Tại sao bị đau vú

Đau ngực là triệu chứng biểu hiện phổ biến và gây ra sự khó chịu, là nguyên nhân khiến các chị em đến với bác sĩ vì tưởng là ung thư vú.

Đau ngực liệu có liên quan đến ung thư?

Đau ngực có thể âm ỉ kéo dài, đau nhói, đau liên tục hoặc thỉnh thoảng. Có thể đau vú kèm theo sưng vú, căng vú gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, có khi mất ăn mất ngủ vì đau.
Tuy nhiên, thực tế ung thư vú thường không gây đau vú ở giai đoạn sớm mà chỉ xuất hiện khi ung thư đã tiến triển ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân gây đau ngực

1. Do chu kì

Một hiện tượng thường thấy nhất ở các bạn gái vào những ngày “dâu rụng” là đau nhức vòng 1 và thậm chí chúng trở nên to bất thường. Đây là kết quả của việc thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể.
Những cơn đau do ngực căng quá mức sẽ làm bạn thấy mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, chúng lại là một biểu hiện tích cực, chứng tỏ khả năng sinh sản của bạn và cơn đau cũng sẽ kết thúc khi hết chu kì.

2. Do tập thể dục, vận động mạnh

Luyện tập là thói quen tốt được nhiều bạn gái duy trì để giữ gìn vóc dáng cũng như có được 3 vòng săn chắc. Tuy nhiên, khi vận động quá mạnh và thực hiện những động tác quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan, trong đó có ngực.
Những bài tập push-up, nâng tạ…. cần được thực hiện theo hướng dẫn và phù hợp với khả năng. Nếu không sẽ gây ra tình trạng đau nhức các cơ dưới ngực.
Bên cạnh đó, vận động mạnh trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng cũng là thói quen không tốt ảnh hưởng đến vòng 1. Bởi vì khi đó, các tế bào thần kinh sẽ bị kích thích, làm tăng nhiệt độ cơ thể, căng cơ… dẫn đến những cơn đau ngực khiến bạn thấy mệt mỏi.

3. Do kích thước áo ngực không vừa

Áo ngực được xem là “trợ thủ đắc lực” để cố định vòng 1, bên cạnh đó, chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến những vấn đề của bộ phận này. Mặc áo ngực không phù hợp với kích cỡ, có thể là rộng hoặc chật, cũng có thể gây ra những cơn đau ngực khó chịu.
Nếu kích cỡ áo quá nhỏ, vòng 1 sẽ bị chèn ép trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng đau nhức, khó thở. Còn với những chiếc áo rộng, không hỗ trợ nâng đỡ thì khi bạn vận động, các mô ngực sẽ dễ bị chảy xệ, kém săn chắc, đồng thời gây áp lực lên cơ hoành làm bạn dễ bị đau.

4. Do mặc áo ngực cả ngày

Nhiều người có thói quen mặc áo ngực cả ngày nhưng có ai ngờ rằng, điều này lại là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm cho vòng 1. Biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất là ngực sẽ bị đau nhức. Bởi khi bị chèn ép, cọ xát trong thời gian dài thì ngực sẽ không thể “thở” và nhận đủ oxy để trao đổi. Dần dần, những cơn đau sẽ kéo đến.
Thậm chí, nghiêm trọng hơn là tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú. Theo những nghiên cứu, phụ nữ mặc áo lót 24/24 có nguy cơ mắc ung thư ở bộ phận này cao gấp 125 lần so với thông thường. Nguyên nhân là do các tuyến bạch huyết dưới cánh tay bị nghẽn và tăng khả năng tích tụ chất độc ở mô ngực, làm tế bào ung thư dễ phát triển.
Lời khuyên là bạn chỉ nên mặc áo lót tối đa 8 tiếng mỗi ngày và nên chọn kích thước vừa vặn, co giãn tốt để vừa hỗ trợ, vừa giúp ngực “dễ thở” hơn.

5. Do mắc bệnh xơ nang mô vú

Đôi khi, bầu ngực của bạn trông có vẻ đầy đặn và to hơn bình thường. Rất có thể, bạn đang mắc phải tình trạng xơ nang mô vú. Đây là một căn bệnh phổ biến ở nữ giới và lành tính nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chúng thường xuất hiện những khối u và nổi da gà ở ngực. Nếu những cục u này phát triển và lớn hơn thì sẽ gây ra những cơn đau thắt ở ngực, đặc biệt là khi bạn đang trong chu kì kinh nguyệt.

6. Sử dụng chất kích thích

Vòng 1 là cơ quan tương đối nhạy cảm nên chế độ ăn uống không hợp lý cũng có khả năng dẫn đến những cơn đau ngực. Đặc biệt là đối với các chất kích thích như caffeine, thức uống có cồn, thuốc lá… Khi vào cơ thể quá nhiều, chúng sẽ làm các ống dẫn trong ngực bị sưng và gây ra đau nhức.

Hoài Nguyễn

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Một triệu chứng về vú thường gặp nhất là đau, thường được gọi là đau vú. Đây là nỗi phiền muộn của hầu hết phụ nữ. Cơn đau thường nhẹ nhưng trong một số trường hợp, cơn đau nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lựa chọn điều trị thông thường là thuốc giảm đau và tìm hiểu nguyên nhân gây ra để có cách giải quyết hữu hiệu nhất.

Đau vú được xếp thành ba nhóm chính: đau theo chu kỳ [đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt], đau không theo chu kỳ và đau có nguồn gốc ở ngoài vú.

Đa số phụ nữ cảm giác có triệu chứng đau đều nhẹ, có thể được coi là bình thường. Một số người thấy khó chịu ở vú trong một vài ngày trước khi có kinh. Tuy nhiên, trong cơn đau có thể nặng hoặc kéo dài lên đến 1 – 2 tuần trước khi có kinh. Cơn đau thường giảm nhẹ ngay sau khi ra kinh.

Mức độ thường thay đổi theo từng tháng. Thông thường, cơn đau ảnh hưởng đến cả hai vú. Vị trí đau nhiều ở phần trên và bên ngoài của vú, và có thể lan đến phần bên trong của cánh tay trên.

Nguyên nhân đau vú theo chu kỳ

Do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục. Theo GS. Ayres, phụ nữ đau vú có tỷ lệ progesteron/estrogen thấp hơn so với phụ nữ không đau vú xảy ra ở nửa sau chu kỳ kinh. 

Hậu quả của stress ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, gây rối loạn kinh nguyệt, có thể mất kinh, chậm kinh hay ra kinh nhiều.

đau vú có thể gặp ở phụ nữ có thai giai đoạn đầu do sự tăng sinh và phát triển các ống tuyến vú, cảm giác cương đau.

Điều trị cho phụ nữ đau vú theo chu kỳ

Không cần điều trị nếu các triệu chứng đều nhẹ. Nhiều phụ nữ yên tâm bởi biết rằng đau vú có tính chu kỳ không phải là một triệu chứng của ung thư vú hay bệnh không nghiêm trọng.

Chỉ cần giảm yếu tố stress, nghỉ ngơi thư giãn, chế độ ăn ít chất béo, cà phê, rượu và sô-cô-la. Sử dụng áo ngực hợp lý hỗ trợ giảm đau. Dùng các vitamin B6, viatmin E.

Có thể dùng các loại giảm đau thông thường: paracetamol, hay loại giảm đau không có steroid như: ibuprofen, diclofenac.

Đối với phụ nữ trên 35 tuổi cần đi chụp phim vú, để loại trừ ĐV do ung thư. Phụ nữ trên 20 tuổi chưa muốn có em bé, có thể dùng viên thuốc ngừa thai uống mỗi ngày cũng giúp làm giảm đau vú.

Trường hợp cơn đau nặng nề, giải pháp dùng các loại thuốc như: danazol, tamoxifen, bromocriptine nhằm ngăn chặn nội tiết tố nữ.

Nguyên nhân đau vú không theo chu kỳ

Ít phổ biến hơn đau theo chu kỳ và cũng có nhiều khác biệt. Đau vú có thể có mặt mọi lúc, hoặc đến và đi một cách ngẫu nhiên.

Đây là loại đau vú không liên quan đến thời gian. Có thể xác định vị trí vùng đau ở vú. Đôi khi cơn đau là cảm thấy ở một hoặc cả hai vú.

Nguyên nhân đau vú không theo chu kỳ gặp các nguyên nhân sau:

– Chấn thương vú, một cú đánh hay do tác động lực vào vú rõ ràng gây đau.

– Khối u nang to chèn ép mô vú sẽ gây đau hoặc nhạy cảm đau khu trú.

– Nhiễm trùng vú, vú sưng đỏ, núm vú tiết dịch, thường gặp trong thời kỳ cho con bú do tắc tuyến sữa hay áp-xe tuyến vú.

Điều trị đau vú không theo chu kỳ

Điều trị đau vú không theo chu kỳ: cách điều trị tốt nhất theo nguyên nhân gây ĐV và thuốc giảm đau thông thường. Thuốc kháng viêm kèm giảm đau như diclofenac hay meloxicam sử dụng trong chấn thương vú.

Điều trị chọc hút nang hay bóc nang trong u nang to vú. Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bị nhiễm trùng vú cần dùng kháng sinh và hút sữa để tránh nhiễm trùng.

Loại thứ 3 này không thực sự là một dạng đau vú, mặc dù người phụ nữ cảm thấy giống với đau vú, thường đau ở giữa ngực và không thay đổi theo chu kỳ kinh, phổ biến nhất là đau khớp sườn ức, khi ấn vào xương ức nơi tiếp nối các xương sườn cảm giác đau nhiều thường do viêm sụn sườn.

Đau không phải từ vú mà do viêm khớp ở đốt sống cổ lan xuống vú. Viêm dây thần kinh liên sườn gây đau vú. Bệnh Zona do virus herpes zoster gây ra vị trí ở ngực cũng làm cơn đau vú nhiều.

Điều trị đau vú có nguồn gốc ngoài vú cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây nên, ngoài thuốc giảm đau, dùng những thuốc tác dụng đặc hiệu.

Đau vú không phải là một triệu chứng sớm của ung thư vú. Ngay cả khi đau ngực kèm với một khối u vú, nhiều khả năng là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên, có liên quan đến đau cần đi khám và đặc biệt lưu ý khi có các dấu hiệu sau:

– Một khối u nhỏ ở vú hoặc dưới cánh tay của bạn không đau.

– Có tiết dịch từ một khối u hoặc núm vú.

– Tiền căn gia đình có mẹ hay chị em gái mắc bệnh ung thư vú.

– Dấu hiệu sưng và đỏ ở vú mà không liên quan đến bé bú.

Đau vú là nỗi phiền muộn của đa số phụ nữ. Trên thực tế, triệu chứng đau này thường xảy ra theo chu kỳ làm ảnh hưởng chất lượng sống.

Điều quan trọng cần đi khám và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa giúp tìm ra nguyên nhân để có kế hoạch điều trị tốt.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề