Tại sao nói bộ NST của mỗi loài có tính đặc trưng ổn định

Nhờ có quá trình giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội [n NST]. Qua quá trình thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội [2n NST] được phục hồi. Vì vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?

Xem đáp án » 18/03/2020 19,311

Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật

Xem đáp án » 18/03/2020 16,824

Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?

a] Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.

 b] Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

 c] Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.

 d] Sự tạo thành hợp tử.

Xem đáp án » 18/03/2020 6,259

Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?

Xem đáp án » 18/03/2020 5,566

Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?

Xem đáp án » 18/03/2020 5,388

Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

Bạn đang xem: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ nst của mỗi loài sinh vật

- Số lượng NST của một số loài:

+ Người 2n=46; n=23

+ Tinh tinh 2n=48; n=24

+ Gà 2n=78; n=39

+ Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

+ Ngô 2n=20; n=10

- Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

- Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:

+ Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.

+ Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.

Sau đây cùng Top lời giải mở rộng kiến thức này nhé !

1. Nhiễm sắc thể là gì?

Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.

Một nhiễm sắc thể thường là một nhiễm sắc thể mà không phải là một nhiễm sắc thể giới tính. Các nhiễm sắc thể của một cặp nhiễm sắc thể thường trong một tế bào lưỡng bội luôn đồng dạng, không giống như ở trong các cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể có cấu trúc khác nhau. DNA trong nhiễm sắc thể thường thì nói chung được biết đến với tên gọi atDNA hoặc auDNA [autosome DNA].

Nhiễm sắc thể giới tính là một loại nhiễm sắc thể khác với một nhiễm sắc thể thường ở hình dạng, kích thước và chức năng. Nhiễm sắc thể giới tính của con người, một cặp nhiễm sắc thể giới tính thông thường của động vật có vú, quyết định giới tính của một cá nhân được tạo ra trong quá trình sinh sản hữu tính. Nhiễm sắc thể bình thường khác với nhiễm sắc thể giới tính bởi vì nhiễm sắc thể bình thường xuất hiện theo cặp mà các thành tố của nó đều có cùng dạng nhưng khác các cặp khác trong một tế bào lưỡng bội, trong khi đó các thành tố của một cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể khác nhau và do đó quyết định giới tính.

2. Cấu tạo của nhiễm sắc thể


Nhiễm sắc thể có các hình dạng khác nhau như hình que, hình chữ V, hình hạt hay hình móc. Hình dạng của chúng được quy định tùy thuộc vào từng loài sinh vật.

Nhiễm sắc thể được cấu tạo chính từ ADN và Protein. Protein có dạng hình khối cầu và được phân tử ADN quấn quanh tạo nên các đơn vị cấu trúc nhiễm sắc thể.

Đối với những nhiễm sắc thể đơn chúng được cấu tạo từ một sợi ADN kép. Thế nhưng với nhiễm sắc thể kép thì chúng được tạo thành do quá trình nhân đôi. Nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 cromatit giống hệt nhau và được đính tại tâm động. Đặc biệt chúng còn có cùng nguồn gốc từ mẹ hoặc bố.


Đối với các cặp nhiễm sắc thể tương đồng chúng lại được tạo ra sau quá trình tổ hợp. Chúng là hai nhiễm sắc thể giống hệt nhau nhưng không có cùng nguồn gốc.

3. Cấu trúc nhiễm sắc thể

- Đối với virut: vật chất di truyền của chúng chỉ là ADN và ARN, không có NST.

- Đối với sinh vật nhân sơ: NST của chúng là một phân tử ADN dạng vòng, gọi là ADN - NST để phân biệt với plasmit cũng là ADN dạng vòng. 

- Đối với sinh vật nhân thực: khá phức tạp và có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng có những đặc trưng chung và được quan sát rõ nhất vào kì giữa của quá trình nguyên phân. Lúc này, NST co xoắn cực đại. Trong các kì phân bào của tế bào, hình thái NST cũng biến đổi theo.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Phí Lưu Kho Tiếng Anh Là Gì ? Phí Lưu Kho Bãi, Container Tên Tiếng Anh Là Gì

Mỗi NST sẽ có 2 cromatit sau quá trình nhân đôi. Trong đó, mỗi sợi có một sợi phân tử ADN. Một nửa phân tử ADN đó là nguyên liệu cũ, một nửa là tổng hợp mới. Hình dạng và kích thước đặc trưng được tạo ra chính nhờ các cromatit này đóng xoắn cực đại. Eo thứ nhất của NST là nơi có 2 cromatit dính nhau. Một vài NST còn có eo thứ hai là chính là nơi tổng hợp ARN. Những ARN này tích tụ tạo thành nhân con và biến mất ở giai đoạn phân bào. Lúc phân bào kết thúc, chúng tái hiện.

Hình dạng NST ở mỗi loài khác nhau nhưng chủ yếu có bốn loại hình: hình hạt, hình móc, hình que, hình chữ V. Đối với những sinh vật có trải qua giai đoạn ấu trùng thì có NST khổng lồ. 

4. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể được cấu tạo bởi ADN và protein, hai loại vật chất này được gọi là chất nhiễm sắc. Mỗi đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử protein histon tạo nên nucleosome. 

Một phân tử protein histon và một đoạn phân tử ADN chính là công cụ nối các nucleoxom kế tiếp nhau. Chuỗi này được gọi là chuỗi polinucleoxom, tức là sợi cơ bản. Sợi cơ bản có đường kính bằng 11nm.

Khi sợi cơ bản xoắn ba lần:

 - Xoắn lần một: tạo ra sợi nhiễm sắc với đường kính 30nm.

 - Xoắn lần hai: tạo ra sợi siêu xoắn, đường kính 300nm.

 - Xoắn lần ba: tạo thành sợi cromatit, đường kính 700nm.

Chính nhờ sự xoắn cực đại như vậy NST thu gọn cấu trúc không gian 15.000 - 20.000 lần so với chiều dài phân tử ADN, giúp cho quá trình phân li, tổ hợp cũng như quá trình di chuyển thuận lợi hơn.

5. Chức năng của nhiễm sắc thể

Qua những thông tin kể trên chắc hẳn bạn đã hiểu được về nhiễm sắc thể phải không nào. Thế nhưng trong thực tế chúng có chức năng như thế nào? Cùng tìm hiểu chức năng của nhiễm sắc thể dưới đây nhé.

- Lưu trữ thông tin di truyền: Như đã nói ở trên nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất quy định tính di truyền. Chính vì thế mà nó mang trong mình loại gen chứa thông tin di truyền. Mỗi gen sẽ được nằm trên một vị trí khác nhau trên nhiễm sắc thể.

- Bảo quản thông tin di truyền: Không chỉ đảm nhiệm chức năng lưu trữ mà nhiễm sắc thể còn là nơi giúp bảo quản thông tin di truyền. Nhờ có cấu trúc đặc biệt mà thông tin trên nhiễm sắc thể sẽ được bảo quản rất tốt.

- Truyền đạt thông tin di truyền: Các thông tin di truyền nằm trên nhiễm sắc thể sẽ được truyền đạt qua các thế hệ. Chúng được truyền đạt bằng cách nhân đôi, phân li, tổ hợp. Để quá trình này được diễn ra chúng phải trải qua các giai đoạn nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Ngoài các khả năng liên quan đến thông tin di truyền thì nhiễm sắc thể còn giúp điều hòa hoạt động của gen. Cụ thể khi các hoạt động đóng xoắn, tháo xoắn trên nhiễm sắc thể diễn ra thì ADN sẽ trở thành dạng mạch thẳng. Đặc biệt thông tin di truyền từ nhiễm sắc thể chỉ được truyền quá ARN nhờ quá trình phiên mã và dịch mã. Mà hai quá trình này chỉ diễn ra khi nhiễm sắc thể có sự tháo xoắn.

- Trong quá trình phân bào thì nhiễm sắc thể còn giúp phân chia vật chất di truyền đồng đều cho các tế bào con.

Video liên quan

Chủ Đề