Để tuyến sữa phát triển khi mang thai

Làm mẹ ai cũng muốn con mình được bú sữa mẹ ngay từ những giây phút đầu đời. Cũng vì mong muốn ấy mà sau khi sinh không có sữa khiến các mẹ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu, bài viết sau sẽ giúp các mẹ tìm được lý do để biết cách gọi sữa về.

1. Lý giải khoa học hiện tượng không có sữa cho con bú

Không có sữa cho con bú được hiểu là bầu ngực của mẹ không có sữa tiết ra để cho con bú mặc dù con đã bú rất nhiều và rất lâu nhưng sữa vẫn không ra. Hiện tượng này được lý giải một cách khoa học là do sự thiếu hụt của hai hormone: Prolactin tạo sữa và Oxytocin tiết sữa.

Sau khi sinh, một số mẹ dù đã cho con bú rất nhiều nhưng vẫn không có sữa

Trong quá trình mang thai, sữa đã được sản xuất và lưu trữ dần ở các nang sữa từ bầu ngực người mẹ. Sữa sẽ tiết ra khỏi bầu ngực khi con chào đời và bú mẹ. Tuy nhiên, với những mẹ không có sữa thì tức là hai hormone này không được sản sinh hoặc sản sinh ít nên tuyến sữa trong bầu ngực mẹ không thể thực hiện hết được chức năng của mình.

Ngoài ra, một số trường hợp mất sữa ngay sau khi sinh là do chưa hoàn chỉnh cơ chế tạo sữa và quy trình tạo sữa cũng bị ảnh hưởng. Điều này chủ yếu xảy ra ở các trường hợp sinh non. Sự chào đời đổi đột ngột của em bé không theo đúng thời gian dự sinh khiến cho lượng sữa giảm sút và dần dần bị mất đi sau khi sinh.

2. Mẹ không có sữa cho con bú là do đâu

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ trong một năm đầu đời. Vì thế khi bị mất sữa mẹ cho con, tâm lý chung của các mẹ đều là hoang mang, lo lắng, thương con,... Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu? Những tác nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu gồm:

2.1. Mất máu quá nhiều và gặp khó khăn trong quá trình sinh nở

Nếu quá trình sinh nở của mẹ diễn ra khó khăn, mẹ phải sinh mổ, bị băng huyết, chuyển dạ kéo dài,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ. Đây chính là lý do làm mẹ không có sữa cho con bú sau khi sinh. Đặc biệt, nếu khi sinh mẹ bị mất máu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên nên không còn khả năng kích hoạt tiết sữa.

Chuyển dạ kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không có sữa ngay sau sinh

Ngoài ra, khi sinh một số mẹ phải dùng kháng sinh, thuốc giảm đau,... cũng là nguyên nhân làm trì hoãn sự bắt đầu đầu của quá trình tiết sữa sau sinh. Một lý do nữa không thể không nhắc đến là mẹ sinh non làm cho các mô tuyến trong vú không có đủ thời gian để phát triển nên sau sinh không có sữa.

2.2. Căng thẳng trong thời gian dài

Sau khi sinh tâm lý của phụ nữ sẽ có nhiều biến đổi, nếu trải qua một quá trình sinh nở đau đớn, cuộc sống quá bận bịu, con quấy khóc đêm thường xuyên, công việc chịu áp lực nhiều,... thì sẽ khiến mẹ vô cùng căng thẳng. Chính những yếu tố ấy tác động vào làm cho cơ thể của mẹ không thể tiết sữa.

Ngoài ra, áp lực đến từ việc lo lắng không có sữa cho con bú là do đâu tạo cho người mẹ tâm lý bất an, căng thẳng. Nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho mẹ ngày càng ít sữa và thậm chí còn mất sữa vĩnh viễn.

2.3. Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố mất cân bằng có thể do vấn đề về tuyến giáp nhưng hệ lụy của nó lại chính là lượng sữa tiết ra ít hoặc sau sinh không có sữa. Mặt khác, sự phát triển của tuyến vú và khả năng sinh sản của phụ nữ liên quan mật thiết tới hormone estrogen và progesterone.

Quá trình sản xuất sữa khi mang thai chịu tác động bởi yếu tố prolactin còn quá trình chảy của dòng sữa qua ống dẫn tuyến vú lại chịu tác động của oxytocin. Nếu những hormone này thiếu đi vì một lý do nào đó thì quá trình sản xuất sữa mẹ cũng sẽ bị tác động.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc thảo dược nếu dùng trước hoặc sau sinh có thể cản trở việc sản xuất sữa mẹ. Điển hình như thuốc giảm đau khi chuyển dạ làm trì hoãn việc tiết và không có sữa sau sinh; dùng thuốc tránh thai sau sinh gây ức chế hormone Prolactin sản xuất sữa; một số loại lá như bạc hà, mùi tây, kinh giới,... có thể gây ức chế việc tiết sữa.

2.5. Lối sống và môi trường

Nếu mẹ chưa biết không có sữa cho con bú là do đâu thì cũng nên xem lại chế độ dinh dưỡng và lối sống của mình. Những người mẹ duy trì chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, vận động ít, sử dụng chất kích thích,... sẽ ít hoặc thậm chí không có sữa vì những yếu tố này tác động làm cho quá trình sản xuất sữa bị ảnh hưởng.

Nên khám bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác không có sữa cho con bú là do đâu nếu quá 1 tuần không thấy sữa về

Ngoài ra, mẹ sống trong môi trường bị ô nhiễm nguồn nước, không khí,... thì việc sản xuất sữa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Để tránh điều này, mẹ nên hạn chế đến nơi đông người hay nơi ô nhiễm môi trường, tránh xa thực phẩm bẩn hoặc bị ôi thiu,...

2.6. Bị sót nhau thai

Nhiều trường hợp đi tìm nguyên nhân không có sữa cho con bú là do đâu một thời gian rất dài mới phát hiện ra bị sót nhau thai trong tử cung. Tình trạng này làm kích hoạt quá trình giải phóng progesterone và estrogen từ đó ngăn chặn quá trình tiết sữa sau sinh bắt đầu. Không những thế, sót nhau thai còn khiến cho người mẹ bị tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu và mất sữa.

2.7. Tiểu đường thai kỳ

Nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh cũng rất dễ không có sữa cho con bú. Điều này được giải thích do Insulin được xem là một hormone quan trọng đối với quá trình sản xuất sữa mẹ. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì nồng độ insulin sẽ dao động và ảnh hưởng đến sự bắt khởi đầu của quá trình tiết sữa.

2.8. Một số yếu tố khác

- Mẹ sinh con khi tuổi tác đã cao thì cơ thể cũng tiết sữa chậm và ít hơn, có trường hợp còn không có sữa cho con bú.

- Cho con bú sai tư thế, sai khớp ngậm ảnh hưởng đến phản xạ tiết hormone sản xuất sữa mẹ là Prolactin đồng thời tác động xấu tới phản xạ tiết hormone bài xuất sữa mẹ. Nếu những việc này được diễn ra đúng thì mẹ sẽ không còn phải băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu nữa vì khi ấy phản xạ xuống sữa mẹ đã được kích thích rất hiệu quả rồi.

3. Gợi ý mẹ cách gọi sữa về cho bé

Thường thì ngay trong quá trình mang bầu, sữa non đã được trữ sẵn trong bầu vú mẹ và trong vòng 40 giờ - 5 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về. Nếu sau sinh khoảng thời gian đó mà mẹ không thấy sữa về cho con bú thì có thể tham khảo một số biện pháp sau:

- Cho con bú hoặc vắt sữa

Cho con bú ngay sau khi sinh hoặc vắt sữa từ vài giờ đầu sau sinh sẽ kích thích cơ thể tiết sữa. Đặc biệt, nếu sữa càng lâu về thì mẹ càng nên cho con bú thường xuyên hoặc cách 1 - 2 giờ hãy vắt sữa để thúc cho sữa mẹ nhanh về hơn.

- Da kề da

Liệu pháp da kề da vừa giúp cải thiện hệ hô hấp cho trẻ vừa kích thích quá trình việc tiết sữa nhanh chóng diễn ra hơn.

- Chườm ấm và massage ngực

Massage hai bầu ngực theo chuyển động tròn từ bên trong ra đến núm vú kết hợp với việc dùng khăn mềm nhúng nước nóng rồi vắt ráo và chườm ấm bầu ngực cũng là biện pháp không nên bỏ qua. Cách làm này không chỉ giúp sữa dễ chảy ra hơn mà còn giúp cho bé nhanh chóng có được khớp ngậm đúng để sữa nhanh về.

- Bú đúng khớp ngậm và tư thế

Tìm hiểu tư thế bế bé và khớp ngậm đúng là việc mẹ nên làm khi đang băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu. Nếu làm đúng những thao tác này tức là mẹ đang giúp cho tuyến sữa được kích thích để nhanh về hơn. Đặc biệt, sau khi bé bú thường chưa hết sữa, nếu mẹ dùng máy hút sữa cạn hết thì sau mỗi cữ bú sữa cũng về nhiều hơn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã tháo gỡ được khúc mắc không có sữa cho con bú là do đâu để giúp các mẹ tìm được cách gọi sữa về cho con. Nếu đã thực hiện những biện pháp hỗ trợ trên mà không đạt hiệu quả, mẹ nên tìm đến bác sĩ sữa mẹ hoặc tổng đài 1900 56 56 56 để được bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chính xác.

Sữa non là loại sữa được mẹ tiết ra đầu tiên sau khi sinh. Sữa non chứa thành phần dinh dưỡng cực kỳ cao và chứ nhiều kháng thể – Protein miễn dịch trong cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút khi cơ thể bị nhiễm. Tác dụng của sữa non còn giúp tăng trưởng và hỗ trợ sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Đồng thời tăng cường miễn dịch, và cải thiện các bệnh lý về đường ruột trong suốt cuộc đời. Vậy mẹ tiết sữa non khi mang thai như thế nào? Hãy cùng ThS. BS. Nguyễn Trung Nghĩa tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Sữa non thường sẽ có màu hơi vàng hoặc hơi vàng cam. Bởi vì sữa có chứa hàm lượng beta-carotene cao. Nếu mẹ nào đã từng sinh con, có thể nhận thấy được sữa non có tính chất đặc hơn sữa mẹ. Vì thế mà sữa non cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa mẹ.

Sữa non có độ đặc và màu đậm hơn so với sữa mẹ bình thường

Đôi khi, máu trong ống dẫn sữa có thể rỉ một ít vào sữa non. Vì thế sữa sẽ có thể có màu đỏ, hồng, nâu, hoặc màu gỉ. Nó không xảy ra ở hầu hết phụ nữ mà chỉ trên một vài người. Mẹ cứ yên tâm vì lượng máu này rỉ rất ít. Vì thế không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn chưa phần nào an tâm, vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ khi thấy dịch sữa có tiết ra máu hoặc quầng, núm vú sẽ có sự thay đổi màu sắc.

Mẹ tiết sữa non khi mang thai như thế nào? Đối với nhiều phụ nữ, thay đổi ở ngực là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Và ngực sẽ tiếp tục thay đổi trong cả quả trình mang thai.

Khi mang thai, nội tiết tố estrogen và progesterone đóng vai trò quan trong trong việc thay đổi các mô ở tuyến vú, và quá trình tạo tiết sữa khi mang thai. Cụ thể estrogen kích thích sự phát triển của các tế bào tuyến vú đồng thời kích thích tiết nội tiết tố prolactin có tác dụng kích thích nở ngực và sản xuất ra sữa. Progesteron sẽ hỗ trợ hình thành và phát triển các tế bào sản xuất sữa trong các tuyến vú.

Sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone giảm mạnh. Tuy nhiên mức prolactin lại tăng lên, tiếp tục kích thích vú tiết sữa đều đặn.

Sự thay đổi của tuyến vú ở 3 tháng giữa thai kỳ?

Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, vú của mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa. Mẹ đôi khi sẽ thấy những giọt nước nhỏ hơi đục trắng hoặc có màu vàng nhạt trên núm vú. Đó chính là sữa non, loại sữa đầu tiên mẹ tiết ra khi mang thai. Đồng thời do tuyến vú cần phát triển nhiều, mẹ sẽ thấy da dưới vú nối rõ các mạch máu xanh, đỏ.

Sự thay đổi của tuyến vú ở 3 tháng cuối thai kỳ?

Ở tháng thứ 8 thai kỳ, ngực của mẹ vẫn tiếp tục phát triển và mẹ bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn. Trong tháng này, cơ thể sẽ sản xuất nội tiết tố prolactin. Loại nội tiết tố này sẽ chủ yếu kích thích sản xuất sữa ở các tuyến vú. Lúc này, mẹ có thể sẽ bị rò rỉ sữa non từ ngực. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ sẽ có cơ địa khác nhau. Vì thế, có những mẹ sẽ không có tình trạng rò rỉ này. Đây không phải đấu hiệu cho thấy rằng mẹ rò rỉ sữa khi mang thai là nhiều sữa hơn so với những mẹ khác.

Rò rỉ sữa non khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến

Đến tháng thứ 10, nhờ sự tăng vượt trội của nội tiết tố estrogen và progesterone, ngực của mẹ đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị cho em bé bú. Gần ngày sinh, núm vú sẽ bắt đầu rò rỉ sữa non nhiều hơn.

Một số trường hợp núm vú của phụ nữ bị tụt vào bên trong khi mang thai. Núm vú trông giống như lúm đồng tiền. Mẹ đừng lo lắng chuyện này. Hãy khai báo với bác sỹ quản lý thai nghén của mẹ. Họ sẽ tư vấn cách cho con bú để núm vú trở lại bình thường.

Những thắc mắc thường gặp

Chúng ta đều đã biết đặc điểm của sữa non, song vẫn có một số trường hợp đặc biệt khiến mẹ bầu lo lắng.

Sữa non trong như nước có phải là dấu hiệu bất thường?

Bình thường, sữa non sẽ có màu trắng đục, màu cam, màu vàng hoặc màu vàng nhạt. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại tiết sữa non có màu trong suốt, hoặc trong như nước. Đây không phải là hiện tượng đáng lo ngại, song nó cũng phản ánh cơ thể mẹ bầu đang bị thiếu chất. Mẹ nên đến các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán chính xác.

Dấu hiệu tiết sữa non là gì?

Các mẹ có thể dễ dàng nhận biết mình có đang tiết sữa non hay không bằng cách quan sát cơ thể:

  • Đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti, trông giống như mụn.
  • Ngực căng cứng, đau.
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Khi có những dấu hiệu này, 1-2 tuần sau mẹ sẽ bắt đầu tiết sữa non khi mang thai.

Ra sữa non một bên có làm sao không?

Cơ chế khiến mẹ bầu tiết sữa non khi mang thai là do hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa sau khi sinh em bé, tên là prolactin, bắt đầu hoạt động. Thường là trong tam cá nguyệt thứ ba, hormone này sẽ hoạt động nhiều nhất. Cơ thể của mẹ bầu sẽ thích ứng dần dần với những sự thay đổi trong quá trình mang thai, bao gồm cả việc sản xuất sữa. Chính vì vậy, một số trường hợp tiết sữa non khi mang thai chỉ xuất hiện ở một bên vú. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Xem thêm: Galactorrhea [Hội chứng đa tiết sữa] là gì? Câu trả lời từ bác sĩ

Có sữa non có phải có thai không?

Nhiều chị em phụ nữ nhận thấy ngực có tiết chất lỏng màu trắng nên nghi ngờ đấy là sữa non và cũng là dấu hiệu có thai. Kỳ thực, hiện tượng tiết sữa non khi mang thai chỉ xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ; mà cụ thể là sau tháng thứ 7. Chính vì vậy, việc tiết dịch màu trắng có thể là dịch của tuyến vú.

Đây là dấu hiệu của việc sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc: ngừa thai, an thần, chống trầm cảm 3 vòng, thuốc hạ huyết áp reserpine làm ức chế thụ thế dopamine. Nếu dịch của tuyến vú có màu bất thường, lẫn máu,… bạn nên đi bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Việc nặn ra sữa non có an toàn không?

Lượng sữa non nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người và nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, các mẹ bầu không được tự ý nặn ra sữa non hoặc vệ sinh vú không đúng cách. Điều này sẽ gây kích thích tử cung chuyển dạ sớm, sinh non và nhiều nguy hiểm khác.

Sữa non khi mang thai được chăm sóc như thế nào?

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, ngực của mẹ sẽ tiết sữa non. Vài ngày sau, sữa non sẽ thay đổi thành sữa mẹ bình thường và ngực mẹ cũng cảm thấy no tròn hơn.

Ngực vừa mới lúc sinh có thể trở nên to và nặng, Thậm chí đỏ ửng, sưng đau và cứng cho dù mẹ có cho con bú hay không. Tuy nhiên, nếu mẹ không kích thích vú nhờ việc cho con mút núm vú, ngực của mẹ có thể bị căng cứng hơn. Sữa không tiết ra được bị ứ lại làm tăng nguy cơ cao phát triển thành viêm vú. Để giảm bớt căng thẳng, mẹ có thể áp dụng:

  • Lấy tay mát xa vú, và vắt một ít sữa cho vào bình.
  • Khi cho con bú, lấy khăn lạnh nén lên vú để giảm đi sự khó chịu cho mẹ.
  • Sử dụng dụng cụ vắt sữa hoặc áo ngực hỗ trợ.
Mẹ bầu có thể dùng dụng cụ hỗ trợ vắt sữa khi mang thai

Sữa non có hàm lượng dinh dưỡng như thế nào?

  • Sữa non tuy lượng ít nhưng lại chứa dinh dưỡng cực kỳ cao và đậm đặc. Nó được xem như siêu thực phẩm rất cần thiết cho em bé ở những ngày đầu đời. Sữa non còn giúp hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh, giúp bé chống lại vi khuẩn xâm nhập và giảm tối thiểu bệnh tật mắc phải.
  • Chứa hàm lượng protein cao hơn, ít chất béo và đường hơn so với sữa mẹ chuyển tiếp sau đó. Vì thế sữa non dễ tiêu hóa hơn, phù hợp cho bé ở những ngày đầu chào đời.
  • Chứa nhiều kháng thể và các thành phần miễn dịch khác. Vì thế, người ta còn ví sữa non có tác dụng như là thuốc chủng ngừa đầu tiên của em bé. Đặc biệt, hàm lượng cao immunoglobulin A có trong sữa non còn giúp bảo vệ đường tiêu hóa của em bé. Điều này giúp em bé chống lại viêm đường ruột, rối loạn tiêu hóa.
  • Còn là thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp kích thích đường ruột và tống nhanh phân su ra khỏi đường ruột.
Sữa non có tác dụng như là thuốc chủng ngừa đầu tiên của em bé

Cho em bé bú sữa non đã đủ chưa?

Mặc dù mẹ chỉ tạo ra một ít lượng sữa non sau khi sinh. Mẹ vẫn nên cho bé bú thường xuyên nhất có thể trong giai đoạn này. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Trên thực tế, một ít sữa non thôi đã đủ tất cả những gì em bé cần trong vài ngày đầu. Mẹ không cần phải và không nên đợi cho đến khi sữa chuyển thành sữa mẹ thông thường mới bắt đầu cho bé bú.

Hiện tượng tiết sữa non khi mang thai kéo dài trong bao lâu?

Giai đoạn sữa non kéo dài khoảng từ 2 đến 5 ngày và chuyển tiếp thành sữa mẹ thông thường. Khi chuyển tiếp, mẹ sẽ thấy sự gia tăng lớn về lượng sữa mẹ, phù hợp cho dạ dày của em bé ở những ngày sau. Tuy nhiên, sữa non không mất hẳn mà vẫn còn trộn một ít chung với sữa mẹ. Vì vậy tuy không được gọi là giai đoạn sữa non, nhưng sữa non vẫn tiếp tục được trộn lẫn trong sữa mẹ trong khoảng 6 tuần. Nhiều mẹ bầu lầm tưởng lúc này sữa non trong như nước nhưng thực tế không phải như vậy.

Sữa non [bên trái] kéo dài khoảng từ 2 đến 5 ngày và chuyển tiếp thành sữa mẹ [bên phải]

Mẹ có nên bổ sung sữa công thức cho trẻ sơ sinh những ngày đầu?

Mẹ có thể nghĩ rằng em bé nhận không đủ sữa mẹ trong vài ngày đầu đời. Bởi vì lượng sữa non chỉ tiết ra một ít mỗi ngày. Nếu đây là lần đầu mẹ mang thai, mẹ sẽ rất lo lắng sợ con mình bị đói. Trên thực tế, em bé không cần một lượng sữa nhiều hơn. Bởi vì dạ dày trẻ mới sinh rất nhỏ. Bên cạnh đó hàm lượng dinh dưỡng ở sữa non lại cực kỳ cao. Vì thế, nếu em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng, bé thật sự không cần thiết để bổ sung sữa bột [sữa công thức] trong giai đoạn sữa non.

Việc bổ sung sữa công thức mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Nếu em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng, bé thật sự không cần thiết để bổ sung sữa công thức trong giai đoạn sữa non. Trong trường hợp nếu em bé sinh non tháng hơn. Và buồng vú chậm trễ sản xuất sữa mẹ hoặc trường hợp em bé có những vấn đề sức khỏe khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ. Bác sỹ sẽ tư vấn cho mẹ liệu có cần bổ sung thêm bất kỳ loại sữa nào khác hay không.

Sữa non là sữa mẹ đầu tiên, và là nền tảng hỗ trợ sức khỏe cho con yêu của mẹ. Bằng cách cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh; và cho con bú thường xuyên trong giai đoạn sữa non. Điều này còn giúp mẹ sản xuất nguồn sữa về sau tốt hơn.

Xem thêm: Cho trẻ bú mẹ đúng cách và hiệu quả: Bé có thể bú mẹ đến khi nào?

Video liên quan

Chủ Đề