngư ông ở xã Cẩm Nhượng. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)Hiện nay, tại miếu Ngư Ông còn lưu giữ các hiện vật gồm đồ tế khí, thờ tự, châu long, bia mộ cá Ông được làm từ vật liệu có sẵn tại chỗ ở vùng biển như gỗ, đá.... Gắn với lễ hội Cầu ngư Nhượng Bạn có hò chèo cạn được du nhập dưới thời phong kiến. Đây là Di sản Văn hóa Phi vật thể kết hợp giữa dân ca, dân vũ; thể hiện đời sống lao động sản xuất cùng ước vọng cầu ngư của ngư dân đi biển vùng Cửa Nhượng. Trong dịp này, tại xã Cẩm Nhượng diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao như kéo co, bóng chuyền, đua thuyền và các hoạt động khác nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại, du lịch thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân đến tham gia, cổ vũ./. Giữa thong dong của tháng Giêng, tháng Hai tao nhã, trong lất phất của mưa xuân, khắp nơi nơi người người lại rủ nhau đi trẩy hội mùa xuân. Lễ ở trên núi cao, hội ở giữa đồng bằng, lễ ở miền sông nước, hội ở trong lòng người…, tất cả đều thấm đẫm tinh thần dân tộc và tính nhân văn. Dường như tất cả những ai đi lễ cũng đều hướng đến một thế giới tâm linh linh diệu, hướng đến một tinh thần nhân văn sâu sắc để giải thoát hết mọi ẩn ức của năm cũ và hướng về những ngày tháng mới thật bình an… Dâng lễ ở đền Nguyễn Thị Bích Châu.Hà Tĩnh từ bao đời nay đã nổi danh là một vùng “địa linh nhân kiệt” và là vùng giàu truyền thống văn hóa. Trong khoảng 8000 lễ hội truyền thống của cả nước ta, thì Hà Tĩnh cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa rất đặc sắc, chủ yếu là tập trung vào mùa xuân. Ấy cũng chính là một nét nhân văn trong các lễ hội văn hóa ở tĩnh Hà Tĩnh bởi nó thể hiện được sự gắn kết hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Thiên nhiên ở tỉnh Hà Tĩnh vốn vô cùng khắc nghiệt với nắng lửa, mưa chan và mùa xuân chính là một mùa bình yên nhất với bầu không khí ấm áp, thời tiết hiền hậu, cây cối tốt tươi và muôn hoa kheo màu. Chỉ có những cảnh sắc đất trời ấy thì mới gọi về nhiều xúc cảm giao hòa với thiên nhiên nhất trong lòng con người để con người có thể độ lượng quên hết đi những tai ương mà thiên nhiên đã giáng xuống và cùng nhau thể hiện sự tôn trọng với thiên nhiên bằng những nghi lễ truyền thống và cầu xin những ngày tháng mới thật thanh bình. Đó là khoảng thời gian thuận lợi nhất ở trong năm để con người có thể thảnh thơi dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tham gia trọn vẹn vào các lễ hội. Cũng là một thời điểm thích hợp để tổ chức các lễ tế mang tính sùng bái thiên nhiên như những người dân miền biển thì tế các vị thần biển, người dân cấy lúa thì cúng thần nông, cúng thần lúa, cúng thần khai cư…để tỏ lòng biết ơn và cầu xin cho cả một năm được mưa thuận gió hòa và cầu xin phúc thái dân an. Lễ hội là dịp để con người có dịp trở về với nguồn cội. Dẫu là nguồn cội tự nhiên hay là nguồn cội dân tộc thì đều có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng trong tâm thức của những con người Việt. Tùy vào từng địa phương mà mỗi một lễ hội lại mang một nét tiêu biểu và một nét giá trị riêng, nhưng thường là hướng về một đối tượng linh thiêng mà được nhân dân suy tôn như người anh hùng chống ngoại xâm, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, những người đã có công dạy dỗ truyền nghề và giàu lòng cứu nhân độ thế... Lễ hội mùa xuân chính là thời điểm để hội tụ sức mạnh của cộng đồng người Việt, ngưng kết rất nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác. Chúng ta tìm thấy ở trong các lễ hội như: đền Chợ Củi, đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu, đền thờ Vua Mai Hắc Đế, lễ hội Chùa Hương Tích, lễ rước sắc phòng vua Hàm Nghi, chùa Chân Tiên, đền Lê Khôi, lễ hội sỹ - nông - công - thương, lễ hội cầu ngư ở các làng chài… sự linh thiêng và cả những ánh hào quang của sự chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc ở trong quá khứ, những tầng sâu của nền văn minh lúa nước, những cách ứng xử của con người đối với tự nhiên và sự giao hòa của con người đối với thiên nhiên cũng như những khao khát, những ước vọng của con người về một cuộc sống thái hòa. Lễ hội chính là một phần của nền văn hóa và của đạo đức của toàn xã hội, người ta đến với lễ hội không phải chỉ để cầu xin mà còn để thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng vọng đối với các vị anh hùng dân tộc ta, đối với Phật và đối với các vị Thánh Thần và thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên. Không phải chỉ có thế, mà nhiều năm nay ở tỉnh Hà Tĩnh, các thế hệ cũng đang cùng tạo nên những ngày lễ thiêng liêng mới như ngay ở trong đêm giao thừa tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Hà Huy Tập, khu mộ Trần Phú, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác… đều đón hàng trăm, hàng nghìn lượt người về để làm lễ dâng hương và cầu mong sự siêu thoát cho những người con lỗi lạc của quê hương mình và cầu xin sự bình an cho gia quyến. Và chắc chắn rằng nghĩa cử ấy sẽ trở thành một tục lệ, để hàng năm cứ vào giờ khắc ấy ở mỗi một khu di tích, mỗi một khu mộ…đều ấm áp khói hương và ấm áp tình nghĩa đồng bào sâu nặng. Người dân tứ xứ về thắp hương trên khu mộ Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu TrácVới ý nghĩa là giáo dục bài học uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, lễ hội đã diễn ra rất sôi động bằng những sự tích và những công trạng, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, làm cho thế hệ trẻ ngày hôm nay hiểu được công lao to lớn của tổ tiên và thêm tự hào về truyền thống của quê hương đất nước. Dù được lặp lại nhưng năm nào cũng vậy, các bài tế ở trong lễ tế giỗ bà Nguyễn Thị Bích Châu hay ở trong lễ tế Quan Hoàng Mười, Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi và một số lễ tế khác đều sẽ nhắc lại công trạng của các bậc tiền bối để nhằm giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội và hiểu rõ hơn bài học yêu nước, yêu thương giống nòi. Ngoài ra, các lễ hội này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi người ta còn cầu siêu cho cả bách linh của con người và các tổ loài như một nghĩa cử của tình nghĩa đồng bào, của sự biết ơn sâu sắc đối với thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, lễ hội cũng còn là nơi để hội tụ sức sống của dân tộc ta, sức sống của văn hóa Việt từ ngàn đời xưa truyền lại. Lễ hội còn thể hiện được tính nhân văn ở chỗ nó tự thân còn là một nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Chẳng những thế mà những hội hát, những trò chơi đấu võ, đấu vật, cờ người, cờ thẻ hay đua thuyền đầu xuân lại đều thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân với sự háo hức và với tinh thần sáng tạo hết mình. Những phần hội ấy còn là nơi để con người thể hiện niềm mơ ước về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc… Và nhân văn hơn nữa đó là những người tổ chức và những người tham gia vào lễ hội ấy còn có những nghĩa cử để góp phần khôi phục và duy trì lễ hội, trùng tu, bảo quản di tích… Ngày nay, lễ hội với những tầm ý nghĩa, những giá trị tâm linh, văn hóa sâu sắc cũng đã góp phần to lớn trong việc quảng bá và phát triển ngành du lịch. Tỉnh Hà Tĩnh từ lâu nay vốn là một địa chỉ tâm linh hấp dẫn cho các cư dân ở các vùng khác tìm đến. Ngoài những lễ hội truyền thống thì ở đền thờ Nguyền Thị Bích Châu, đền Chợ Củi hay đền Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi…đều mang tính truyền thống, ngày nay đông đảo nhân dân ở các tỉnh còn tìm đến những địa chỉ tâm linh mới như khu di tích Trần Phú, Ngã ba Đồng Lộc, khu di tích Hà Huy Tập… Từ đó, hình ảnh của Hà Tĩnh cũng được nhiều người biết đến hơn, thu hút du khách ngày một nhiều hơn mở ra một hướng đầu tư mới cho ngành du lịch. |