Thi tuyển công chức hành chính là gì?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Cán bộ, công chức 2008

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 

2. Khái niệm về công chức 

Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật Cán bộ, công chức [có hiệu lực từ 01/01/2010], luật này quy định khái niệm về công chức tại khoản 2 Điều 4 như sau:

 "2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Tuy nhiên, gần đây quy định về khái niệm công chức đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 của Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 như sau: 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

3. Hình thức tuyển dụng công chức

Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về phương thức tuyển dụng công chức như sau: 

...

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:

“Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức

1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.

2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:

a] Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b] Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

c] Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:

a] Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

b] Cán bộ, công chức cấp xã;

c] Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

d] Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;

đ] Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này; các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

Việc tuyển dụng công chức phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành và căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí làm việc và chỉ tiêu biên chế. Người đăng kí dự tuyển công chức phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định ở Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 mà không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Những trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện trên và cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

Việc tuyển dụng công chức phải được bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bên cạnh đó cũng cần bảo đảm tính cạnh tranh, tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; ưu tiên người có tài năng, có công với đất nước và là dân tộc thiểu số. 

 

4. Thẩm quyền tuyển dụng công chức 

Về thẩm quyền tuyển dụng công chức được quy định tại khoản 6 Điều 1  Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 như sau:

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

“Điều 39. Tuyển dụng công chức

1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:

a] Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

b] Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;

c] Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

d] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

đ] Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”. 

 

5. Thực trạng tuyển dụng công chức tại các cơ quan nhà nước

Tuyển dụng công chức là một hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước. Thông qua việc tuyển dụng để chọn được những người có đủ phẩm chất chính trị, lập trường vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuyển dụng công chức được thực hiện bằng hình thức thi cử công khai do chính phủ quy định. Thi tuyển chi mới chỉ là bước đầu của quá trình tuyển dụng, người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự, hết thời hạn tập sự cơ quan tuyển dụng phải đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Nếu đạt thì sẽ yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm chính thức. 

 Việc tuyển dụng công chức của mỗi ngành, mỗi cấp có những tiêu chuẩn khác nhau để phù hợp với lĩnh vực hoạt động của chúng nhưng dù tuyển dụng với hình thức nào thì vẫn phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Trong những năm qua các địa phương, bộ ngành đã tổ chức các kỳ thi tuyển. Bộ máy Nhà nước đã tích cực trong công tác tuyển dụng với mong muốn tạo được nhiều sức lao động mới cho đội ngũ công chức hiện nay. Về chất lượng công chức hiện nay cũng đang được tạo điều kiện để phát huy tài năng, đóng góp công sức vào bộ máy nhà nước. Đội ngũ công chức cũng đã có tinh thần, phẩm chất đạo đức, lối sống kỉ luật tốt, trách nhiệm và gắn bó với nhân dân. 

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Chế độ thi tuyển và thi nâng ngạch chưa thật sự đáp ứng được mục đích, yêu cầu đặt ra là chọn được người có tài có đức, trách nhiệm cao,...Nhiều cơ quan, địa phương đảm bảo được tính công khai, công bằng, dân chủ trong quá trình thi tuyển công chức. Một số chính sách, quy định về quyền dụng công chức còn thiếu đồng bộ, chưa sát với tình hình thực tế. Có những nơi bố trí, sử dụng còn nặng nề về chính sách, biểu hiện thiếu tính dân chủ, cục bộ, khép kín chưa bám sát quy hoạch và tiêu chuẩn công chức. Nhiều nơi cũng còn nhầm lẫn công tác quy hoạch công chức với công tác nhân sự nên còn tư tưởng hẹp hòi trong giới thiệu chuyên môn. 

* * * * *

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Thi công chức gồm những gì?

- Hình thức thi công chức: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.

Ngạch công chức hành chính là gì?

Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Thi viên chức cần học những gì?

Theo đó, hồ sơ tuyển dụng bao gồm: – Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên [nếu có]. Nếu có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học mà tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm thì được sử dụng thay thế. – Phiếu lý lịch tư pháp.

Khi nào tổ chức thi công chức?

Kỳ thi tuyển công chức Bộ Nội vụ năm 2022 dự kiến tổ chức trong tháng 8/2022. Xem chi tiết Thông báo số 2273/TB-BNV trong mục “Thông báo”.

Chủ Đề