Thẻ xanh covid được cấp ở đâu

Người đến tiêm vắc xin tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM [đường Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19".

Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.

Người dân sử dụng "thẻ xanh COVID-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.

Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh COVID-19" mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng "thẻ xanh COVID-19".

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài.

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc trực tiếp.

Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 15

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám… được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa.

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi vắc xin hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 16

Tiến Long - Thảo Lê

Theo Tuổi trẻ

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Theo đó,  một người có “Thẻ Xanh COVID” khi hội đủ các điều kiện sau:

- Xét nghiệm Covid-19 âm tính [test nhanh hoặc RT-PCR] đối với những ngành nghề phải làm xét nghiệm theo quy định.

- Tiêm vắc xin hoặc từng mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh.

+ Về điều kiện tiêm vắc-xin: Tiêm ít nhất 01 liều đối với loại vắc-xin tiêm 2 lần, 02 tuần sau khi tiêm; đối với vắc-xin tiêm 01 liều, 02 tuần sau khi tiêm. Người tiêm 01 liều [đối với loại vắc-xin tiêm 2 lần] thì phạm vi hoạt động và tiếp xúc sẽ bị giới hạn hơn so với người tiêm đủ 02 liều [nhóm người có “Thẻ Xanh COVID [giới hạn phạm vi hoạt động]”].

+ Về điều kiện từng bị mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh: Người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, có giấy xuất viện hoặc giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn.

Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly được cấp cho các trường hợp F0 cách ly tại nhà theo đúng quy định hoặc cho các trường hợp F0 tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc xác nhận của các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường đại học y khoa đảm trách, tổ chức thiện nguyện “ATM Oxy”, các tình nguyện viên là các bác sĩ nghỉ hưu,... Các trường hợp khác không thể xác nhận thì phải tiêm vắc-xin.

- Không có tiếp xúc gần với F0 trong vòng 14 ngày .

**Người có “Thẻ Xanh COVID”: được tham gia các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội theo mức độ kiểm soát dịch của thành phố.

**Người có “Thẻ Xanh COVID [giới hạn phạm vi hoạt động]: được tham gia các hoạt động hạn chế hơn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường làm việc, mức độ rủi ro lây nhiễm và mức  độ quan trọng của hoạt động tham gia.

Lưu ý: Quyết định 3328/QĐ-BCĐ áp dụng đối với Người lao động, người sử dụng lao động tại các đơn vị; các đối tác cung cấp; khách hàng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị sau đây cung cấp:

Các đơn vị kinh doanh thương mại, cung ứng hàng hóa [hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm; chợ truyền thống; chợ đầu mối]; doanh nghiệp/cơ sở sản xuất; văn phòng làm việc của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn Thành phố HCM.

Xem thêm:

>> Bộ tiêu chí an toàn Covid-19 với doanh nghiệp/cơ sở sản xuất tại TP.HCM

>> 07 tiêu chí an toàn Covid-19 với Văn phòng làm việc tại TP.HCM

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Cập nhật: 18:47 - 18/09/2021 | Lần xem: 192367

Ngày 18/9/2021, được sự đồng ý của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ThS. BS. Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố đã ký công văn số 3936/TTKSBT-BTN về việc hướng dẫn xác định người nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh.

Theo kế hoạch dự kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly là đủ điều kiện có “Thẻ xanh COVID”.

Việc chứng nhận là F0 khỏi bệnh là một trong các điều kiện để được cấp thẻ xanh, tuy nhiên, trên thực tế, tại thời điểm bùng phát dịch, nhiều trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, tự cách ly theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng chưa được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường xã, thị trấn xác nhận vì nhiều lý do khác nhau.

Đối với các trường hợp tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và được trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc tổ trưởng tổ dân phố/ tổ nhân dân hoặc các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường Đại học Y khoa hoặc các tổ chức thiện nguyện đảm trách xác nhận là đúng thì được xem như đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.

Đối với các trường hợp khác [không được tổ chức hoặc cá nhân xác nhận] thì cần thì tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Như vậy, trong thời gian tới, những người nhiễm COVID-19 tự xét nghiệm, tự cách ly tại nhà nhưng chưa được cấp giấy xác nhận có thể thực hiện như hướng dẫn trên để được cấp giấy chứng nhận hoặc có hướng xử lý thích hợp để đủ điều kiện được cấp “Thẻ xanh COVID”.

Tải file công văn tại đây

Tải file Word tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố [HCDC]

Trong 2 năm bùng phát dịch vừa qua, Việt Nam đã triển khai tiêm chủng rộng khắp cả nước, hầu hết người dân đều được tiêm từ 1 - 3 mũi vắc xin phòng Covid-19. Xác nhận tiêm chủng được yêu cầu ở nhiều địa điểm công cộng khi dịch bùng phát hoặc khi khai báo y tế, nhập cảnh,… Việc sử dụng giấy xác nhận tiêm chủng có nhiều bất lợi, do đó Bộ Y tế đã triển khai áp dụng điện tử song vẫn còn nhiều người dân chưa nắm bắt được.

1. Có những phương pháp xác nhận tiêm chủng Covid nào?

Bộ Y tế đã và đang triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid trên cả nước, mỗi người dân bình thường đều đã được tiêm từ 1 - 3 mũi với nhiều loại vắc xin khác nhau. Kháng thể theo thời gian cũng bị suy giảm, do vậy sẽ cần tiêm nhắc lại để bổ sung kháng thể nên một người có thể tiêm đến 7 mũi vắc xin.

Việt Nam triển khai tiêm chủng Covid rộng rãi [ảnh: nguồn internet]

Khi cần khai báo y tế khi di chuyển đến - đi từ vùng dịch trở về hoặc xuất, nhập cảnh, người dân ngoài khai báo lịch trình di chuyển, lịch sử dịch tễ thì còn cần cả xác nhận tiêm chủng. Giữa nhiều cơ quan còn chưa thống nhất về phương pháp xác nhận tiêm chủng Covid, hiện nay gồm những phương pháp sau:

1.1. Sử dụng giấy xác nhận tiêm chủng

Sử dụng giấy xác nhận tiêm chủng là phương pháp đơn giản nhất và hầu hết các địa phương cũng như cơ quan kiểm tra sử dụng. Người dân sau khi tiêm các mũi vắc xin phòng Covid-19 sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm chủng có dấu đỏ của cơ sở y tế thực hiện, trên giấy sẽ khi cụ thể thông tin về ngày tiêm và nơi thực hiện.

Hiện nay Bộ Y tế đã thống nhất mẫu giấy xác nhận giấy xác nhận tiêm vaccine phòng Covid-19 mới, theo đó người dân có thể dùng giấy để xác nhận tối đa 7 mũi tiêm vắc xin. Ngoài ra, giấy cũng phù hợp với người tiêm tất cả các loại vắc xin đang được lưu hành trong nước, phù hợp với lịch tiêm chủng của mỗi người.

Với thông tin đầy đủ về lịch tiêm liều cơ bản, liều bổ sung cũng như các mũi tiêm nhắc lại, tạo thuận tiện cho cả đơn vị y tế kiểm tra, thực hiện tiêm chủng cũng như người dân khi sử dụng.

1.2. Cập nhật thông tin tiêm chủng trên phần mềm

Bộ Y tế đã thống nhất việc sử dụng ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh PC-Covid để cập nhật đầy đủ thông tin tiêm chủng cho người dân cũng như dễ dàng cho các cơ quan đơn vị cần kiểm tra. Theo đó, những người đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid được chứng nhận thẻ xanh, có thể sử dụng toàn quốc và khi di chuyển ra nước ngoài.

Ngoài cập nhật thông tin cho người dân Việt Nam đầy đủ về số mũi và thông tin tiêm chủng, ứng dụng PC-Covid còn xác nhận thông tin cho người nước ngoài hoặc tiêm chủng ở nước ngoài. Với sự phổ biến của điện thoại thông minh như hiện nay, việc xác nhận tiêm chủng Covid bằng phần mềm điện thoại đang ngày càng ứng dụng rộng rãi.

Xác nhận thông tin tiêm chủng nhanh chóng trên phần mềm PC-Covid

Nếu chỉ tra cứu thông tin tiêm chủng phục vụ cho việc di chuyển hoặc chăm sóc sức khỏe trong nước, thông tin trên ứng dụng PC-Covid đã đủ sử dụng. Còn các trường hợp cần đi công tác, du lịch nước ngoài vẫn cần sử dụng giấy xác nhận tiêm phòng Covid.

2. Hướng dẫn đăng ký thẻ xanh xác nhận tiêm chủng Covid

Sau thời gian áp dụng, việc đăng ký và cập nhật thông tin tiêm chủng Covid trên ứng dụng PC-Covid có nhiều ưu điểm, tiện lợi cho việc tra cứu, kiểm tra. Bộ Y tế cũng khuyến khích việc sử dụng ứng dụng PC-Covid và thông tin thẻ xanh thay thế cho giấy xác nhận tiêm chủng nếu có thể.

Nếu chưa cài đặt sử dụng, hãy cài đặt ứng dụng trên điện thoại, đăng ký thẻ xanh xác nhận tiêm chủng để xuất trình bất cứ khi nào như sau:

2.1. Đăng ký thẻ xanh với người dân Việt Nam

Sau khi tiêm chủng, đơn vị y tế thực hiện sẽ cập nhật thông tin của người tiêm lên hệ thống dữ liệu chung bao gồm: Thông tin cá nhân [ngày sinh, số điện thoại, họ và tên], loại và thông tin vắc xin, ngày tiêm, địa điểm tiêm chủng. Khi đó, người dân có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của mình như sau:

Bước 1: Truy cập đường dẫn đến cổng thông tin tiêm chủng trực tuyến tại địa chỉ website: tiemchungcovid19.gov.vn

Tìm đến mục Tra cứu -> Tra cứu chứng nhận tiêm.

Tra cứu thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin cá nhân để tra cứu thông tin tiêm chủng, sau đó nhấn vào mục “Tra cứu”. Các trường thông tin điền [*] là bắt buộc phải điền, bao gồm: Họ và tên, ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, nhấp và tra cứu.

Bước 3: Nhập OTP đã cung cấp từ số điện thoại, bấm xác nhận để hoàn tất đăng ký.

Nếu đã tiêm chủng đầy đủ và thông tin được cập nhật, người dân sẽ có đăng thẻ xanh và trình diện thông tin này trước các cơ quan y tế. Các trường hợp đã tiêm chủng nhưng chưa được cập nhật thông tin cần liên hệ với cơ sở y tế hoặc nộp thông tin bổ sung.

2.2. Đăng ký thẻ xanh với người tiêm chủng ở nước ngoài

Với người nước ngoài hoặc người dân Việt Nam nhưng tiêm vắc xin phòng Covid ở nước ngoài, bạn có thể gửi thông tin để được cấp thẻ xanh Covid như sau:

  • Trên cổng thông tin tiêm chủng trực tiếp, tìm đến mục Phản ánh thông tin để yêu cầu đăng ký thông tin chính thức.

  • Nhập họ tên, ngày sinh, giới tính, số điện thoại, số CMND hoặc hộ chiếu, địa chỉ, thông tin tiêm chủng, chụp và gửi Giấy xác nhận tiêm chủng.

  • Thông tin sẽ được gửi đến nhân viên hỗ trợ Cổng thông tin, sau đó sẽ được xác nhận để cấp thẻ xanh.

Người dân nên tải và cài đặt ứng dụng PC-Covid trên điện thoại, tiện lợi cho sử dụng cũng như cập nhật thông tin cần thiết. Khi trình diện thẻ xanh trên ứng dụng PC-Covid, người dân di chuyển trong nước sẽ không cần trình diện giấy xác nhận tiêm chủng.

Người dân di chuyển ra nước ngoài vẫn cần giấy xác nhận tiêm chủng [ảnh: nguồn internet]

Như vậy, ở nước ta hiện nay xác nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19 được công nhận bằng 2 hình thức là giấy xác nhận và thẻ xanh trên ứng dụng PC-Covid hoặc cổng thông tin Tiêm chủng quốc gia. Tùy theo yêu cầu tại cơ quan y tế cần trình diện, bạn có thể trình diện bằng một trong hai cách trên, trong đó ứng dụng PC-Covid là đơn giản và đang được triển khai rộng rãi.

Nếu cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề