Phân biệt lãnh đạo quản lý quản trị cho ví dụ mình hóa

Lãnh đạo là gì? Quản lý là gì? Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua hoặc nghe rất nhiều lần về hai thuật ngữ này trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên định nghĩa chính xác và ý nghĩa thực sự của nó không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Trên thực tế, mọi người thường hay nhầm lẫn về hai thuật ngữ này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể phân biệt lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?

Lãnh đạo có thể hiểu là người cung cấp tầm nhìn cấp cao cho một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đội nhóm bất kỳ - với mục tiêu đổi mới theo cách sẽ giúp ích cho tổ chức về lâu dài bằng cách hỏi những gì cần thay đổi và tại sao. Từ đó, các nhà lãnh đạo hướng dẫn mọi người đi đúng hướng bằng cách cung cấp sự hỗ trợ, truyền cảm hứng và động lực. Trên đường đi, các nhà lãnh đạo luôn kiểm tra để đảm bảo mọi người đều liên kết và đi đúng hướng, nhưng họ hiếm khi can dự vào các quyết định chiến thuật.

Quản lý là gì?

Quản lý là người thực hiện theo tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Một khi đích đến đã được xác định, các nhà quản lý là người giám sát hàng loạt chiến thuật đưa họ đến nơi cần đến. Điều này liên quan đến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo mọi người đang hợp tác một cách hài hòa và đảm bảo họ đạt được thời hạn thích hợp để đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình. Thông thường, người quản lý sẽ có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi việc để mang lại lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp của họ.

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

Một tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có cả nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị.

Quản lý tác động trực tiếp đến một đội nhóm để đạt được những mục tiêu đã đề ra, khi đó họ chính là nhà lãnh đạo. Và ngược lại, khi nhà lãnh đạo trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức và giám sát nhân viên thì họ chính là một nhà quản lý. Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, đến đội nhóm để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vậy nếu tổ chức có lãnh đạo giỏi và quản lý kém có được không? Ngược lại, quản lý giỏi nhưng lãnh đạo không có năng lực thì sao? Câu trả lời tất nhiên là không. Một tổ chức/doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa tài lãnh đạo và quản lý để mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Vì vậy, lãnh đạo và quản lý phải song hành với nhau. Mặc dù chúng không giống nhau, nhưng chúng liên kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Để biết lãnh đạo và quản lý khác nhau ở những điểm nào, hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Phân biệt lãnh đạo và quản lý – Sự khác nhau

Mọi người thường lầm tưởng lãnh đạo và quản lý giống nhau, nhưng về bản chất chúng rất khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai điều này là các nhà lãnh đạo thúc đẩy mọi người hiểu và tin tưởng vào tầm nhìn mà họ đặt ra cho công ty và cùng bạn đạt được mục tiêu. Trong khi đó, người quản lý thiên về điều hành công việc và đảm bảo các hoạt động hàng ngày được diễn ra như mong muốn.

Ngoài sự khác biệt trên, lãnh đạo và quản lý còn khác nhau ở những điểm sau:

Lãnh đạo

Quản lý

Tập trung vào tầm nhìn

Tập trung vào các mục tiêu

Hỏi "cái gì" và "tại sao"?

Hỏi "như thế nào" và "khi nào"?

Cung cấp chỉ dẫn

Cung cấp nhiệm vụ

Tạo sự thay đổi

Tạo sự ổn định

Nghĩ về dài hạn

Nghĩ về ngắn hạn

Bên cạnh đó, dù là nhà lãnh đạo hay quản lý thì điều quan trọng bạn cần phải làm vẫn là không ngừng học hỏi, phát triển cá nhân để đưa doanh nghiệp cùng sự nghiệp của bản thân vươn cao, vươn xa hơn trong tương lai. 

Với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp vì lợi ích quốc gia”. Chúng tôi không chỉ đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình, hệ thống mà còn giúp Quý doanh nghiệp củng cố, nâng cao năng lực cá nhân để việc điều hành, quản lý mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, xây dựng nên một bộ máy hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí và sự đoàn kết của các nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Chúng tôi ở đây để làm bàn đạp giúp các nhà lãnh đạo và quản lý thực hiện được những mục tiêu mà tổ chức bạn đề ra.

ISOCERT luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và hợp tác dựa trên phương châm “Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng”.

Xem thêm về Dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực cá nhân và đào tạo cho doanh nghiệp về ISO và cải tiến kinh doanh. Chi tiết TẠI ĐÂY.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm được khái niệm lãnh đạo là gì? Quản lý là gì? Cũng như phân biệt lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0976 389 199 để được trao đổi và giải đáp chi tiết!

Chúc cho những nhà lãnh đạo/quản lý luôn nhiệt huyết, có tâm, có tầm và đảm nhiệm tốt vai trò của mình để chèo lái đưa doanh nghiệp bạn ngày một phát triển, lớn mạnh hướng đến một xã hội hưng thịnh trong tương lai!

Ngày cập nhật: 17-09-2021

Lãnh đạo và quản trị đều là sự tác động có hướng đích của chủ thể tới đối tượng, đều gắn với con người, xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức để đạt các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, phương thức và hiệu lực tác động, phạm vi tác động, nội dung và hình thức thể hiện của lãnh đạo và quản trị có những điểm khác biệt.

Field Marshall Montgomery - nhà chỉ huy quân sự của Anh trong Thế chiến thứ 2, cho rằng lãnh đạo là khả năng và ý chí để tập hợp mọi người nhằm tiến tới một mục đích chung, là truyền sự tự tin cho người khác. Còn theo Hiệp hội Lãnh đạo Quốc tế [International Leadership Associates], lãnh đạo dường như là một thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm.

Như vậy, có thể hiểu lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện mục tiêu chung trong những điều kiện nhất định. Nói cách khác, lãnh đạo là nghệ thuật tập hợp các cá nhân để họ trở thành những thành viên trung thành trong tổ chức và là quá trình tác động liên tục để họ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của tổ chức đã đề ra.

Hiệu quả lãnh đạo là những gì mà một cá nhân ở vai trò lãnh đạo đạt được, do cách thức và đặc điểm lãnh đạo của người đó tạo ra, được một tổ chức đánh giá và công nhận. Thông thường, hiệu quả lãnh đạo thể hiện ở kết quả của mối liên hệ ảnh hưởng, dẫn đến sự thay đổi hướng về tương lai mong đợi.

Trong lúc đó, quản trị là một tiến trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sẽ là điều may mắn cho tổ chức khi một nhà lãnh đạo có kỹ năng của một nhà quản trị, hay một nhà quản trị có phẩm chất của một nhà lãnh đạo.

Đặc điểm của lãnh đạo là thách thức hiện trạng, cải cách, phát triển, có tầm nhìn xa, luôn nhìn về phía trước và đặt câu hỏi "cái gì?", "tại sao?", đồng thời chú trọng đến con người, tạo sự tín nhiệm, làm đúng việc. Trong lúc đó, đặc điểm của quản trị là chú trọng đến hệ thống và cấu trúc, chấp nhận hiện trạng, luôn nhìn vào hạn mức, làm việc đúng, duy trì lòng tin dựa trên sự kiểm soát, thường đặt các câu hỏi "thế nào?" và "khi nào?".

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản trị thể hiện ở những khía cạnh sau đây.

Về định hướng phát triển của tổ chức, trong khi quản trị cần phải theo dõi những điều căn bản, then chốt và các kết quả ngắn hạn, thì lãnh đạo lại quan tâm đến tầm nhận thức và tương lai dài hạn. Về sử dụng, sắp xếp con người, nhà quản trị đòi hỏi có một cấu trúc để thực hiện kế hoạch, nhà lãnh đạo tập trung làm cho mọi người cùng nhìn về một hướng.

Trong việc xây dựng các quan hệ, cương vị về quyền lực trong tổ chức là nguồn sức mạnh của quản trị, còn lãnh đạo dựa trên ảnh hưởng cá nhân, truyền cảm hứng cho người khác. Về phát triển phẩm chất cá nhân, quá trình quản trị nói chung cố gắng duy trì khoảng cách về xúc cảm, trong khi lãnh đạo cần tập hợp các kỹ năng tùy thuộc vào một số phẩm chất cá nhân tinh tế khó nhận thấy nhưng rất mạnh mẽ.

Cuối cùng, để tạo ra kết quả, các nhà quản trị duy trì mức độ ổn định, có thể dự báo trước, và thứ bậc thông qua bối cảnh cụ thể. Trái lại, lãnh đạo tạo ra sự thay đổi. Lãnh đạo khích lệ lòng can đảm, đòi hỏi các chuẩn mực lỗi thời, không hữu ích và không có trách nhiệm xã hội phải được thay thế để đáp ứng với những thách thức mới.

Dĩ nhiên, nhà lãnh đạo hay nhà quản trị đều cần nhận thức rõ vai trò, vị trí, chức năng của mình để không dẫm chân lên nhau khi không cần thiết. Tuy nhiên, những phân biệt trên đây chỉ là tương đối. Sẽ là điều may mắn cho tổ chức khi một nhà lãnh đạo có kỹ năng của một nhà quản trị, hay một nhà quản trị có phẩm chất của một nhà lãnh đạo.

Trong thực tế, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo hay quản trị, người ta đều cần hình thành thói quen tự học, tăng cường nhận thức, tự điều chỉnh hành vi và thói quen của mình. Nhà lãnh đạo có chức vị đã có sẵn quyền hành do vị trí, truyền thống và cơ cấu tổ chức đem lại. Họ chỉ trở thành nhà lãnh đạo thật sự khi biết dùng tài năng, phẩm chất, uy tín để tác động, gây ảnh hưởng và lôi cuốn người khác sẵn sàng toàn tâm toàn ý cống hiến cho tổ chức.

  • Lãnh đạo giỏi phải nhận diện được 7 kiểu người bên cạnh mình

  • 5 từ đơn giản các nhà lãnh đạo giỏi nói mỗi ngày, và nhờ vậy họ thành nhà lãnh đạo lớn

  • Bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo thành công thực sự

  • Tỷ phú Masayoshi Son: Tình bạn là một loại tài sản của doanh nhân

  • Tư duy và cách quản lý của những nhà lãnh đạo thành công - Bài 1

Video liên quan

Chủ Đề