Các nước đồng văn là gì

Đó là vấn đề được PGS.TS Đoàn Lê Giang - Trưởng khoa Khoa Việt Nam học thảo luận tại Hội thảo quốc tế “Việt Nam - Giao lưu văn hóa tư tưởng Đông Á” do Khoa Văn Học, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức ngày 8/11.

PGS.TS Đoàn Lê Giang phát biểu tại phiên toàn thể của hội thảo.

PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng vấn đề này được bàn tới khá nhiều trong các công trình nghiên cứu, bài viết hơn 20 năm nay ở Việt Nam với các tên gọi “vòng văn hóa chữ Hán”, “vùng văn hóa Hán”, “khu vực văn hóa đồng văn”… nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong học giới.

Phân tích khái niệm “khu vực văn hóa chữ Hán”, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho biết khái niệm này được các nhà Hán học người Nhật sử dụng từ thế kỷ XX với hai cách tiếp cận. Một là thiên về lịch sử, nhấn mạnh vào quan hệ sách phong giữa Trung Quốc và các nước lân cận, từ đó hình thành khu vực văn hóa chữ Hán. Hai là để chỉ khu vực gồm các nước sử dụng chữ Hán trong quá khứ, vừa chịu ảnh hưởng văn hóa Hán, vừa đấu tranh với văn hóa ấy, và gìn giữ, phát triển văn hóa của mình.

Trong khi đó cách dùng “vòng văn hóa chữ Hán”, “vùng văn hóa chữ Hán”, “vòng văn hóa Hán”, “vùng văn hóa Hán ngữ”, “khu vực đồng văn”, “khu vực văn hóa Nho giáo”, “khu vực văn hóa Đông Á”… không thực sự xác đáng.

Thảo luận về các khái niệm này, Trưởng khoa Khoa Việt Nam học cho rằng khái niệm “vùng văn hóa” thường dùng cho phạm vi địa phương trong một nước, còn “vòng văn hóa” “nghe rất lạ tai, khó hình dung”. Cách gọi “khu vực văn hóa Hán” vừa không chính xác vì khu vực này không chỉ có văn hóa Hán, vừa xúc phạm đến các nền văn hóa lớn trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.

Ông cũng cho biết dùng “khu vực văn hóa Nho giáo” là không ổn. Tuy Nhật, Hàn, Việt đều chịu ảnh hường sâu sắc Nho giáo, nhưng các quốc gia này đều tiếp thu tư tưởng Lão Trang/ Đạo giáo và Phật giáo Đại thừa. Đồng thời cách gọi “khu vực văn hóa Hán ngữ” là không đúng. Vì các nước trong khu vực không nhiều người học Hán ngữ/ tiếng Hán mà chủ yếu chỉ học chữ Hán, tức học cổ văn, cổ Hán ngữ với cách đọc riêng của từng nước là Hán Hòa [Nhật], Hán Hàn, Hán Việt…

“Khi nghiên cứu văn hóa khu vực, không nên chỉ thấy đó là quá trình ‘Hán hóa’ mà còn là quá trình ‘giải Hán hóa’. Cả hai quá trình này cùng tồn tại mới tạo ra khu vực văn hóa này với nhiều quốc gia khá tương đồng nhưng cũng rất bản sắc. Nhờ quá trình ‘giải Hán hóa’ mà còn các nền văn hóa dân tộc Việt, Nhật, Hàn” - PGS.TS Đoàn Lê Giang nhấn mạnh.

Hội thảo quốc tế “Việt Nam - Giao lưu văn hóa tư tưởng Đông Á” thu hút sự tham gia của nhiều học giả quốc tế đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Một số tham luận đặc sắc tại hội thảo như: Hồi âm từ phương Nam - Nhân đọc Tuyển tập truyện ngắn Trần Trường Khánh [GS Huỳnh Như Phương - Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM], Gợi ý liên văn hóa của Husserl về sự đổi mới luân lý và tính hợp lý về lý luận: Một nhận định mới từ quan điểm Đông Á [GS Yu Chung-Chi - Trường ĐH Quốc lập Trung Sơn, Đài Loan]; Nghiên cứu các truyện cổ Việt Nam và Hàn Quốc có đề tài xung đột anh chị em và văn hóa giao tiếp [PGS.TS Kwon Hyeok-rae, Hàn Quốc]…

Tin, ảnh: PHIÊN AN

Tượng Bá Tước Okuma Shigenobu, một trong những chính khách Nhật giúp Phong trào Đông Du

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, vào tháng 6.1905, Phan Bội Châu viết một lá thư bằng chữ Hán gởi Bá Tước Okuma Shigenobu, nay được lưu giữ ở Viện Sử Liệu Ngoại Giao Bộ Ngoại Giao Nhật, nêu lên hai điểm chính vì sao Nhật Bản phải giúp người Việt Nam.

Sau đây là phần lược dịch các ý chính của ông Đỗ Thông Minh từ Tokyo:

"Về nghĩa lý: Châu Á là châu lục lớn nhất trong 5 châu, đế quốc Nhật Bản là lực lượng đứng ở hàng đầu châu Á. Do vậy, Nhật Bản không thể thờ ơ ngồi nhìn các nước Đông Á như Miến Điện, Việt Nam bị Pháp tuỳ ý xâm đoạt được. Việt Nam không phải là Việt Nam của Châu Âu, mà là Việt Nam của Châu Á.

Việt Nam là nước đồng chủng, là nước đồng văn, đồng châu với quý đế quốc, những người Pháp kia dám đến Việt Nam, gây ra độc hại mà không biết sợ.. Trong con mắt của người Pháp không có nước Nhật Bản cường quốc ở Châu Á. Uy phong của Nhật Bản đã mở rộng đến Tây-Bắc, mở rộng tới nhà Thanh, tới Nga. Thế mà trong khi nước Việt Nam đồng văn, đồng chủng, đồng châu bị Pháp chà đạp, làm sao Nhật Bản lại có thể không đi cứu được?

Về lợi hại: Nếu như đế quốc Nhật Bản lấy việc bảo toàn Đông Á là nghĩa vụ thứ nhất của mình thì nước Nga đang dòm ngó Bắc Trung Quốc và nước Pháp đang nhăm nhe Nam Trung Quốc không thể không đánh nhau với Nhật Bản. Pháp đã lấy Đông Dương làm cứ điểm, đang chuẩn bị đầy đủ để dòm ngó cơ hội tiến vào Vân Nam.

Nga tuy thất bại trong chiến tranh nhưng vẫn còn lực lượng. Nếu qua mấy năm, Nga phá bỏ cam kết đối địch với Nhật Bản thì Pháp sẽ liên kết với Ngạ Và nếu vậy thì mối đe dọa của Pháp chắc chắn cũng sẽ đụng chạm đến Lưu Cầu và Đài Loan [khi đó là thuộc địa Nhật]..."

Trong bức thư trên còn có đoạn như sau:


"Hiện nay hòa nghị [với Nga] đã thành, trong nước vô số bậc hùng bá mưu lược xa, nên khuếch trương kịp thời, sớm làm cái kế lo xa, khâu viền cả miền Đông-Nam. Như thế thì đã vặt được lông cánh người Nga, lại có thể giữ được hòa bình ở Châu Á, khiến cho người Châu Âu không dám coi Châu Á là đất thực dân của họ nữạ Như vậy thì danh dự của Đại Đế Quốc Nhật Bản sẽ chiếm địa vị ưu thế trong cả năm châu".

Cụ Phan ở thế nước yếu đi cầu cạnh, đã đem chuyện thời cuộc ra luận bàn và khích tướng người Nhật. Thời đó, Nhật Bản xưng là đế quốc hay đại đế quốc, sánh ngang hàng với các đế quốc Âu-Mỹ khác, cũng oai như siêu cường bây giờ chứ không có nghĩa xấu như sau này.

 

Chủ Đề