Đối tượng trực tiếp của kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Bởi: Einvoice.vn - 11/05/2022 Lượt xem: 888 Cỡ chữ

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Vậy mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là gì?


Kiểm toán báo cáo tài chính là công việc quan trọng.

1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định, kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá các bằng chứng về một thông tin để xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Quá trình này phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập [Arens et al., 2012]. Cùng với đó, kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý trên các khía cạnh quan trọng của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định chuẩn mực kiểm toán.

>> Tham khảo: Nguyên tắc lập báo cáo tài chính.

2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

Theo ISA, mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp tăng độ tin cậy của người sử dụng báo cáo tài chính. Để làm được điều đó, các kiểm toán viên cần đưa ra ý kiến về tính trung thực và trình bày hợp lý của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Ngoài ra, mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy được những tồn tại, sai sót để khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị mình.


Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Có thể thấy, báo cáo kiểm toán là phương tiện ràng buộc giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính. Nó đại diện cho phương diện quan trọng nhất trong quy trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể sử dụng báo cáo này để chuyển tải kết quả của quá trình kiểm toán đến những người sử dụng báo cáo tài chính.
>> Tham khảo: Những điều cần biết về báo cáo tài chính hợp nhất.

3. Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính

Hiện nay, có 2 phương pháp tiếp cận kiểm toán báo cáo tài chính là: phương pháp trực tiếp và phương pháp chu kỳ.  Cụ thể:

3.1. Phương pháp tiếp cận kiểm toán trực tiếp

Tiếp cận báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định…

  • Ưu điểm của phương pháp này là nội dung kiểm toán và đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toán là như nhau nên rất dễ xác định đối tượng.
  • Nhược điểm: Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính không hoàn toàn độc lập với nhau, nên việc triển khai kiểm toán theo phương pháp này thường không đạt hiệu quả.

3.2. Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kỳ

Những chỉ tiêu liên quan đến cùng một nghiệp vụ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhau. Các nghiệp vụ, chỉ tiêu có thể khái quát thành các chu kỳ như sau:

  • Chu kỳ mua vào và thanh toán
  • Chu kỳ bán hàng và thanh toán
  • Chu kỳ nhân sự và tiền lương
  • Chu kỳ tồn kho và chi phí
  • Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả
  • Tiền

Ngoài ra, nội dung kiểm toán trong mỗi chu kỳ là kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán số dư, số tiền trên báo cáo tài chính và các chỉ tiêu liên quan. Kiểm toán nghiệp vụ cho phép xác định hoặc thu hẹp phạm vi kiểm toán cơ bản với các số dư hoặc số liệu hiển thị trên báo cáo tài chính. Dù tiếp cận kiểm toán theo phương pháp nào thì cuối cùng, kiểm toán viên vẫn cần đưa ra ý kiến nhận xét tổng quát về báo cáo tài chính được kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán chu kỳ thường khoa học và tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp tiếp cận trực tiếp.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

4. Chu trình kiểm toán tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm các chu trình cơ bản như sau:

  • Kiểm toán chu trình bán hàng, thu tiền
  • Kiểm toán chu trình mua hàng, thanh toán
  • Kiểm toán chu trình hàng tồn kho
  • Kiểm toán chu trình lương và tiền trả cho người lao động
  • Kiểm toán chu trình TSCĐ và XD cơ bản.

Các chu trình trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ mối quan hệ trong chu trình kiểm toán.

Từ sơ đồ trên, có thể thấy, chu trình hàng tồn kho sẽ có mối quan hệ với tất cả các chu trình khác ở góc độ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt, có mối quan hệ mật thiết với chu trình Mua hàng - Thanh toán, tiền lương nhân viên, bán hàng - thu tiền. Đây là những chu trình, đầu mối quan trọng với cả khách hàng và công ty kiểm toán. Cụ thể, trong công tác kế toán, kết quả của hàng tồn kho không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với kiểm toán, kết quả kiểm toán chu trình hàng tồn kho sẽ giúp kiểm toán viên có thể kết hợp, đối chiếu và kiểm tra kết quả của các chu trình khác như mua hàng, tiền lương… Từ đó, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả công tác. Trên đây là một số thông tin về kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính. Hy vọng, bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả về báo cáo tài chính, chuẩn bị hành trang trên con đường kiểm toán sắp tới.

Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, vui lòng liên hệ:


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

    27/04/2022-30422 lượt xem

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC cũng như việc BCTC có được trình bày phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không. Thước đo để đánh giá kiểm toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.

2. Đối tượng:

Đối tượng kiểm toán BCTC là các BCTC [bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC] và các bảng khai thác theo luật định.

3. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

  • Mục tiêu tổng quát: được hiểu là tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên Bảng khai tài chính.
  • Mục đích chung của kiểm toán: là việc xem xét đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các chu trình, trên cơ sở các cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về những thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở đơn vị được kiểm toán. Đồng thời xem xét cả tới các mục tiêu chung khác bao gồm: mục tiêu có thực, đầy đủ trọn vẹn, mục tiêu về tính chính xác cơ học, mục tiêu về định giá hay phân loại trình bày, mục tiêu về quyền và nghĩa vụ.

4. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán BCTC:

  • Tuân thủ pháp luật;
  • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp;
  • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn;
  • KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.

II. CÁC CHU TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

1. Kiểm toán BCTC bao gồm các chu trình cơ bản sau:

  • Kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền.
  • Kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán.
  • Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho.
  • Kiểm toán chu trình lương và phải trả người lao động.
  • Kiểm toán chu trình TSCĐ và XD cơ bản.

2. Mối quan hệ giữa các chu trình được thể hiện qua sơ đồ:

Qua đó có thể thấy chu trình hàng tồn kho có quan hệ với tất cả các chu trình khác, chỉ khác ở góc độ trực tiếp hay gián tiếp. Đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với chu trình Mua hàng- thanh toán, tiền lương nhân viên, bán hàng- thu tiền. Đó là những chu trình, những đầu mối quan trọng với cả khách hàng và công ty kiểm toán.

Cụ thể hơn, trong công tác kế toán, kết quả của hàng tồn kho không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với kiểm toán, kết quả kiểm toán chu trình hàng tồn kho giúp các kiểm toán viên có thể kết hợp, đối chiếu và kiểm tra kết quả của các chu trình khác [mua hàng, tiền lương..]. Từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả công tác. Chính từ những đặc điểm trên, các kiểm toán viên luôn xác định kiểm toán hàng tồn kho là trọng tâm khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính.

III – PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng của hoạt động kiểm toán nói chung. Do đó để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp:

  • Kiểm toán chứng từ. Kiểm toán các quan hệ cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic.
  • Kiểm toán ngoài chứng từ [Kiểm kê, thực nghiệm, điều tra].

Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng kiểm toán khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau. Nên cách thức kết hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản trên cũng khác nhau. Trong kiểm toán tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặc chi tiết hơn tuỳ tình huống cụ thể trong quá trình kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại:

1. Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:

  • Kiểm tra chi tiết [các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh];
  • Thủ tục phân tích cơ bản.

2. Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.

IV. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính. Đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 bước:

Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý đối với rủi ro đã đánh giá

Thực hiện kiểm toán

Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán

1. Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý đối với rủi ro đã đánh giá:

Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán. Trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong bước công việc này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng. Với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ…

Bên cạnh đó, trong khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.

Ngoài ra, KTV và Công ty Kiểm toán phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Nhờ hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. Từ đó, cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá. 

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

  • Hợp đồng kiểm toán [CM 210, Đ 42-LKTĐL];
  • Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị [CM 315];
  • Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán [CM 320];
  • Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đánh giá [CM 330];
  • Lập kế hoạch kiểm toán [CM 300];
  • Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài [CM 402].

2. Thực hiện kiểm toán:

Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị.

Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ các loại trắc nghiệm, là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

  • Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC;
  • Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán [CM 450].

3. Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán:

Là lúc kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Để đưa ra được những ý kiến chính xác. Kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc…

Cuối cùng, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên Báo cáo kiểm toán. Đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra 1 trong 2 ý kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần và Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

  • Báo cáo kiểm toán về BCTC [CM 700, 705, 706];
  • Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh [CM 710];
  • Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán [CM 720].

Trên đây là một số khái quát cơ bản về kiểm toán BCTC. Chúng tôi hi vọng có thể bổ sung thêm một số thông tin cũng như kiến thức về kiểm toán BCTC để làm hành trang cho các bạn trên con đường kiểm toán sắp tới. Hoặc tham khảo thêm chi tiết dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của IAC:

>> Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Chủ Đề