Vì sao bị tróc da tay

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc

Thứ Hai ngày 31/08/2020

  • 6 bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất các mẹ cần chú ý
  • 3 dấu hiệu bị dị ứng quan trọng thường gặp mà bạn nên biết
  • Điều trị giời leo không để lại sẹo bằng các phương pháp dân gian

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc là gì? Có gây nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tình trạng da tay bong tróc không chỉ gây ra cảm giác đau rát khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh tróc da tay này để biết cách chăm sóc da tay đúng cách nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc

Các yếu tố từ môi trường

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng da tay bong tróc có thể là do tác động bên ngoài chứ không phải do các vấn đề bên trong và thường đến từ những yếu tố tác động dưới đây:

1. Rửa tay quá nhiều

Mặc dù việc rửa tay thường xuyên có thể giúp làm sạch và làm giảm sự lây lan của các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên điều này cũng vô tình loại bỏ hết lớp dầu bảo vệ trên da. Khi lượng dầu bị mất đi, da không còn giữ được độ ẩm, từ đó gây nên tình trạng khô da hoặc viêm da do xà phòng.

2. Khí hậu khiến da tay bị bong tróc

Nếu thời tiết quá khô hanh hoặc quá lạnh cũng có thể sẽ khiến cho làn da của bạn bị khô, khiến da bị bong tróc hoặc nứt nẻ. Tình trạng bong tróc da sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không đeo găng tay ấm khi ra ngoài trời.

3. Cháy nắng làm da bong tróc

Tia UV có trong ánh nắng mặt trời có thể khiến da bạn bị cháy nắng và tổn thương, gây nên tình trạng sưng đỏ, đau rát và mềm trước khi bong tróc hoặc tróc vảy. Mặc dù hầu hết các vết cháy nắng đều sẽ hết sau khoảng vài tuần nhưng nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở một số người.

4. Trẻ mút ngón tay bị bong tróc da

Việc mút tay quá nhiều, đặc biệt là ở trẻ em sẽ dễ dẫn đến nguy cơ gây lở loét và bong tróc da trên các đầu ngón tay. Không chỉ có trẻ nhỏ, người lớn khi căng thẳng cũng thường có thói quen cắn hoặc mút tay nên dễ gây nên tình trạng bị tróc da đầu ngón tay.

5. Hóa chất khiến da tay bị bong tróc

Việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại ở trong các ngành công nghiệp, xây dựng và sản xuất sẽ khiến cho da tay dễ bị khô, kích ứng và dễ bong tróc. Phụ nữ nội trợ trong gia đình cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị bong tróc da tay bởi thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa để lau sàn, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc da, vệ sinh cá nhân….

Những bệnh tiềm ẩn khiến da tay bị bong tróc

Ngoài những yếu tố ngoại cảnh từ môi trường thì da tay bị bong tróc cũng có thể là do bạn mắc phải một số bệnh về da. Vậy da tay bị bong tróc là bệnh gì?

1. Bệnh chàm ở tay

Bệnh chàm ở tay hay còn gọi là bệnh viêm da tay là một trong những tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số Hoa Kỳ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này có thể là do truyền hoặc do thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng.

Bệnh chàm - cănbệnh tiềm ẩn khiến da tay bị bong tróc

2. Bệnh tróc tế bào da và sừng bàn tay

Bệnh tróc tế bào da và sừng bàn tay là một trong những bệnh lý về da phổ biến gây bong tróc. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu trong những tháng hè và thường xuyên ảnh hưởng đến những đối tượng ở độ tuổi thanh niên và thanh thiếu niên.

Khi bị bệnh này, trên bàn tay sẽ xuất hiện các vết phồng rộp, khi những vết phồng này vỡ ra sẽ để lại những vùng da bị bong tróc. Những vùng da này sau đó sẽ nhanh chóng bị đỏ, khô và nứt nẻ, nhưng chúng thường không ngứa.

3. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một trong những tình trạng da gây ra các mảng da đỏ, viêm thường xuất hiện phổ biến ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, lưng dưới hay bất kỳ nơi đâu trên cơ thể. Đây là một bệnh lý tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch bị tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh nhưng không lây nhiễm. Bệnh vảy nến có thể trầm trọng hơn do chấn thương, chế độ ăn uống, độ ẩm và căng thẳng.

4. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra khi một ai đó chạm vào những chất xúc tác có thể gây nên dị ứng. Chẳng hạn như nếu bạn bị dị ứng với niken thì da của bạn có thể bị kích ứng, nứt nẻ hoặc bong tróc nếu bạn chạm vào niken.

Viêm da tiếp xúc dị ứng gây nên tình trạng bong tróc da

5. Bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ

Bệnh Kawasaki là một loại bệnh lý hiếm gặp, nó thường chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh Kawasaki là nhiệt độ tăng cao kéo dài hơn 5 ngày và thường gây bong tróc da ở bàn tay.

Chứng bệnh này cần phải được điều trị tại bệnh viện và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán sớm. Bệnh lý này còn có thể gây ra biến chứng tim mạch, thường xảy ra trong khoảng 5% trường hợp và 1% trường hợp tử vong.

6. Thiếu niacin hoặc thừa vitamin A

  • Thiếu niacin: Pellagra là một tình trạng bệnh do cơ thể bị thiếu vitamin B3 [niacin] trong chế độ ăn uống. Nó có thể dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí mất trí nhớ. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa niacin để khôi phục mức vitamin B3 và có thể nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng thêm thực phẩm bổ sung.
  • Thừa vitamin A: Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A cũng sẽ khiến da bạn có nguy cơ bị kích ứng và nứt móng tay. Các triệu chứng thừa vitamin A có thể bao gồm buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi. Nếu có dấu hiệu thừa vitamin A, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Trên đây là chia sẻ về một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và có cách điều trị phù hợp nhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh ngoài da

Vậy da tay bị bong tróc là thiếu chất gì và có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào khiến da bị bong tróc? Cách khắc phục ra sao? Bazaar Vietnam sẽ giúp giải đáp những thắc mắc trên của bạn.

Nguyên nhân khiến da tay bị bong tróc

Trước khi tìm hiểu da tay bị bong tróc là thiếu chất gì, bạn cần biết về các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Hiện tượng da tay bị bong tróc khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể một số nguyên nhân cơ bản nhất gây nên hiện tượng bong tróc da dưới đây.

Da tay bị bong tróc là bị gì? Da tay chân bị bong tróc là thiếu chất gì? Đây là hiện tượng da tay chân bị bong vảy, nặng hơn có thể chảy máu gây mất thẩm mỹ và đau đớn. Nguyên nhân đầu tiên kể đến là do cơ thể mất nước. Lúc này quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm đi, làn da không đủ độ ẩm gây khô và bong tróc.

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nhiều trường hợp da tay chân bị bong tróc là do bị nhiễm nấm. Để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì bệnh nhân cần đến các cơ sở da liễu để thăm khám.

Những người có cơ địa da nhạy cảm với các yếu tố về môi trường, khí hậu, nguồn nước, thực phẩm sẽ gây nên tình trạng dị ứng. Về lâu dài tình trạng dị ứng này khiến da tay chân bị bong tróc mất thẩm mỹ.

Da tay bong tróc không chỉ do thiếu chất mà còn vì điều kiện thời tiết thay đổi. Cụ thể như thời tiết quá khô, quá lạnh khiến da bị khô và tróc vảy.

Một số sản phẩm như kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội thường chứa hóa chất mạnh, gây kích ứng da. Điều này sẽ khiến làn da của bạn bị khô, gây bong tróc nếu sử dụng quá thường xuyên. Do đó hãy lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, phù hợp cho làn da của mình.

Một số chuyên gia da liễu cho rằng khi tay bị cháy nắng sẽ dẫn đến hiện tượng bị bong da. Do đó hãy thực hiện chống nắng đầy đủ trước khi ra ngoài để bảo vệ làn da nhé bạn.

>>> Đọc thêm: 9 CÁCH NHẢ NẮNG NHANH NHẤT GIÚP CỨU LÀN DA CHÁY NẮNG

Thói quen rửa tay quá nhiều lần bằng xà phòng sẽ khiến loại bỏ lớp dầu bảo vệ làn da. Điều này khiến cho da tay mất đi độ ẩm và có thể gây bong tróc. Do vậy, sau khi rửa tay bạn nên dưỡng ẩm bằng loại kem phù hợp để tránh làm khô da.

Ngoài những nguyên nhân trên, da tay sần sùi và bong tróc còn do cơ thể thiếu chất. Khi bạn bổ sung quá nhiều hay quá ít một số vitamin sẽ khiến làn da bị bong tróc. Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Cụ thể như khi thiếu vitamin B3 dẫn đến viêm da, tiêu chảy. Hay khi bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ khiến làn da bị kích ứng và móng tay bị nứt.

Nhiều người chưa biết da tay bị khô bong tróc là thiếu chất gì. Việc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến da tay bong tróc. Thiếu vitamin A, B1, B2, B3, B12, vitamin C, vitamin PP là nguyên nhân.

Những nhóm vitamin này có tác dụng dưỡng ẩm và giữ nước cho làn da. Nhờ đó giúp tăng cường sức khỏe làn da, ngăn ngừa viêm nhiễm và các tác động xấu từ môi trường.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng bong tróc da tay còn do ngâm trong nước nóng, bị tổ đỉa, bệnh vảy nến hay Kawasaki… Tùy từng nguyên nhân khác nhau để có các biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

>>> Mách bạn: 5 BÍ QUYẾT DƯỠNG DA TAY ĐỂ TAY ĐẸP NHƯ SON YE JIN

Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Cách xử lý hiệu quả

Ảnh: Shiseido

Bazaar Vietnam đã giải đáp thắc mắc da tay bị bong tróc là thiếu chất gì. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau để có các biện pháp điều trị da bong tróc phù hợp. Dưới đây là một số cách xử lý da tay bong tróc hiệu quả và an toàn.

Mật ong là thực phẩm tự nhiên có tác dụng giữ ẩm, kháng khuẩn hiệu quả. Do vậy bạn hãy sử dụng mật ong thoa lên vùng da bị bong tróc trong khoảng 30 phút và rửa sạch. Nên kiên trì áp dụng biện pháp trên lặp lại 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng bong da tay.

Đọc thêm về Công dụng của mật ong trong làm đẹp da, tóc, móng tay.

Nhiều người sử dụng yến mạch để làm mềm vùng da bị khô, hạn chế sự bong tróc da. Cụ thể cách dưỡng da bằng yến mạch khá đơn giản: bạn ngâm tay vào tô yến mạch pha với nước ấm. Ngâm khoảng 15 phút và rửa sạch. Đây là hỗn hợp giúp dưỡng ẩm cho da tay vô cùng hiệu quả.

>>> Đọc thêm: 5 CÔNG DỤNG CỦA BỘT YẾN MẠCH TRONG LÀM ĐẸP

Bạn cũng có thể sử dụng dưa chuột tươi để đắp lên vùng da bị bong tróc để làm ẩm da. Tiến hành cắt dưa chuột thành lát và chà nhẹ lên vùng da bong tróc trong 15 phút. Cuối cùng rửa tay bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu nhẹ làn da.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC DỤNG CỦA MẶT NẠ DƯA LEO VÀ 7 CÁCH TỰ LÀM MẶT NẠ

Tiến hành thoa dầu dừa, dầu ô liu lên vùng da bị bong tróc để dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả dưỡng ẩm, hạn chế tình trạng bong tróc mất thẩm mỹ.

>>> Đọc thêm: 55 TÁC DỤNG CỦA DẦU DỪA TRONG LÀM ĐẸP VÀ SỨC KHỎE

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng. Mỗi ngày bạn cần uống đủ từ 1,5-2 lít nước để làn da mềm mịn hơn. Đừng để cơ thể mất nước, khiến không chỉ da tay mà da môi, mặt cũng bị bong tróc theo.

Hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây cùng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng để tăng cường vitamin cho cơ thể. Tuyệt đối đừng ăn uống mất cân bằng, nhiều nhóm chất này nhưng lại thiếu chất khác gây tình trạng da tay bong tróc.

Việc tắm nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp dầu trên da gây khô và bong tróc. Do đó bạn nên lưu ý tắm nước ấm vừa đủ, không tắm trong thời gian quá lâu và không kỳ cọ quá mạnh.

Một số loại kem dưỡng chứa vitamin E giúp làm mềm da và hạn chế da bị bong tróc. Do đó hãy lựa chọn loại kem dưỡng da tay phù hợp với làn da của mình để hạn chế sự bong tróc.

Khi da bạn có hiện tượng bong tróc, hãy đi khám để biết da tay bị bong tróc là thiếu chất gì. Xác định được hàm lượng dưỡng chất bị thiếu giúp bạn bổ sung kịp thời. Việc bổ sung vitamin hợp lý là biện pháp hiệu quả để tăng cường vẻ đẹp làn da và sức khỏe. Tuy nhiên tránh lạm dụng quá nhiều vitamin sẽ gây tình trạng dư thừa không tốt.

Bazaar Vietnam đã giải đáp da tay bị bong tróc là thiếu chất gì. Bạn hãy thử áp dụng xem sao nhé. Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà da tay vẫn không phục hồi, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được điều trị dứt điểm nhé.

>>> Đọc thêm: 3 PHƯƠNG PHÁP TRẺ HÓA BÀN TAY THÔNG DỤNG NHẤT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề