Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024

Hồng cầu cung cấp oxy nuôi dưỡng từ phổi theo dòng máu đến các mô trong cơ thể. Cơ thể tự động tạo ra lượng hồng cầu phù hợp với nhu cầu và có chu trình tự động chết đi liên tục. Tuy nhiên, vì vấn đề nào đó đã khiến việc tạo hồng cầu bị thiết hụt. Vậy hồng cầu thấp có sao không? Làm sao để nhận biết và cải thiện tình trạng này?

Hồng cầu thấp - nguyên nhân do đâu?

Ở người bình thường, chỉ số hồng cầu nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3 tương đương với 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào/l ( tính theo đơn vị quốc tế). Trong đó, chỉ số hồng cầu chuẩn ở nam giới là 4.5 - 6.5 M/μl, nữ giới là 3.9 - 5.6 M/μl và trẻ nhỏ là 3.8 M/μl.

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024

Hình ảnh minh họa chỉ số hồng cầu thấp

Có nhiều nguyên nhân khiến số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn mức bình thường, đó là:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn uống thất thường khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (phổ biến ở các bạn trẻ tuổi hiện nay).
  • Bị mất máu: ở nữ giới do hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng hoặc người bị bệnh loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
  • Người mới thực hiện phẫu thuật dạ dày hoặc cắt bỏ một phần ruột.
  • Do yếu tố di truyền.

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
Nguyên nhân gây ra tình trạng hồng cầu thấp

Ngoài ra, nguyên nhân hồng cầu thấp cũng có thể là do bạn đang sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc hóa trị điều trị ung thư
  • Chloramphenicol - kháng sinh dùng điều trị một số bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn
  • Hydantoin - thuốc trị động kinh
  • Quinidin - thuốc chống rối loạn nhịp tim.

Hồng cầu thấp có nguy hiểm không?

Nhiệm vụ chính của hồng cầu chính là vận chuyển oxy và cân bằng kiềm - toan cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hồng cầu sẽ dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy từ phổi đến các tổ chức đồng thời giảm khả năng vận chuyển khí CO2 từ các tổ chức về phổi để đào thải ra ngoài. Như vậy, mọi người cũng hiểu được hồng cầu trong máu thấp có nguy hiểm không.

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
Hồng cầu thấp khiến cơ thể hay rơi vào trạng thái mệt mỏi

Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có lượng hồng cấp thấp hơn mức bình thường. Bệnh cũng có thể xảy ra nếu hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Trong đó, hemoglobin là protein giàu chất sắt tạo màu đỏ cho máu. Loại protein này giúp hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Các dấu hiệu thiếu máu đó là cơ thể mệt mỏi do không nhận đủ hồng cầu vận chuyển oxy, yếu. Ngoài ra, tình trạng thiếu hồng cầu cũng có thể khiến cơ thể dễ đối mặt với các nguy cơ sau:

  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi dẫn tới suy giảm chức năng tâm thần.
  • Làm rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn so với người có chỉ số hồng cầu bình thường làm gia tăng các bệnh về tim mạch.
  • Khiến tim phải hoạt động, làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng oxy bị thiếu trong máu.

Dấu hiệu, triệu chứng khi chỉ số hồng cầu trong cơ thể thấp

Số lượng hồng cầu thấp hay giảm hồng cầu ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết do triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh lầm tưởng đó là trạng thái mệt mỏi bình thường của cơ thể, các biểu hiện đó như:

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
Da nhợt nhạt hay bị khó thở là một trong dấu hiệu nhận biết hồng cầu thấp

  • Thường xuyên đau nhức đầu
  • Khó tập trung mỗi khi suy nghĩ
  • Có thể khó chịu, bực tức trong người và dễ cáu gắt
  • Cơ thể mệt mỏi hơn so với bình thường hoặc so với khi tập thể dục
  • Khó thở, da nhợt nhạt, nhịp tim tăng
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi vị trí như đang ngồi bỗng nhiên đứng dậy đột ngột.

Chẩn đoán và điều trị bệnh hồng cầu thấp thế nào?

Chẩn đoán

Để biết được chính xác bạn có bị chứng hồng cầu thấp không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm công thức máu RBC – Red Blood Cell. Xét nghiệm này sẽ biết được chính xác mức độ hồng cầu có trong cơ thể.

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp xét nghiệm máu

Điều trị

Thông qua các chỉ số xét nghiệm RBC, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân gây nên tình trạng hồng cầu thấp là gì, mức độ giảm hồng cầu là bao nhiêu, từ đó đưa ra chỉ định hoặc phương pháp điều trị phù hợp như:

  • Sử dụng thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương - Erythropoietin.

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
Điều trị bệnh bằng thuốc

  • Chỉ thực hiện truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng.
  • Trường hợp thiếu máu do thiếu dưỡng chất sẽ được chỉ định dùng thuốc bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12, một số vitamin hay khoáng chất khác.
  • Corticosteroid - thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc điều trị bệnh mắc kèm khác như: thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, tẩy giun,…

Chế độ sinh hoạt và ăn uống cho người hồng cầu thấp

Ngoài việc can thiệp bằng liệu pháp y khoa thì chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày cũng góp phần quan trọng vào việc điều trị chứng thiếu hồng cầu.

Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học không chỉ giúp cải thiện chỉ số hồng cầu mà còn giúp cơ thể có sức khỏe dẻo dai, phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những thay đổi trong lối sống giúp tác động tới chỉ số hồng cầu trong máu đó là:

  • Tránh xa việc hút thuốc lá
  • Uống nhiều nước, cụ thể là 1.5 - 2 lít mỗi ngày

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
Uống nhiều nước là cách cải thiện chỉ số hồng cầu thấp trong máu

  • Hạn chế việc dùng aspirin
  • Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu vitamin
  • Hạn chế độ uống chứa caffein hoặc rượu bia.

Hồng cầu thấp nên ăn gì?

  • Tăng cường sắt cho cơ thể thông qua việc ăn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt gia cầm, cá, thịt, rau có màu xanh, đậu Hà Lan,... đây là câu trả lời cho thắc mắc hồng cầu thấp ăn gì?
  • Bổ sung chất đồng từ các loại thực phẩm như động vật có vỏ, gia cầm và các loại hạt.

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
Bổ sung chất sắt để cải thiện chỉ số hồng cầu

  • Vitamin B12: bổ sung vitamin B12 qua trứng, sản phẩm sữa, ngũ cốc nguyên hạ, cá trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Tập thể dục hàng ngày

Hồng cầu thấp khiến bạn mệt mỏi nhưng hãy cố gắng tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình để cải thiện chỉ số. Việc thường xuyên tập thể dục sẽ giúp quá trình chuyển hóa và tạo máu dễ dàng hơn (chú ý tránh tập các bài tập nặng).

Xét nghiệm và điều trị hồng cầu thấp tại bệnh viện Phương Đông

Khi có những dấu hiệu của bệnh thiếu hồng cầu, bạn cần đến bác sĩ sớm để kiểm tra và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định làm xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Xét nghiệm máu thường quy là xét nghiệm đơn giản và phổ biến nhất trong việc kiểm tra xem chỉ số hồng cầu có bình thường không.

Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
BVĐK Phương Đông với hệ thống xét nghiệm hiện đại giúp pháp hiện chính xác bệnh hồng cầu thấp

Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là trung tâm xét nghiệm có đầy đủ các lĩnh vực như: huyết học – truyền máu, sinh hóa – miễn dịch, vi sinh – sinh học phân tử và giải phẫu bệnh đạt tiêu chuẩn cao, trong đó có xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán bệnh lý ung thư và bệnh lý chuyển hóa.

Mọi xét nghiệm được vận hành theo quy trình xét nghiệm chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt:

  • Lấy mẫu và vận chuyển mẫu an toàn theo quy định
  • Đảm bảo chất lượng mẫu, tránh ảnh hưởng đến kết quả
  • Trả kết quả trong thời gian sớm nhất, hỗ trợ tích cực cho bác sĩ trong điều trị bệnh.

BVĐK Phương Đông - lựa chọn chất lượng y tế và dịch vụ:

  • Quy tụ đội ngũ các bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm công tác tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Máy phân tích huyết học tự động laser 26 thông số - Quintus của Italy, máy Sinh hóa tự động hoàn toàn - AU480 của Beckman Coulter, Mỹ....
  • Thường xuyên có các chương trình ưu đãi hấp dẫn, áp dùng cả BHYT và BHBL giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc hồng cầu thấp có nguy hiểm không và những vấn đề liên quan. Liên hệ hotline 1900 1806 của bệnh viện Phương Đông để được đặt lịch khám sức khỏe.