Thích ở một mình là bệnh gì

Tại sao lại dễ khóc? Cùng với những triệu chứng trên, người hay khóc một mình cũng sẽ gặp những vấn đề dưới đây:

• Rối loạn lo âu: Bạn không còn tự tin vào bản thân mình và thường xuyên thấy mình vô dụng.

• Rối loạn ăn uống: Biểu hiện này liên quan mật thiết đến những dấu hiệu trầm cảm. Bạn có thể ăn rất nhiều để quên đi nỗi buồn hoặc ăn rất ít vì không cảm thấy ngon miệng.

• Rối loạn giấc ngủ: Lo lắng và suy nghĩ nhiều sẽ khiến bạn trằn trọc khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp chứng trầm cảm.

• Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột: Do thói quen ăn uống thay đổi theo cảm xúc mà bạn có thể tăng cân nhanh chóng đẫn dến béo phì hoặc sụt cân đột ngột.

• Lạm dụng ma túy hoặc rượu bia: Khi buồn phiền, bạn cũng thường có xu hướng sử dụng các chất kích thích như ma túy hoặc rượu bia để giải tỏa cảm xúc.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách nói chuyện với người trầm cảm: 9 điều giúp họ vượt qua khó khăn

Liệu pháp giúp hạn chế khóc một mình

Nếu cảm thấy thất vọng và muốn khóc, bạn hãy để bản thân mình khóc. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải tìm cách tiếp tục tiến về phía trước. Nếu bạn giữ một cảm xúc tiêu cực quá lâu, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề tâm lý điển hình như bệnh trầm cảm.

>>> Tham khảo thêm: Trầm cảm theo mùa để phòng ngừa và điều trị

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hạn chế khóc một mình dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn nào:

1. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Bạn có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc của mình bằng những cách dưới đây:

  • Định hình lại bản thân và điều chỉnh cảm xúc
  • Chấp nhận sự thật và đối mặt với cảm xúc tiêu cực
  • Tránh những tình huống gây căng thẳng

2. Chăm sóc sức khỏe thật tốt

• Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Bạn có thể tĩnh tâm và thư giãn bằng cách ngồi thiền, xây dựng thói quen đọc sách và tập yoga.

• Chăm sóc sức khỏe thể chất: Tập thể dục đều đặn, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và ăn uống điều độ…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 cách để chăm sóc sức khỏe cơ thể và tinh thần của bạn

3. Chia sẻ cảm xúc

Khi gặp những chuyện buồn phiền, bạn có thể tìm đến những người thân mà mình thực sự tin tưởng để tâm sự và nhờ họ đưa ra những lời khuyên thay vì khóc một mình.

Nếu chưa tin tưởng ai, bạn có thể học cách viết nhật ký để giải tỏa stress và chăm sóc sức khỏe tâm lý.

4. Tìm kiếm đam mê riêng

Bạn có thể tìm kiếm những đam mê và trải nghiệm mới bằng cách lên kế hoạch đi du lịch, dành thời gian học một ngoại ngữ mới hoặc một bộ môn nghệ thuật mình yêu thích.

5. Tránh dùng chất kích thích

Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích sẽ làm tăng triệu chứng trầm cảm, lo âu và hay quên. Với các triệu chứng về thể chất, bạn có thể gặp tình trạng đau dạ dày, tăng nhịp tim, vàng da và mất ý thức.

6. Điều trị bệnh trầm cảm

Nếu nhận ra bản thân thường khóc một mình kèm thêm nhiều dấu hiệu trầm cảm khác, bạn nên tìm cách điều trị sớm. Bác sĩ tâm lý có thể lắng nghe bạn tâm sự, đưa ra lời khuyên và kê toa thuốc chống trầm cảm nếu cần thiết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả

Nếu bạn là một người hay nhạy cảm và dễ bị tổn thương, bạn có thể khóc một mình ở những nơi khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải tôi luyện cho mình tinh thần lạc quan và mạnh mẽ để bứt phá bản thân mình khỏi những giới hạn. Bên cạnh đó, bạn nên tìm sự trợ giúp nếu phải chịu đựng cảm giác tổn thương, tiêu cực và cô đơn quá lâu nhé!

Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần liên quan đến nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Những triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm: ngủ ít, nói dối, không có cảm xúc, vô trách nhiệm, thích khiến cho người khác cảm thấy tội lỗi…

Thích ở một mình là bệnh gì
Rối loạn nhân cách là một nhóm nhiều rối loạn tâm thần có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, hành động, thế giới quan cùng lối cư xử của bệnh nhân.

Rối loạn nhân cách là bệnh gì?

Nhân cách là toàn bộ thuộc tính, đặc điểm tâm lý mang tính chất cá nhân, biểu thị bản sắc độc đáo và giá trị xã hội, góp phần phân biệt người này với người khác. Quá trình hình thành nhân cách chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố bẩm sinh và yếu tố môi trường sống (gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội).

Rối loạn nhân cách (Personality Disorder), còn được gọi là nhân cách bệnh, là một nhóm nhiều rối loạn tâm thần có thể tác động sâu sắc đến cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, hành động, thế giới quan cùng lối cư xử của bệnh nhân.

Các chuyên gia cho biết, những người bị rối loạn nhân cách thường có một mô hình tư duy và hành xử cứng nhắc, không lành mạnh bất kể tình huống cụ thể. Họ thường khó phân biệt rạch ròi hành vi nào là bất thường và hành vi nào là bình thường. Điều này dẫn đến hàng loạt hạn chế và rắc rối trong các mối quan hệ xã hội của họ.

Hiện nay, rối loạn nhân cách đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của khoảng 2,3% dân số thế giới. Bệnh lý thường khởi phát ở độ tuổi vị thành niên và kéo dài đến cuối cuộc đời. Nhìn chung, rối loạn nhân cách chủ yếu gây biến đổi những thuộc tính về mặt tâm lý, ý chí, tinh thần và vẫn duy trì trí tuệ tương đối bình thường.

Có ba dạng rối loạn nhân cách phổ biến, bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách nhóm A (rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách phân liệt, rối loạn nhân cách thể phân lập) được đặc trưng bởi biểu hiện cực đoan, lãnh cảm, ngờ vực, thiếu quan tâm đến người khác.
  • Rối loạn nhân cách nhóm B (rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách kịch tính) được đặc trưng bởi xu hướng kích tính hóa mọi việc, suy nghĩ bốc đồng và có xu hướng bạo lực.
  • Rối loạn nhân cách nhóm C (rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế) được đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng thái quá về một (hoặc một số) tình huống/vấn đề thường gặp.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương tâm lý thời thơ ấu, trải nghiệm sự kiện đau thương trong quá khứ, mất mát người thân, chấn thương não bộ…

Một số nhà khoa học cho rằng, yếu tố di truyền, sự tác động của môi trường sống và trạng thái mất cân bằng của một số hóa chất bên trong não bộ chính là những nhân tố quan trọng tạo nên sự thay đổi tính cách của bệnh nhân.

Một số tác nhân điển hình góp phần thúc đẩy quá trình hình thành chứng rối loạn nhân cách gồm có:

  • Từng bị bạo hành, lạm dụng thời thơ ấu
  • Đối mặt với những tình huống kinh hoàng trong quá khứ: thất lạc người thân, bị bắt cóc tống tiền, gặp tai nạn giao thông…
  • Gia đình không hạnh phúc, thường xuyên mâu thuẫn, tranh cãi…
  • Gồng gánh quá nhiều áp lực, kỳ vọng từ gia đình, nhà trường và xã hội
  • Bị cô lập, bắt nạt, khinh miệt, chỉ trích
  • Môi trường sống thiếu lành mạnh
  • Phụ huynh mắc phải các dạng rối loạn tâm thần hoặc bệnh lý thần kinh
  • Người mẹ gặp vấn đề nào đó khi đang mang thai

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách

Các bệnh nhân rối loạn nhân cách thường biểu hiện nhiều triệu chứng chung như sau:

  • Cô lập bản thân
  • Tính khí thất thường
  • Hung hăng, khó chịu
  • Nghi ngờ những người xung quanh
  • Khó kết bạn
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
  • Lo lắng, đau khổ, cáu gắt, giận dữ, cảm thấy tội lỗi, vô dụng
  • Cảm thấy trống rỗng, tránh né người khác, mất kết nối về mặt cảm xúc
  • Khó/không thể quản lý cảm xúc tiêu cực
  • Hành động kỳ lạ
  • Khó duy trì mối quan hệ ổn định, hài hòa với đối tác, người thân, bạn bè và những người xung quanh
Thích ở một mình là bệnh gì
Dấu hiệu nhận biết của bệnh rối loạn nhân cách rất đa dạng và tùy thuộc vào từng dạng rối loạn cụ thể.

Như bài viết đã giới thiệu, rối loạn nhân cách được phân thành ba nhóm nhỏ với nhiều triệu chứng và đặc điểm tương tự, cụ thể:

Rối loạn nhân cách nhóm A: Bệnh nhân có xu hướng biểu hiện nhiều hành vi kỳ quái, lập dị và khó kết nối với thế giới xung quanh.

  • Rối loạn nhân cách hoang tưởng: đổ lỗi, đa nghi, thù dai, nhạy cảm trước phản ứng với người khác, cáu gắt, nóng tính, hay tấn công, thích soi mói, không tin tưởng vào lòng trung thành và sự chung thủy, bi quan, suy nghĩ cực đoan, cảm thấy bị đe dọa, luôn cố gắng đề phòng…
  • Rối loạn nhân cách phân liệt: thờ ơ, lạnh lùng với người khác, chỉ thích ở một mình, tránh né các hoạt động xã hội, khó thể hiện cảm xúc, không muốn duy trì và phát triển mối quan hệ, mất cảm hứng với mọi trải nghiệm, không biết cách phản ứng trong những tình huống cảm xúc, ít/không ham muốn tình dục…
  • Rối loạn nhân cách thể phân lập: suy nghĩ, hành động, nói năng khác thường, trải nghiệm những trạng thái kỳ lạ (nghe thấy giọng nói nào đó thầm thì bên tai), phản ứng cảm xúc không phù hợp, lo âu, khó xây dựng mối quan hệ thân thiết, thờ ơ, nghi ngờ người khác, tin tưởng rằng một số sự kiện, tình huống đang truyền tải thông điệp bí ẩn nào đó, cho rằng suy nghĩ của bản thân có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh…

Rối loạn nhân cách nhóm B: Bệnh nhân thường biểu hiện những hành vi bốc đồng, thất thường, kịch tính, đe dọa và khá đáng lo ngại.

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: nói dối, thao túng, đe dọa, hành động bạo lực, làm mọi việc theo ý mình, luôn tin rằng bản thân đúng đắn, xem nhẹ cảm xúc, suy nghĩ, quyết định của người khác, hành động không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, không cảm thấy hối lỗi…
  • Rối loạn nhân cách ranh giới: sợ ở một mình, ám ảnh về sự trống rỗng, lo lắng rằng bản thân sẽ bị bỏ rơi một cách thái quá, hoang tưởng, suy nghĩ xa rời thực tế, cảm giác vô dụng, cảm xúc thay đổi nhanh chóng, tính khí thất thường, tâm trạng không ổn định, hành động bốc đồng, làm hại bản thân (thậm chí tự tử)…
  • Rối loạn nhân cách kịch tính: nhạy cảm, khó chịu, thích chỉ trích, phê phán, nói dối, nói lớn, nói nhiều, kịch tính hóa vấn đề, làm quá mọi chuyện, thiếu kiên nhẫn, không có khả năng chờ đợi, tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người, trở nên cáu giận, bực tức và có xu hướng trả thù nếu không đạt được điều mình mong muốn, ăn mặc lố bịch, kỳ dị, khiêu khích tình dục hòng nhận được sự chú ý của người khác (trong khi bản thân chưa chắc đã thực sự có hứng thú), cho rằng mình chính là trung tâm của mọi sự chú ý, chỉ quan tâm đến bản thân mà không để ý tới những người xung quanh…
  • Rối loạn ái kỷ: yêu thương bản thân thái quá, nghĩ rằng mình quá cao quý, sang trọng và đẳng cấp, thích khoe khoang, phóng đại về thành tích của bản thân, có xu hướng kết giao với những người giỏi giang, giàu có, luôn đặt nhu cầu của mình lên hàng đầu, không quan tâm mọi thứ xung quanh, thiếu đồng cảm với người khác, tự mãn, cố gắng chứng tỏ, đưa ra lời khuyên đầy tính triết lý với những từ ngữ đao to búa lớn, thích chụp ảnh tự sướng, dành quá nhiều thời gian soi gương, ghét phải chờ đợi…

Rối loạn nhân cách nhóm C: Bệnh nhân lo lắng, sợ hãi, miễn cưỡng tiếp xúc và không muốn giao lưu với thế giới xung quanh.

  • Rối loạn nhân cách tránh né: ngại ngùng, rụt rè, tự ti, mặc cảm, đánh giá thấp bản thân, luôn cảm thấy yếu kém, nhạy cảm trước sự chỉ trích, hay phóng đại lý do hoặc cố tình nói dối để từ chối tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí chốn đông người, không dám dấn thân vì sợ rủi ro, dè dặt trong những mối quan hệ cá nhân, cô lập xã hội…
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc: sợ ở một mình, quá phụ thuộc vào người khác, mong muốn được che chở, không tin tưởng vào bản thân, dễ bị ảnh hưởng bởi hành động, lời nói của những người xung quanh, thường phục tùng kẻ khác nếu họ chấp nhận bảo vệ mình, ám ảnh triền miên về việc bị bỏ rơi…
  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: cầu toàn, ám ảnh dai dẳng về sự ngăn nắp, sạch sẽ, trật tự, cực kỳ chú trọng tiểu tiết, quá cứng nhắc, quy củ (đến nỗi khiến người khác khó chịu), thiếu linh hoạt, khao khát giành quyền kiểm soát trong mọi tình huống…

Các chuyên gia cho biết, rối loạn nhân cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó lường như: hành động bốc đồng, ngược đãi trẻ em, quan hệ tình dục bừa bãi, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, đe dọa bạo lực, xâm hại tình dục, vi phạm pháp luật, cô lập xã hội, hủy hoại các mối quan hệ tốt đẹp, lo lắng, trầm cảm, rối loạn ăn uống, làm hại bản thân, tự tử…

Biện pháp chẩn đoán rối loạn nhân cách

Nếu nghi ngờ người bệnh bị rối loạn nhân cách, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu họ tham gia một số bài kiểm tra tâm lý và xét nghiệm y khoa. Những hình thức chẩn đoán dưới đây giúp xác định triệu chứng, tìm kiếm nguyên nhân và kiểm tra các biến chứng liên quan:

  • Thăm khám vật lý bao gồm đo lường trọng lượng, chiều cao cũng như kiểm tra các dấu hiệu quan trọng (chẳng hạn nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, kiểm tra bụng, nghe tim – phổi…).
  • Xét nghiệm kiểm tra gồm có xét nghiệm máu toàn phần (CBC), kiểm tra chức năng tuyến giáp, xét nghiệm sàng lọc ma túy và rượu bia…
  • Đánh giá tâm lý khai thác thông tin cần thiết về cảm xúc, suy nghĩ, sức khỏe tinh thần, tình trạng các mối quan hệ và kiểu mẫu hành vi của bệnh nhân.

Hiện nay, những triệu chứng lâm sàng cụ thể của từng dạng rối loạn nhân cách đã được ghi nhận chi tiết trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các dạng rối loạn tâm thần (DSM) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ ban hành. Để được xác nhận mắc phải một kiểu rối loạn nhân cách nào đó, bạn cần đáp ứng những tiêu chí chẩn đoán riêng biệt trong tài liệu này.

Các dạng rối loạn nhân cách rất khó nhận biết chính xác bởi chúng thường có nhiều biểu hiện tương tự. Công tác chẩn đoán chủ yếu dựa vào lời mô tả của bệnh nhân về hành vi, triệu chứng cùng sự quan sát của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường, quá trình này tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, bạn cần chủ động hợp tác với chuyên gia để được chẩn đoán đúng đắn và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách

Phương pháp chữa bệnh tùy thuộc vào từng dạng rối loạn nhân cách cùng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Hướng tiếp cận an toàn, phù hợp cần đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu y tế, tâm thần và xã hội vì chứng bệnh này có xu hướng phát triển mạn tính, thường kéo dài đến lúc trưởng thành và cần được điều trị dài lâu.

Chỉ có bác sĩ chuyên khoa tâm thần mới đủ trình độ chuyên môn để xác định, phân loại và đánh giá tình trạng rối loạn nhân cách của mỗi bệnh nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

Điều trị nội khoa

Hiện nay, tuy chưa có bất cứ loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua trong công tác điều trị rối loạn nhân cách nhưng một số loại thuốc chữa rối loạn tâm thần có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng.

  • Nhóm thuốc ổn định tâm trạng
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm
  • Nhóm thuốc chống lo âu
  • Nhóm thuốc chống loạn thần

Trị liệu tâm lý

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị rối loạn nhân cách hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Khi tham gia trị liệu tâm lý, người bệnh có thể chia sẻ với chuyên gia tâm lý về mọi vấn đề vướng mắc trong cuộc sống khiến bạn bị lo âu, áp lực, trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách.

Thích ở một mình là bệnh gì
Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị rối loạn nhân cách hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay

Đây chính là giải pháp tuyệt vời giúp người mắc bệnh rối loạn nhân cách thấu hiểu cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, hành vi của bản thân, từ đó học cách quản lý căng thẳng, bình tĩnh đối diện với khó khăn, nghịch cảnh.

Những phương pháp trị liệu rối loạn nhân cách phổ biến thường được ứng dụng như:

  • Phương pháp nhận thức – hành vi là sự kết hợp hài hòa của liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi. Cách làm này giúp xác định những niềm tin, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không lành mạnh, đồng thời thay thế chúng bằng những niềm tin, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi lành mạnh hơn.
  • Phương pháp biện chứng hành vi hướng dẫn người bệnh hàng loạt kỹ năng quan trọng trong việc đối mặt với căng thẳng, điều hòa cảm xúc và cải thiện chất lượng các mối quan hệ.
  • Phương pháp psychodynamic tâm lý chú trọng nâng cao nhận thức của người bệnh về những suy nghĩ, hành vi vô thức, từ đó phát triển những hiểu biết đúng đắn về nền tảng động lực cũng như tìm cách giải quyết mâu thuẫn nhằm hướng đến cuộc sống hạnh phúc hơn.
  • Phương pháp psychoeducation tập trung truyền đạt đến người bệnh và người thân các thông tin khách quan, hữu ích về phương pháp chữa bệnh cùng chiến lược tháo gỡ và giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Những buổi trị liệu tâm lý thường được tổ chức dưới hình thức tham vấn cá nhân 1: 1 giữa chuyên gia với người bệnh. Ngoài ra, người bệnh trong quá trình trị liệu sẽ được tham gia các chương trình trị liệu nhóm cùng gia đình, người giám hộ hoặc người thân thiết để chia sẻ, kết nối và thực hành bài tập tốt hơn. 

Có thể tham khảo:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
  • Cơ sở 2: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: [email protected]

Một số lưu ý trong quá trình điều trị rối loạn nhân cách

Trong quá trình chữa bệnh, độc giả cần lưu ý:

  • Tích cực tham gia các buổi trị liệu tâm lý
  • Uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc đột ngột
  • Kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị
  • Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Thiết lập thời gian biểu khoa học, hợp lý
  • Viết nhật ký mỗi ngày để trải lòng về những cảm xúc, suy nghĩ và tâm trạng của bản thân
  • Đọc sách, tập yoga, thiền định, tắm nước ấm
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ dưỡng chất
  • Kết nối với những người xung quanh thông qua những sự kiện/hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thiện nguyện ý nghĩa
  • Tham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân rối loạn nhân cách nhằm giao lưu với những người bạn đang gặp phải vấn đề tương tự
  • Làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, duy trì tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng, áp lực
  • Tự giác kiểm tra sức khỏe thể chất và tinh thần định kỳ

Rối loạn nhân cách có nhiều thể dạng khác nhau và thường bị nhầm lẫn với các dạng rối loạn tâm thần khác. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng hướng.