Mô hình tập trung là gì

Vùng sản xuất tập trung là gì? Chính sách phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung? Một số vùng sản xuất tập trung?

Để thưc đẩy phát triển kinh tế hiện nay vấn đề hình thành một số vùng sản xuất tập trung đang được quan tâm và phát triển ở trên khắp cả nước với các vùng tiêu biểu với các loại khác nhau như trong nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mục đích để phát triển thành một khu vực có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất. Vậy để hiểu thêm về Vùng sản xuất tập trung là gì? Một số vùng sản xuất tập trung? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

1. Vùng sản xuất tập trung là gì?

Vùng sản xuất tập trung là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp [NN] tập trung là một trong các định hướng quan trọng cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới. Mục đích là xây dựng nền NN hiện đại, hiệu quả cao, đồng thời khắc phục hạn chế trong sản xuất NN của tỉnh thời gian qua.

Vùng sản xuất tập trung tiếng Anh là “Concentrated production area”.

2. Một số vùng sản xuất tập trung:

Theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NN thì “Vùng sản xuất NN hàng hóa tập trung một hay một nhóm sản phẩm NN cùng loại, có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm NN”.

Trong giai đoạn phát triển mới, để hình thành vùng sản xuất NN tập trung, tỉnh tập trung bứt phá, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã để xây dựng theo hướng hữu cơ, an toàn, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm NN theo mục tiêu xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm NN chủ lực, chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, tăng nhiều sản phẩm trong một chuỗi, giảm chi phí đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong nền kinh tế NN.

Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm NN chủ lực đảm bảo có vùng nguyên liệu tập trung, ổn định lâu dài, kết hợp phát triển du lịch, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, gắn với ứng dụng công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm NN để tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm NN theo hướng hiện đại, bền vững, với 6 nhóm sản phẩm NN chủ lực của tỉnh là: dừa, cây ăn trái, cây giống và hoa kiểng, con heo, con bò, con tôm. Cụ thể như:

Việc xây dựng, hình thành các vùng sản xuất tập trung góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Điển hình, vùng Điện Biên Đông tập trung chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả tích cực. Ông Nguyễn Trọng Huế, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên Đông cho biết: Trên cơ sở định hướng vùng sản xuất nông nghiệp, thời gian qua huyện xác định phát triển chăn nuôi gia súc [chủ yếu trâu, bò] trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, huyện tích cực vận động, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại. Đồng thời, triển khai nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi như: Hỗ trợ trồng cỏ, con giống, làm chuồng trại, tiêm vắc xin, phun phòng dịch bệnh… Do vậy, trong những năm qua ngành chăn nuôi của Điện Biên Đông đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện. Đàn gia súc tăng cả số lượng và chất lượng; tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong 5 năm qua, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện phát triển đạt gần 128%; tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 4%/năm. Hiện nay, tổng đàn trâu trên địa bàn huyện gần 111 nghìn con; đàn bò gần 34 nghìn con. Nhiều xã, hộ dân trên địa bàn huyện là điển hình trong xóa đói giảm nghèo từ việc chăn nuôi gia súc.

Huyện Mường Ảng ngoài việc phát triển cà phê còn được xác định là vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị cao. Những năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó, hướng tới tập trung phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như: Bưởi da xanh, xoài Đài Loan, cam và chanh leo… với diện tích trên 205ha. Dự kiến đến hết năm 2020, toàn huyện có 350ha – 400ha cây ăn quả. Bên cạnh đó, hiện đã có một số doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Quang Hà với quy mô đầu tư phát triển trồng cây ăn quả bằng công nghệ cao trên 200ha; Công ty TNHH Xây dựng Bùi Gia Phát đang khảo sát, tích tụ đất để xây dựng dự án kết hợp trồng rừng, trồng cây ăn quả và các loại cây kinh tế khác. Dự kiến tiến hành thực hiện 1.000ha – 1.500ha các loại cây ăn quả.

Xem thêm: Bồi thường cây trồng lâu năm khi nhà nước thu hồi đất

Hay tại Thanh Hóa để đẩy mạnh xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh, ngành Nông nghiệp tỉnh, chính quyền các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tích tụ, tập trung đất đai, đầu tư sản xuất. Đồng thời, thực hiện rà soát các cơ chế, chính sách; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách cho vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, huyện Thiệu Hóa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với các cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, hệ thống canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và bảo vệ môi trường. Theo đó, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, như: Vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với tổng diện tích 6.500 ha/năm; 10 vùng chuyên canh sản xuất rau màu hơn 30 ha; vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu gần 2 ha; vùng chuyên canh trồng dâu tằm gần 127 ha… Thông qua việc hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn nhiều sản phẩm đặc trưng đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, như: Rau an toàn [thị trấn Thiệu Hóa]; dưa chuột an toàn [thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Toán]; nấm, mộc nhĩ, măng tây [xã Tân Châu]; thanh long ruột đỏ [xã Thiệu Vũ]; cá giống [xã Minh Tâm]… Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa: Sản xuất quy mô lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và áp dụng khoa học – kỹ thuật. Bên cạnh đó, năng suất cao hơn từ 20 – 25% trở lên, hiệu quả kinh tế cao hơn bình quân từ 1,2-1,5 lần trở lên so với sản xuất truyền thống. Trong đó, vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung doanh thu 450-500 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 5-8 lần so với sản xuất truyền thống.

Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện Quảng Xương đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác đồng bộ. Như: Vùng nguyên liệu sản xuất tập trung lúa chất lượng cao khoảng 3.500 ha ở các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hợp,… vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo hướng VietGAP trên 30 ha ở các xã Quảng Lưu, Quảng Yên… Từ thành công bước đầu trong việc tích tụ, tập trung đất đai đã tạo bước đột phá nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại; từng bước thay đổi tư duy, tập quán canh tác truyền thống sang sản xuất tập trung có quy mô lớn, dần hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo hướng công nghệ cao. Thực tế, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều trang trại tổng hợp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân. Thời gian tới, huyện định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, như: Vùng sản xuất lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, vùng sản xuất rau an toàn áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, vùng sản xuất hoa cao cấp trong nhà lưới, vùng chăn nuôi lợn [lợn ngoại hướng nạc], vùng chăn nuôi bò lai…

Một loạt các giải pháp được các cấp, các ngành của tỉnh đưa ra nghiên cứu, phân tích trong thời gian qua nhằm đạt được mục đích cụ thể cho việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung đó là: cần phải khảo sát kỹ lưỡng đặc thù của từng địa phương, vùng, miền, từ đó hình thành nên vùng sản xuất tập trung phù hợp với từng sản phẩm, quy hoạch chung của mỗi địa phương và của tỉnh; đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước thuận tiện, thường xuyên và kịp thời; vận động người dân dồn điền, đổi thửa; thảo luận dân chủ để có tính đồng thuận cao giữa các hộ nông dân trong vùng được lựa chọn đưa vào sản xuất tập trung về định hướng, phương thức tổ chức sản xuất, quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân khi tham gia; xây dựng quy trình sản xuất thống nhất có sự thẩm định của của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền; thực hiện các khâu dịch vụ chung có tính tập thể, đồng thời cử cán bộ kỹ thuật từ các phòng nông nghiệp tại các địa phương và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư để “3 cùng” với nông dân.

Mô hình tổ chức phi tập trung là gì?

Tài chính phi tập trung [thường được gọi DeFi] một hình thức tài chính dựa trên blockchain, không phụ thuộc vào các bên trung gian tài chính trung ương như người môi giới, sàn giao dịch hoặc ngân hàng để cung cấp các công cụ tài chính truyền thống, mà thay vào đó sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain, ...

Quản lý tập trung là gì?

Quảntập trung đề cập đến quá trình các hoạt động liên quan đến việc ra quyết định trong một tổ chức được tập trung vào một nhà lãnh đạo hoặc địa điểm cụ thể. Với hình thức quảntập trung, quyền hạn ra quyết định được giữ lại trong trụ sở chính và tất cả các văn phòng khác nhận lệnh từ văn phòng chính.

Quyết định phi tập trung là gì?

Quyết định do một người đưa ra gọi là quyết định tập trung. Quyết định do hai người trở lên có thể gọi là quyết định tập thể. Còn quyết định nào đó do một đám đông không rõ số người nhưng khá lớn, ví dụ một nghìn người hay một trăm nghìn người gọi là quyết định phi tập trung.

Chủ Đề