Thế nào là an ninh lương thực quốc gia năm 2024

Sau hai năm đầy thử thách do đại dịch COVID-19, thế giới đang đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng và cung cấp lương thực. Giá dầu đang tăng lên một cách đáng kể, gây ra sự không ổn định trên thị trường năng lượng toàn cầu. Đồng thời, khủng hoảng lương thực đang trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn, với nguy cơ lan rộng của nạn đói trên toàn cầu.

Để ngăn chặn mối đe dọa này xảy ra, việc đảm bảo an ninh lương thực đang trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết. Đảm bảo an ninh lương thực là gì? Hãy cùng YEVA tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau. Để bắt đầu, chúng ta sẽ cần tìm hiểu an ninh lương thực là gì?

Định nghĩa về An ninh lương thực

Theo định nghĩa của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), an ninh lương thực có nghĩa là đảm bảo cho mọi người tiếp cận thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và đủ đầy, ở mọi nơi và mọi lúc, để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động. An ninh lương thực, hay còn được gọi là an ninh lương thực quốc gia, đề cập đến việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho người dân trong mỗi quốc gia, nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực từ bên ngoài.

Thế nào là an ninh lương thực quốc gia năm 2024

250.000 ₫

Giá trị dinh dưỡng Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ má...

Thế nào là an ninh lương thực quốc gia năm 2024

195.000 ₫

Giá trị dinh dưỡng Có tính kháng sinh, kháng viê...

Thế nào là an ninh lương thực quốc gia năm 2024

150.000 ₫

Giá trị dinh dưỡng Hỗ trợ giảm cân, thải độc và ...

Đảm bảo an ninh lương thực là việc đảm bảo mỗi quốc gia có đủ nguồn cung cấp lương thực cho người dân, để đảm bảo sức khỏe và sự sống còn của họ. Điều này bao gồm việc đảm bảo sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp cận lương thực đủ đầy, an toàn và đa dạng, cũng như đảm bảo giá cả hợp lý cho người tiêu dùng và công bằng cho người sản xuất. Đảm bảo an ninh lương thực còn bao gồm khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp như thiên tai, chiến tranh, đại dịch, tăng trưởng dân số và biến đổi khí hậu.

Các tiêu chí để xét tình hình an ninh lương thực

Sự đảm bảo an ninh lương thực bao gồm ba yếu tố chính: sự sẵn có lương thực, tiếp cận lương thực và ổn định lương thực.

  • Sự sẵn có lương thực đảm bảo rằng có đủ khối lượng dự trữ lương thực từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác trong nước hoặc tự nhiên, với mức độ chất lượng phù hợp.

Thế nào là an ninh lương thực quốc gia năm 2024

  • Tiếp cận lương thực là khả năng của mỗi cá nhân hoặc quốc gia để tiếp cận với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng.
  • Ổn định lương thực đảm bảo rằng không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường hoặc các hiện tượng chu kỳ. Trong đó, ổn định lương thực đảm bảo rằng mỗi quốc gia, dân tộc, hộ gia đình hoặc cá nhân luôn có thể tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp mà không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bất thường như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế.

Rất mong qua bài viết trên, YEVA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề an ninh lương thực – 1 vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay.

Trong dân gian, sâm được coi là một vị thuốc vô cùng quý giá, không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe mà còn …

“Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết thì sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.

Để chuẩn bị trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội trong khuôn khổ phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15-8 tới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa có báo cáo về xuất khẩu nông sản (thị trường đầu ra bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, mặt hàng nông sản chủ lực rớt giá…), đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Thế nào là an ninh lương thực quốc gia năm 2024

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan sẽ trả lời chất vấn vào ngày 15-8

Theo Bộ trưởng, an ninh lương thực quốc gia là vấn đề thiết yếu, cấp bách khi nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xuyên biên giới ngày càng khốc liệt, khó lường; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

Với việc giữ diện tích đất trồng lúa 3,5 triệu ha đến 2030 theo kết luận 81 của Bộ Chính trị và, các nghị quyết của Quốc hội, thì diện tích gieo trồng lúa khoảng 7 triệu ha, cho sản lượng 43 triệu tấn thóc một năm, tương đương 27-28 triệu tấn gạo.

Theo tính toán ở kịch bản an toàn cao, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến, thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn thóc một năm. Cả nước sẽ còn khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương tương đương 7-8 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.

“Từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết thì sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.

Mặc dù mỗi năm, Việt Nam cũng nhập khẩu sản lượng gạo nhất định từ Campuchia, Ấn Độ, nhưng hầu hết chỉ dùng để sản xuất các sản phẩm chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi nên việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng không ảnh hưởng lớn đến gạo phục vụ cho tiêu dùng của Việt Nam.

Thế nào là an ninh lương thực quốc gia năm 2024

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cả nước sẽ còn khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương tương đương 7-8 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu

Đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là đủ lượng lúa gạo, mà bao gồm cả thịt cá, rau quả, cây lương thực khác, báo cáo nêu rõ.

Ngoài lúa gạo, hàng năm Việt Nam còn sản xuất bình quân khoảng hơn 7 triệu tấn thịt hơi xuất chuồng, 10 triệu tấn thủy sản và chục triệu tấn rau quả. Như vậy, về tổng thế ở cấp độ quốc gia, vấn đề an ninh lương thực nếu xét trên khả năng cung cấp là đảm bảo.

Tuy vậy, người đứng đầu ngành NN-PTNT thừa nhận, khó khăn trong xuất khẩu nông sản vẫn hiện hữu. Trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2022. Một số ngành hàng được doanh nghiệp tận dụng cơ hội thị trường, tăng xuất khẩu như rau quả (3,2 tỷ USD, tăng 68,1%), gạo (2,58 tỷ USD, tăng 29,6%), cà phê (2,76 tỷ USD, tăng 6%), hạt điều (1,95 tỷ USD, tăng 9,8%).

Ông Lê Minh Hoan cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và phát triển hệ thống logistic nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050.

Trước đó, ngày 6-8, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị yêu cầu các địa phương tận dụng thời cơ, tăng xuất khẩu gạo, nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực, xử nghiêm trường hợp đầu cơ trục lợi, đẩy giá bất hợp lý, gây bất ổn.

* Khoảng 6.370 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng

Đến cuối 2020, diện tích trồng lúa cả nước là hơn 3,94 triệu ha. Trong 2,5 năm (từ 2021 đến tháng 7-2023), khoảng 6.370 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hồi. Diện tích đất chuyển đổi, thu hồi này đang được Bộ NN-PTNT cùng Bộ TN-MT thẩm định, trình Thủ tướng chấp thuận.

Riêng với diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa thuộc diện HĐND cấp tỉnh quyết định (dưới 10 ha), Bộ trưởng Hoan cho hay “Bộ NN-PTNT không có thông tin”.

Khái niệm về an ninh lương thực quốc gia là gì?

An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.

Đâu là nguyên nhân gây ra khủng hoảng an ninh lương thực?

Xung đột, khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, giá phân bón tăng cao và nhiều yếu tố khác đang là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực với quy mô lớn chưa từng có, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu.

Khủng hoảng an ninh lương thực là gì?

Khủng hoảng lương thực được định nghĩa là tình trạng thiếu lương thực đe dọa đến tính mạng hoặc sinh kế hoặc cả hai, mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở mức khủng hoảng hoặc tồi tệ. Trong năm 2020, khủng hoảng lương thức ảnh hưởng tới ít nhất 155 triệu người, nhiều nhất kể từ khi báo cáo được thực hiện vào năm 2017.

Em cần làm gì để bảo vệ an ninh lương thực?

Để đảm bảo an ninh lương thực, cần sản xuất nhiều lương thực hơn, đa dạng các mặt hàng nông sản thiết yếu khác nhưng sử dụng ít nước hơn, với mục tiêu “sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn, cuộc sống tốt hơn”. Những gì chúng ta ăn và cách sản xuất thực phẩm đều ảnh hưởng đến nước.