Mang thai 3 tháng đầu ăn khế được không

Quả khế có thể ăn được trong thai kỳ và hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh. Nó là một nguồn giàu vitamin A, C và E. Nó cũng chứa canxi, kali, phốt pho, axit folic, natri, magiê và chất xơ. Loại quả này giúp giảm đau đầu, sốt, ho và tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Qủa khế là gì?

Quả khế là một loại trái cây được tìm thấy ở Malaysia, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Philippines và Ấn Độ. Toàn bộ trái cây có thể ăn được. Nó có thể được dùng để nấu ăn và có thể được tiêu thụ ở dạng nước trái cây.

Ăn quả khế có tốt khi mang thai không?

Ăn khế được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho một số bệnh do các đặc tính dược phẩm. Nó có vị hơi chua giống như vị của mận, dứa hoặc chanh. Nó có đầy đủ các lợi ích dinh dưỡng và thậm chí tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người mắc bệnh thận nên tránh ăn khế vì nó có thể cực kỳ có hại và có thể gây bệnh nghiêm trọng.

Giá trị dinh dưỡng của khế

Trong 100 gram quả khế chứa:

Carbohydrate: 6,7 gram

Chất đạm: 1,04 gram

Chất xơ: 2,08 gram

Vitamin C: 34,4 mg

Vitamin E: 0,15 mg

Canxi : 3 mg

Lợi ích sức khỏe của việc ăn khế với bà bầu

Trong danh sách thèm ăn của bà bầu , khế có thể là một trong số đó. Hương vị chua ngọt của khế làm cho nó trở nên hấp dẫn.

  • Tăng khả năng miễn dịch: Quả khế giúp tăng khả năng miễn dịch. Nó giúp chống lại vi khuẩn và vi rút có hại và do đó ngăn chặn sự sản sinh các gốc tự do trong cơ thể.

  • Tốt cho sức khỏe của mắt: Là một nguồn vitamin A tuyệt vời, quả khế giúp duy trì sức khỏe cho mắt. Nó cũng nuôi dưỡng và bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi nhiễm trùng và rối loạn. 

  • Điều trị rối loạn tiêu hóa: Táo bón là một vấn đề phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải. Ăn khế có thể chữa táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác. Trái cây bổ dưỡng này cũng có thể điều trị tiêu chảy. Nhưng trước khi bạn ăn khế để điều trị các vấn đề tiêu hóa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

  • Giảm huyết áp: Quả khế có hàm lượng kali cao giúp giảm huyết áp khi mang thai. Giảm huyết áp là nguyên nhân chính của đột quỵ tim.

  • Lợi tiểu: Từ thời cổ đại, quả khế đã được dùng như một loại thuốc tự nhiên lợi tiểu, đảm bảo hoạt động trơn tru của đường tiết niệu. Khi mang thai, sẽ còn tốt hơn nếu bạn uống nước ép khế với một chút mật ong.

  • Ngăn ngừa ung thư: Quả khế rất giàu chất chống oxy hóa và do đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư trong thai kỳ.

  • Giảm cholesterol: Nếu ăn khế thường xuyên, nó sẽ giảm thiểu mức độ cholesterol xấu. Nó cũng ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe gây ra do sự hiện diện của cholesterol cao trong cơ thể.

  • Giảm nhiễm trùng miệng: Uống nước ép khế có thể chữa nhiễm virus, cúm và nhiễm trùng miệng. Ăn khế cũng có thể tăng sức chịu đựng và năng lượng.

  • Điều chỉnh hormone và kiểm soát căng thẳng: Ăn khế giúp ngăn ngừa chuột rút ở phụ nữ mang thai. Nó thậm chí còn giúp điều chỉnh các hormone và giúp giảm căng thẳng khi mang thai.

  • Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của em bé: Quả khế là một nguồn vitamin, carbohydrate và khoáng chất phong phú. Tất cả những chất dinh dưỡng này thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong thai kỳ.

Đối với những lợi ích có thể có, khế là một lựa chọn tốt trong thai kỳ. Nó có một hương vị chua ngọt dễ ăn. Nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn đưa nó vào chế độ ăn uống thai kỳ để đảm bảo lợi ích tốt nhất.

Vitamin A với các hợp chất beta-carotene vốn là “thần dược” tự nhiên cho đôi mắt, giúp tăng cường thị lực. Không chỉ giúp mẹ cải thiện khả năng nhìn, vitamin A trong quả khế còn giúp bổ sung vào sự cân bằng vitamin trong cơ thể, giúp mẹ bầu khỏe mạnh và ăn ngon miệng.

Những loại rau quả giàu vitamin A còn giúp tăng sức khỏe và sự tái tạo của các mô, chính vì vậy, chúng rất tốt cho làn da trong thời gian mang thai. Ngoài ra, vitamin A là phần không thể thiếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, vốn dễ trở nên suy yếu trong thời kỳ bầu bí.

2. Vitamin C – “Vũ khí” của hệ miễn dịch

Quả khế rất giàu vitamin C. Trong tự nhiên, ít có chất oxy hóa nào có hiệu quả tốt như vitamin C trong việc ngăn chặn các gốc tự do hủy hoại các tế bào trong cơ thể. Chính vì vậy, việc bổ sung vitamin C là điều không thể bỏ qua nếu mẹ bầu muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giữ được làn da và mái tóc đầy sức sống.

Vitamin C cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, mẹ có thể thêm loại quả có hương vị rất hấp dẫn này vào tủ lạnh của mình để nhâm nhi hàng ngày.

3. Ít calories, không lo béo phì

Tăng cân vùn vụt, mất kiểm soát là nỗi lo lắng của tất cả các bà bầu. Kỳ thực, dù việc ăn trái cây rất được khuyến khích, thậm chí, trái cây cùng rau củ đứng thứ 2 trong tỷ lệ những thực phẩm cần ưu tiên trong thai kỳ. Nhưng với những loại trái cây nhiều chất đường, mẹ vẫn nên cẩn thận vì nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tăng cân không hợp lý. Bà bầu ăn khế ngược lại không cần quá lo lắng, vì lượng calo trong khế rất thấp, lượng đường cũng không quá nhiều.

4. Chất xơ ngăn ngừa táo bón

Táo bón trong thai kỳ có thể dẫn đến một vấn đề vô cùng phiền toái khác, đó là bệnh trĩ. Để ngăn ngừa điều này, việc bổ sung thêm nhiều chất xơ là việc vô cùng cần thiết. Đó chính là lý do các chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu khuyên mẹ nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây vào chế đô ăn của mình.

Khế là loại quả dân dã quen thuộc với người dân Việt. Với vị chua ngọt thanh mát, kích thích vị giác, có công dụng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo các chuyên gia, bà bầu ăn khế trong giai đoạn mang thai là an toàn và có lợi cho thai nhi. Tuy vậy, các bà bầu mắc bệnh đau dạ dày hoặc bị thận thì không nên ăn khế.

Hôm nay hãy cùng Medplus tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng, công dụng và những lưu ý khi bà bầu ăn khế bạn nhé.

Bà bầu ăn khế có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng của quả khế

Là loại trái cây khá phổ biến với vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng, rất dễ ăn. Có một vài ý kiến cho rằng không nên ăn khế nhiều vì lo vị chua của khế sẽ ảnh hưởng đến bao tử, hơn nữa độ dinh dưỡng trong khế sẽ không bằng các loại quả như táo, lê, cam,…Tuy nhiên theo nghiên cứu, quả khế chứa một lượng nhiều các chất dinh dưỡng tốt như:

  • Vitamin A vô cùng tốt cho mắt
  • Vitamin C chống sự oxy hóa cho cơ thể
  • Pectin có tác dụng ngừa bệnh viêm gan
  • Kali giúp ổn định huyết áp cao trong quá trình mang thai
  • Sắt phòng ngừa tình trạng thiếu máu
  • Chất xơ ngăn ngừa táo bón
  • Canxi giúp cho xương khỏe mạnh

5 công dụng khi bà bầu ăn khế mang lại

1. Mắt sáng và khỏe

Nhờ vào lượng vitamin A vốn có, bà bầu ăn khế rất tốt cho mắt. Bên cạnh việc giúp mắt sáng và khỏe hơn, khế còn có khả năng bảo vệ mắt tránh các tình trạng rối loạn hay nhiễm khuẩn, nuôi dưỡng đôi mắt mẹ bầu tốt hơn.

Ngoài khế ra, các loại quả như xoài, lê, táo, việt quất, hồng xiêm, lựu, bơ…là những trái cây chứa hàm lượng vitamin A cao, rất tốt cho bà bầu trong khi mang thai.

2. Tăng sức đề kháng

Bà bầu ăn khế giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Thành phần dinh dưỡng trong quả khế sẽ giúp cơ thể xây nên một lá chắn chống lại vi khuẩn có hại trong giai đoạn mang thai. Hàm lượng vitamin C có trong khế còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống sự oxy hóa của cơ thể, ngăn ngừa bệnh ung thư, mẩn ngứa. Bà bầu ăn khế còn giúp giảm tình trạng ốm nghén, giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh và thoải mái hơn.

3. Ổn định huyết áp

Trong giai đoạn mang thai, những thay đổi về sinh lý tim mạch dễ gây ra tình trạng tăng huyết áp cho mẹ bầu. Huyết áp tăng cao dẫn các triệu chứng như [thường xuất hiện sau tuần mang thai thứ 24] buồn nôn, tăng cân đột ngột, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,…thậm  chí có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Hàm lượng Kali trong khế sẽ có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, các vấn đề tim mạch.

Một số thực phẩm giàu Kali được chuyên gia gợi ý cho bà bầu: chuối, khoai lang, củ cải, dưa hấu, khoai tây trắng, rau bó xôi, bí đỏ,…

4. Điều hòa hệ tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp trong quá trình mang thai là táo bón, tiêu chảy, rối loại dạ dày. Các chất có trong khế, đặc biệt là chất xơ sẽ giúp điều hòa hệ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa.

5. Bảo vệ gan

Chất Pectin trong khế có khả năng ngăn ngừa viêm gan, loại bỏ độc tố trong cở thể. Ngoài ra còn có chức năng tổng hợp protein, vitamin B12 và dự trữ sắt. Đảm bảo cho bà bầu một cơ thể khỏe mạnh.

Các món ngon dễ làm từ khế cho bà bầu

Bên cạnh việc ăn trực tiếp thông dụng, mẹ bầu có thể chế biến vô số món ngon từ khế để đa dạng khẩu vị. Medplus gợi ý mẹ bầu một số món ăn đơn giản, dễ làm sau:

1. Canh bắp bò nấu khế

Nguyên liệu

  • 300g bắp bò
  • 2 quả khế chua
  • Hành lá, rau răm, hành khô, muối, hạt nêm

Cách làm

  • Bắp bò rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn
  • Khế chua rửa sạch, cắt bỏ diềm, thái lát khế thành hình ngôi sao
  • Rau răm, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
  • Cho bắp bò vào nồi với khoảng 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút
  • Tiếp theo cho khế vào đun cùng, nêm vào nồi canh một thìa nhỏ muối, đun đến khi bắp bò mềm.
  • Để sôi thêm tầm 3 – 4 phút thì nêm nếm gia vị vừa miệng, rắc hành lá và rau răm lên trên để phần canh để tạo mùi thơm. Sau đó là có thể dùng được.
Món canh bắp bò nấu khế chua thơm ngon, bổ dưỡng cho mẹ bầu

2. Cá chép nấu khế chua

Nguyên liệu

  • 1 con cá chép
  • 0.5 kg hành lá
  • 0.3 thì là
  • 2 trái khế
  • 2 trái cà chua
  • Gia vị, hành, tỏi, gừng

Cách làm

  • Cá chép làm sạch, phần vảy có thể bỏ hoặc không tùy sở thích của bạn. Dùng rượu trắng, muối hoặc chanh để rửa cá cho sạch, lưu ý rửa kỹ phần bụng cá vì đó là nơi dễ ứ lại máu.
  • Tỏi, hành tím băm nhỏ, gừng xắt sợi, thì là cắt nhỏ, cà chua chẻ múi cau hoặc xắt hạt lựu, khế xắt hình ngôi sao
  • Cho dầu ăn lên bếp, dầu nóng cho lần lượt hành tỏi đã băm vào phi thơm. Tiếp đó cho gừng, cà chua và khế vào xào chung.
  • Cho khoảng 1.5 lít nước vào nồi, đun sôi thì cho cá chép vào, nêm nếm gia vị vừa miệng đợi cá chín, cho hành lá và thì là vào tạo độ thơm.
  • Đã hoàn thành bát canh cá chép nấu khế thơm ngon, dùng kèm cơm trắng hoặc bún đều ngon miệng
Canh cá chép nấu khế thơm ngon, dễ làm cho bà bầu

Những lưu ý khi bà bầu ăn khế

1. Người bị bệnh thận

Trong khế có chứa một loại axit có tên oxalate, là tác nhận gây ra sỏi thận. Những người bị bệnh thận khi ăn khế có thể bị ngộ độc kèm các triệu chứng như co giật, nấc cụt, nôn mửa, tâm thần hoảng loạn,…

2. Người bị đau dạ dày

Vị chua là đặc trưng của khế, vậy nên những người bị đau dạ dày [hoặc bụng đói] thì không nên ăn khế. Chất axit có trong khế sẽ làm tình trạng dạ dày của bạn nặng hơn, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Qua những thông tin đã tổng hợp về quả khế trên, hy vọng các bà bầu sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề