Thuốc giảm co tử cung khi mang thai

Thuốc chống co thắt tử cung spasmaverine được bác sĩ chỉ định dùng cho bệnh đường tiêu hóa, tiết niệu. Sản phẩm có dạng viên nén và được kê dùng theo toa.

Nước sản xuất: Việt Nam

Nhà sản xuất: Xí nghiệp liên doanh Rhone Poulenc Roser

Dạng bào chế: Viên nén

Kiểu đóng gói: Hộp 3 vỉ x 20 viên nén

Con người ngày càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, thuốc chống co thắt tử cung spasmaverine là sản phẩm đang được bác sĩ chỉ định dùng phổ biến cho các bệnh nhân mắc bệnh về đường tiết niệu, tiêu hóa. Spasmaverine được kê theo toa và cần sử dụng đúng chỉ dẫn để có được hiệu quả tốt.

Thuốc spasmaverine là thuốc gì?

Spasmaverine thường được các bác sĩ kê theo toa để sử dụng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều người đang băn khoăn không biết spasmaverine là thuốc gì? Thực chất, spasmaverine chính là thuốc chống co thắt. Thuốc thường được dùng trong điều trị các chứng đau thắt cổ tử cung, đau bụng dưới, đau bụng và các vấn đề liên quan đến bệnh đường ruột, chứng ruột kích thích…

Thuốc chống co thắt tử cung spasmaverine là sản phẩm được thương hiệu Rhone Poulenc Roser Việt Nam sản xuất. Sản phẩm đã được kiểm định chặt chẽ, được Bộ Y Tế cấp giấy phép lưu hành. Thuốc có dạng bào chế viên nén, thường được bác sĩ kê theo đơn.

Thành phần của thuốc chống co thắt tử cung spasmaverine

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng đầy đủ. Cụ thể sản phẩm có thành phần chính là Alverine citrate với hàm lượng 40mg.

Tác dụng của thuốc spasmaverine

Spasmaverine là sản phẩm có tác dụng trong việc điều trị các bệnh dưới đây:

  • Giúp hỗ trợ điều trị các chứng đau hay co thắt vùng tiết niệu sinh dục
  • Giúp làm co đồng tử để điều trị vấn đề tăng nhãn áp và phì đại tuyến tiền liệt
  • Giảm đau cơn co thắt cổ tử cung như: đau bụng sinh nở, dọa sảy thai, sinh khó, đẻ non, đau bụng kinh…
  • Dùng cho bệnh nhân bị rối loạn đường tiêu hóa, đường mật

Cách dùng – liều dùng của thuốc spasmaverine

Thuốc spasmaverine được các bác sĩ kê đơn sử dụng theo toa. Người bệnh cần sử dụng đúng chỉ dẫn để có được hiệu quả tốt. Thuốc có dạng viên nén và được sử dụng bằng đường uống. Khi uống thuốc nên dùng cả viên cùng với nước lọc, chú ý không được nghiền bẻ thuốc hay tự ý thay đổi liều thuốc.

Về liều lượng sử dụng thì tùy vào từng lứa tuổi, tình trạng bệnh lý ma bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng riêng. Bạn có thể tham khảo liều dùng thông thường của người lớn là mỗi ngày sử dụng 1-3 lần, mỗi lần sử dụng 40mg – 80mg.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc spasmaverine

Trước khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung spasmaverine bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ. Một số lưu ý bạn cần biết khi dùng thuốc như sau:

Chống chỉ định của thuốc spasmaverine

  • Người bệnh dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Người bị đau bụng không rõ nguyên nhân
  • Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
  • Không dùng cho bệnh nhân lệch ruột, tắc ruột
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Người bị huyết áp thấp

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc spasmaverine như sau:

  • Dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay
  • Bị rối loạn hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn
  • Phù thanh quản
  • Sốc
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Hạ huyết áp

Khi gặp phải các triệu chứng bất thường khi sử dụng thuốc spasmaverine thì người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý đúng cách.

Xử lý vấn đề quá liều, quên liều

  • Nếu như người bệnh dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến triệu chứng nhiễm độc atropine. Thế nên, khi có dấu hiệu nghi ngờ thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Nếu như bị quên liều, khi nhớ ra đã gần thời điểm dùng liều tiếp theo thì bệnh nhân nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng liều tiếp theo.

Địa chỉ mua thuốc spasmaverine chất lượng, giá tốt?

Spasmaverine là một loại thuốc phổ biến và đang được bán tại rất nhiều hiệu thuốc, cơ sở y tế trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc tìm đến cơ sở uy tín để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng, giá hợp lý. Trong đó, đến với GLAD HEALTH chính là sự lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm thuốc chống co thắt tử cung spasmaverine tại GLAD HEALTH cam kết chính hãng, đạt chuẩn chất lượng và có giá niêm yết phù hợp.

Bên cạnh đó, công ty dược phẩm GLAD HEALTH còn có rất nhiều loại thuốc biệt dược và thực phẩm chức năng chính hãng được các khách hàng tin dùng. Sản phẩm của chúng tôi được nhập khẩu từ các nước như Canada, Mỹ, Ấn Độ… và sản phẩm sản xuất bởi các nhà máy uy tín trong nước. Đồng thời, những khách hàng ở xa có thể đặt mua hàng online, được đội ngũ Dược sĩ tư vấn tận tình và đực giao hàng tận nơi.

Trên đây là thông tin về thuốc chống co thắt tử cung spasmaverine đang được kê đơn sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng tốt giúp giảm đau các cơn co thắt vùng tiết niệu, đường tiêu hóa. Hiện sản phẩm chính hãng đang được bán tại glh.vn, mời quý khách nhấn mua hàng trên web nhé!

Biên dịch: Vân Trần

Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng

Những cơn co tử cung có liên quan đến sự co thắt và dày lên của cơ tử cung. Cơn đau hay cơn co thắt thường bắt đầu xuất hiện ở thắt lưng và lan ra phía trước. Sản phụ có thể có cảm giác đau như đau bụng kinh và/ hoặc đau lưng. Tuy nhiên cảm giác này có thể khác nhau ở mỗi sản phụ.

Các kiu cơn co t cung

Bạn có thể đã nghe những tên gọi khác nhau của cơn co tử cung. 

Cơn co Braxton Hicks

Cơn co Braxton Hicks là cơn co chuyển dạ giả [cơn co sinh lý], thường xuất hiện ở tuần thứ 6 và càng cảm nhận rõ hơn ở tam cá nguyệt 2 hoặc tam cá nguyệt 3 của thai kỳ. Nó là một dấu hiệu bình thường ở thai kỳ, để cơ thể sẵn sàng cho chuyển dạ và không làm thay đổi cổ tử cung.

Đặc điểm cơn co Braxton Hicks

  • Cơn co chủ yếu xuất hiện ở bụng hơn ở lưng
  • Không đều, không xảy ra thường xuyên và không tăng dần về cường độ
  • Không đau đớn nhưng khiến sản phụ không thoải mái
  • Giảm khi nghỉ ngơi, đi bộ hoặc đi tiểu

Nguyên nhân gây cơn co Braxton Hicks

  • Vận động mạnh
  • Mất nước
  • Nhịn đi tiểu
  • Quan hệ tình dục

Làm gì khi có cơn co Braxton Hicks?

Những biện pháp sau có thể giúp bạn làm dịu đi hoặc cảm thấy dễ chịu hơn khi có cơn co Braxton Hicks

  • Uống nước để bù lại nước cho cơ thể
  • Tập hít thở đều đặn
  • Thay đổi tư thế hoặc mức độ hoạt động [từ ngồi chuyển sang đi bộ, từ vận động sang nghỉ ngơi]
  • Thư giãn, đi massage, tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách hoặc chợp mắt một chút.

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Cơn co chuyn d sinh non

Đây là cơn co thực sự, xảy ra đều đặn trước  37 tuần [trước khi đủ thai tháng]. Trong một vài trường hợp, cơn co này có thể dẫn đến sinh non.

Đặc điểm cơn co chuyển dạ sinh non

Nếu bạn có các dấu hiệu sau, có thể bạn đã có cơn co chuyển dạ sinh non

  • Có hơn 5 cơn co gây đau mỗi giờ
  • Cơn co tử cung thường xuyên, đều đặn
  • Bụng cứng hơn
  • Cảm thấy giống đau bụng kinh
  • Chảy máu hoặc dịch âm đạo
  • Đau âm ỉ vùng hông lưng dưới
  • Đau và căng tức bụng
  • Cảm giác đè nặng vùng chậu
  • Vỡ ối

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nguyên nhân gây cơn co chuyn d sinh non

Yếu tố nguy cơ của cơn co chuyển dạ sinh non gồm:

  • Tiền sử sinh non trước đây
  • Đa thai [sinh đôi, sinh ba]
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn
  • Chiều dài cổ tử cung ngắn
  • Căng thẳng nhiều
  • Nhiễm trùng
  • Tình trạng bất thường nhau thai, cổ tử cung hoặc tử cung
  • Lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, dùng thuốc trong thai kỳ, lạm dụng chất kích thích, béo phì.

Làm gì khi có cơn co chuyển dạ sinh non?

Để giảm nguy cơ sinh non, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau cho đến khi gặp được bác sĩ.

  • Uống đủ nước vì mất nước cũng là nguyên nhân gây ra cơn co
  • Tắm nước ấm sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn
  • Không nên nằm ngửa. Bạn nên nằm nghiêng một bên và dùng gối kê phía sau lưng
  • Theo dõi cơn co trong 1 giờ. Hãy đếm số phút từ lúc bắt đầu có 1 cơn co đến khi có cơn co kế tiếp. Nếu bạn có hơn 4-5 cơn/giờ, đó là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Cơn co chuyển dạ tiềm thời

Sản phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu, giống nhu đau bụng kinh từ nhẹ đến vừa. Cổ tử cung mở 4cm ở giai đoạn này.

Đặc điểm cơn co chuyển dạ tiềm thời

Sau đây là 1 số triệu chứng phổ biến, nhưng không phải giống nhau ở tất cả phụ nữ có thai

  • Cơn co không đều, khoảng 30-40 giây/cơn
  • Cơn co không đều, cách nhau 5-20 phút
  • Đau âm ỉ ở lưng
  • Cơn co thắt mạnh
  • Khó thở
  • Cảm giác đè nặng vùng chậu
  • Đau lan từ sau ra trước

Phụ nữ sinh con lần đầu có thể chuyển dạ tiềm thời trong vài giờ mà không có bất kỳ sự thay đổi cổ tử cung nào. Bạn nên đến bệnh viện hoặc gọi bác sĩ.

Cơn co chuyển dạ hoạt động

Đây là những cơn co gây đau rõ rệt và là dấu hiệu sắp sinh. Cổ tử cung mở 4-10 cm ở giai đoạn này.

Đặc điểm cơn co chuyển dạ hoạt động

Những triệu chứng sau đây gợi ý cơn co chuyển dạ hoạt động:

  • Cơn co kéo dài 50-75 giây
  • Cơn co cách nhau 2-3 phút
  • Cảm giác đè nặng và đau lưng vì em bé đang lọt
  • Cảm giác muốn rặn mạnh

Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, ớn lạnh, bốc hỏa, đầy hơi và nôn.

Nguyên nhân của cơn co chuyển dạ hoạt động là gì?

Do tuyến yên tiết oxytocin, kích thích cơ tử cung co- giãn thúc đẩy đầu em bé áp vào cổ tử cung, dẫn đến cổ tử cung xóa mở nhiều hơn.

Cơn co chuyển dạ thực sự

Đây là giai đoạn đau đớn nhất của chuyển dạ. Giai đoạn này kéo dài 60-80 giây, mỗi cơn đau cách nhau 2-3 phút. Cổ tử cung mở 7-10cm. Cơn co xuất hiện cùng với áp lực đè nặng ở âm đạo và trực tràng. Bạn có thể buồn nôn, nôn và run rẩy.

Làm thế nào để dễ chịu hơn trong suốt quá trình chuyển dạ?

Những biện pháp sau đây giúp bạn làm dịu đi những cơn co gây đau:

  • Đi tắm
  • Đi bộ hoặc thay đổi tư thế
  • Uống nước vì điều này cũng có thể giúp có đủ năng lượng trong quá trình sinh con
  • Nghỉ ngơi
  • Ăn uống đủ chất
  • Nhờ một ai đó massage lưng và chân có thể giúp bạn dễ chịu hơn
  • Thiền, yoga, thư giãn cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách giảm đau, như uống thuốc và/hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Những gì sẽ diễn ra khi bạn đến bệnh viện?

Bạn đến bệnh viện sau khi có cơn co thực sự, đây là những gì có thể diễn ra:

Bạn sẽ được xếp vào phòng chờ sinh, gắn 2 monitor trên bụng để theo dõi tim thai và cơn co tử cung.

Bạn sẽ được hỏi về những triệu chứng liên quan đến cơn đau, tần suất và cường độ cơn co. Điều dưỡng sẽ khám cổ tử cung và nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ hoạt động sẽ chuyển qua phòng sinh.

Sau đó điều dưỡng sẽ gọi bác sĩ và nhận y lệnh ngay khi có.

Các câu hỏi thường gặp

Các cơn co có gây đau không?

Điều đó phụ thuộc vào kiểu cơn co bạn đang gặp phải. Cơn co chuyển dạ thực sự thường đau hơn cơn co Braxton Hicks. Nhưng cường độ đau khác nhau ở mỗi người.

Cơn co Braxton Hicks có thể trở thành cơn co thực sự không?

Cơn co Braxton Hicks không thể trở thành cơn co thực sự vì nó là cơn co giả và không làm xóa mở cổ tử cung.

Vậy cơn co thực sự bắt đầu khi nào trong thai kỳ?

Cơn co thực sự bắt đầu sau tuần thứ 37. Nếu nó xảy ra sớm trước tuần 37, đó là cơn co chuyển dạ sinh non.

Hiểu được sự khác biệt giữa các cơn co sẽ giúp bạn giảm lo sợ, đồng thời có thể tìm cách giải quyết nó. Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ. Hãy giữ bình tĩnh, thư giãn và lắng nghe cơ thể mình.

Tài liệu tham khảo

www.momjunction.com/types-of-contractions-during-pregnancy-and-their-implications

Video liên quan

Chủ Đề