Tại sao thuế là công cụ điều tiết vĩ mô

Lịch sử phát triển của thuế đã chứng minh rằng, thuế có 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm nguồn thu cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công bằng xã hội và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Chức năng đảm bảo nguồn thu cho NSNN

Mức độ động viên các nguồn thu từ thuế vào ngân sách phần lớn, gắn liền với tổng số chi tiêu của của nhà nước vì các khoản thu này là nguồn bù đắp chủ yếu cho các khoản chi ngân sách. Nhưng các khoản thu này cũng không phải là nguồn bù đắp duy nhất mà bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách còn được bù đắp bằng nguồn vay hoặc phát hành tiền tệ. Mức độ động viên thu ngân sách với tỷ lệ giữa thâm hụt ngân sách trên tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của mỗi nước cho thấy mức độ huy động của nhà nước để bù đắp cho các khoản chi này [tất nhiên kể cả khoản lãi phải trả khi hoàn trả

Chức năng phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng xã hội

Về nguyên tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách công bằng; thuế phải có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân phối lần đầu để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, sự công bằng chỉ mang tính chất tương đối và tuỳ thuộc vào quan niệm cho rằng sự phân phối phải công bằng hay không trong việc phân chia quyền sở hữu diễn ra trên thị trường.

Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế hay khắc phục những bất cân bằng của thị trường

Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định kinh tế. Thuế có thể được sử dụng để khắc phục những bất cân bằng của thị trường. Chẳng hạn như, dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vi mô để quốc tế hoá những tác động nội tại của nền kinh tế. Thuế cũng có thể góp phần thực hiện các cân bằng tổng thể trong khuôn khổ chính sách ngân sách dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vĩ mô.

Cách tiếp cận kinh tế vi mô phù hợp với cách nhìn tự do về sự can thiệp của nhà nước mà với chức năng trợ cấp ngân sách, nhà nước có thể xoá bỏ được những vật cản nảy sinh trong kinh tế thị trường. Cách tiếp cận này đôi khi cũng là trung tâm của các cuộc tranh luận.

Cách tiếp cận kinh tế vĩ mô thuộc quan niệm của Keynes về chính sách kinh tế, thuế là một công cụ mà nhà nước sử dụng nhằm ổn định tình huống [chính sách tác động trên tổng cầu] hoặc cơ cấu [chính sách thuế nhằm tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế]. Khả năng của thuế trong việc thực hiện các mục tiêu hiệu quả kinh tế này đã bị tranh luận khá gay gắt. Tuỳ theo quan điểm mà  chức năng này được đánh giá cao hay thấp.

Tóm lại, để phát huy được vai trò của thuế trong nền kinh tế, phải sử dụng thuế đúng với chức năng của nó. Tuy nhiên, vai trò của thuế đối với nền kinh tế ở mỗi quốc gia không giống nhau mà tuỳ thuộc vào “nghệ thuật sử dụng” công cụ thuế của mỗi quốc gia đó. Vấn đề có tính nguyên tắc là thuế phải luôn luôn phù hợp với mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế – xã hội và là công cụ đắc lực cho việc thực hiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Đó cũng là lý do mà các quốc gia phải thường xuyên rà soát mức độ phù hợp của hệ thống thuế với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cuả mình, thực hiện các cải cách thuế kịp thời nếu thấy cần thiết.

CÔNG TY TNHH YTHO

Văn phòng làm việc: 22/2/9 Đường 21, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0917 83 84 89 [Mr. Thịnh] – 0901 34 01 98 [Ms. Uyên]

E-mail:

Fanpage: Kế Toán Ytho

Thuế có phải là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế không? Vì sao?

Thuế có phải là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế không? Vì sao?

 Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, việc tiếp cận với khái niệm thuế đến với người dân phổ biến và rộng rãi hơn. Có thể thấy thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này mà Quý độc giả còn thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng.

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi hiểu được những băn khoăn này, chúng tôi đưa ra bài viết phân tích về Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội và những nội dung xoay quanh vấn đề để giúp Quý độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về vấn đề này.

Thuế là gì?

Trước khi giải đáp Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội thì cần hiểu về thuế là gì? Có thể thấy chưa có một khái niệm nào thống nhất về thuế trong các văn bản pháp luật hay quy định hiện hành. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.

Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Về cơ bản có thể hiểu, Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Đặc điểm của thuế

Thuế mang một số đặc điểm nhất định. Cụ thể các đặc điểm của thuế gồm có:

Thứ nhất: Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào Ngân sách nhà nước.

Bất kỳ cá nhân hay tổ chức đều cần nộp thuế. Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách nhà nước. Tính bắt buộc của thuế đối với người nộp thuế thể hiện ở chỗ dù họ có muốn hay không, khi họ đáp ứng được những điều kiện luật định thì bắt buộc phải nộp thuế về cho Ngân sách nhà nước bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp.

Ngoài ra tính bắt buộc của thuế còn được thể hiện ở chỗ đối với cơ quan quyền lực thu thuế sẽ thay mặt cho nhà nước tiến hành thu thuế. Các cơ quan quản lý thuế phải thực hiện thu đúng chủ thể, bất kì chủ thể nào đáp ứng các điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế, không được phép lựa chọn hành vi có thu thuế hay không thu thuế và đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.

Thứ hai: Thuế mang tính quyền lực.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, nếu nhà nước không có thuế sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 90% nguồn thu Ngân sách được tạo lập từ thuế, chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì mới đảm bảo thực hiện thu được thuế một cách có hiệu quả nhất, tạo lập nguồn thu tài chính cho quốc gia. Do đó, việc thu thuế được đảm bảo bằng bộ máy làm việc hiệu quả bởi nhiều cơ quan như tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương. Không chỉ vậy nếu người nộp thuế không thực hiện nộp thuế hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba: Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp.

Bất kỳ chủ thể nào họ đủ điều kiện nộp thuế theo quy định, bất kể họ đã được nhận một khoản lợi ích công cộng nào hay chưa thì đều phải nộp thuế. Ngoài ra, thuế không hoàn trả trực tiếp, các chủ thể nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Nhà nước lấy ngân sách để chi cho các vấn đề xã hội như y tế, xây dựng trường học, đường xá… và xã hội được hưởng trong đó, có các chủ thể nộp thuế.

Thứ tư: Thuế mang tính vĩnh viễn

Đặc tính này cho thấy nộp thuế cho Nhà nước không giống như hình thức cho Nhà nước vay tiền nên không thể đòi hỏi Nhà nước phải hoàn trả, bởi vì nguồn thu từ thuế được dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu công mà phần lớn khoản chi này mang tính cấp phát nên nộp thuế cho Nhà nước là san sẻ một phần gánh nặng các khoản chi của Nhà nước.

Vậy cụ thể Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội ra sao sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.

Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Cụ thể vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội được thể hiện như sau:

Thứ nhất: Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế.

Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

Thứ hai: Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.

Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tang. Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học…Cụ thể các cá nhân hay các công ty khi có thu nhập rồi sẽ nộp một phần thuế vào ngân sách nhà nước. Khi các đường xá, câu cống cần phải sửa chữa thì sẽ lấy số tiền ấy để sửa,…

Thứ ba: Thuế đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định và lâu dài.

Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó thuế còn giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.

Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về các nội dung của vấn đề.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề