Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn độc lập nay là gì

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Chỉ ra cơ sở pháp lí trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?

Trả lời:

Quảng cáo

Cơ sở pháp lí của văn bản Tuyên ngôn Độc lập:

- Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn Độc lập [1776] của Mĩ [Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng...] và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền [1791] của Pháp [Người ta sinh ra tự do và bình đẳng...] làm cơ sở pháp lí.

- Ý nghĩa:

+ Đây là lí lẽ thuyết phục bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mĩ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Cho nên đó cũng là chân lí đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.

+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.

+ Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mĩ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc và sự công bằng, bình đẳng giữa các nước trên thế giới.

+ Dùng phương pháp suy luận trực tiếp, suy rộng ra từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc: Đó là những chân lí không thể chối cãi được.

- Nghệ thuật: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Giải chi tiết:

Mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp:

+ “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”

+ “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

- Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân; khẳng định đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”

- Từ quyền tự do và bình đẳng của con người, Bác đã suy rộng ra "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.

=> Ý nghĩa của việc trích dẫn:

- Để đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận thuyết phục - nghĩa là cách lập luận và lí lẽ phải được triển khai từ một tiên đề có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.

- Đặt trong bối cảnh lịch sử đương thời: thực dân Pháp đang âm mưu trở lại nước ta, đế quốc Mĩ cũng đang bộc lộ rõ ý đồ xâm lược, ta sẽ thấy việc trích dẫn còn mang một ý nghĩa nhắc nhở, cảnh tỉnh: nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc VN thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Ở đây, với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được.

- Ngầm ý đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc. Hơn thế, cách mạng VN đã cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của cả hai cuộc cách mạng Pháp và Mĩ. 

Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới. Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ở Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 không chỉ có ý nghĩa đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới. Bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đã đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc, độc lập và tự do, dân chủ cho nhân dân. Mọi người được bình đẳng, bác ái, được sống, tự do và tìm được hạnh phúc, đó là những từ ngữ đẹp với nội hàm chất chứa những nội dung nhân văn lớn và sâu sắc mà hàng triệu triệu người mong đợi. Tuyên ngôn Độc lập 2/9 được bắt đầu với một định đề triết học nhân văn dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: " Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc". Kế tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trích bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: " Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Và đi tới khẳng định : “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Qua đó, ta thấy ý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một lí tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bác ái, về nhân quyền đi đến một yêu cầu, một khát vọng cháy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân dân Việt Nam là độc lập dân tộc. Và “ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta, của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Minh Hoàng

Trả lời 2 năm trước

Cảm ơn bạn. Mình đang cần làm bài tập về câu này mà khó tìm quá

      Độc lập, tự do, tự chủ là giá trị lớn nhất của một quốc gia, dân tộc. Ở đó, chúng ta -  những người dân đang sinh sống trên mảnh đất quê hương phải có tiếng nói riêng, bảo vệ độc lập, tự do đó. Lịch sử dựng nước, giữ nước của Việt Nam đã gây dựng nên 03 bản “Tuyên ngôn độc lập” sống mãi với thời đại: Bình Ngô đại cáo [Nguyễn Trãi], Nam Quốc Sơn Hà [Lý Thường Kiệt] và Tuyên ngôn độc lập [Hồ Chí Minh]. Trong đó, Tuyên ngôn độc lập được đánh giá là bản tuyên ngôn mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Cùng phân tích cơ sở pháp lý của bản “Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh qua bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh

Đôi nét về tác giả, tác phẩm, bố cục và cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh 

-      Một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc, “danh nhân văn hóa lớn của nhân loại”.

-      Người đã góp nhiều công sức trong hành trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới của độc lập, tự do và tự chủ.

Tuyên ngôn độc lập

-      Tác phẩm vừa là một văn kiện lịch sử vừa là áng văn chương chính luận mẫu mực với hệ thống luận cứ, luận điểm rõ ràng, cách lập luận chặt chẽ, sắc bén.

-      Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh viết và đọc trên quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945, đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà.

Về cơ sở pháp lý:

-      Hồ Chí Minh dựa vào bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp về nhân quyền, dân quyền,... 

-> Dùng lời của Pháp, Mĩ để khẳng định lại cho Pháp, Mỹ về dân quyền, nhân quyền của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Xem thêm:

Phân tích tuyên ngôn độc lập

Dàn ý phân tích bài tuyên ngôn độc lập đủ ý

Bài văn phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập hay nhất

      Bàn về văn chính luận, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là chuẩn mực, đại diện điểm sáng trong lập luận, dẫn chứng và tận dụng các thủ pháp nghệ thuật. Ở phần mở đầu của Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lý vô cùng vững chắc, làm cho những luận điệu của thực dân Pháp, Mỹ và các nước đế quốc trên thế giới trở thành luận điệu vô nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để làm căn cứ, nền tảng của lời tuyên bố sau này. 

      Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề nhân quyền của con người, đó vốn dĩ là những nhu cầu vô cùng cần thiết và vốn có mà không ai có thể xâm phạm, tước bỏ.

        Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Quyền tự do, bình đẳng là nhân quyền cũng là dân quyền, ngay từ khi mới ra đời, con người đã có sẵn những quyền lợi đó.”

      Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa tuyên ngôn của Pháp, Mỹ làm cơ sở pháp lý bởi đây là hai bản tuyên ngôn  là những áng văn chương vô cùng nổi tiếng, có giá trị pháp lý, lịch sử vô cùng vững chắc. Hơn nữa, cả Pháp và Mỹ thời bấy giờ là những quốc gia phát triển vượt bậc, hiện đại văn minh và đề cao con người; lấy Pháp, Mỹ là điểm soi chiếu thì sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập sẽ tăng thêm.

        Đây còn là thủ pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc của tác giả, lấy “gậy ông đập lưng ông”. Người dùng những luận điệu, lời lẽ và lập luận của Pháp, Mỹ để nhấn mạnh và khẳng định lại với hai cường quốc này về những vấn đề tương tự đối với Việt Nam. 

Xem thêm:

Tóm tắt tuyên ngôn độc lập

      Không chỉ thể, việc đưa ra cơ sở pháp lý như vậy một mặt thể hiện sự tôn trọng đối với những tư tưởng tiến bộ trong tuyên ngôn của Pháp, Mỹ, mặt khác giành thế chủ động về cho dân tộc ta, khiến Pháp, Mỹ rơi vào tình thế bị động, không thể phản bác lại. Bởi lẽ, những vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp bàn đến là dựa theo hai bản tuyên ngôn của họ. Pháp, Mỹ tiếp tục xâm lược Việt Nam chính là đang truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do bình đẳng bác ái mà cha ông họ đã từng giương cao.

      Bằng các dẫn chứng về nhân quyền, Hồ Chí Minh mở rộng ra vấn đề về dân quyền: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Lời khẳng định vô cùng mạnh mẽ của tác giả về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Dù là nam hay nữ, người da trắng, da vàng hay da đen, người giàu hay người nghèo,...thì đều được hưởng các quyền lợi như nhau.

      Đó gọi là công bằng, bình đẳng. Những quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do là quyền cơ bản nhất mà ai cũng có quyền được hưởng, không một ai hoặc bất cứ thế lực nào được quyền chà đạp. Người khẳng định: “Đó là lẽ phải, không ai chối cãi được".

      Bên cạnh cơ sở pháp lý được đưa ra, Hồ Chí Minh còn cho thấy tài năng của mình qua cách lập luận vô cùng sắc bén, lúc nhu, lúc cương vô cùng linh hoạt. Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là chuẩn mực của văn học chính luận, tuy mang tính chính trị cao nhưng không hề nhàm chán, mực thước; ngược lại còn khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, trầm trồ khen ngợi trước áng văn chương bất hủ này.

Kết bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập Hồ Chí Minh

      Đã hơn 75 năm kể từ ngày cả đất nước hướng về quảng trường Ba Đình cờ hoa rực lửa, nghe Hồ , Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giây phút thiêng liêng, hào hùng ấy không khỏi làm cho nhiều người xúc động mà rơi lệ. Dường như cho đến giờ đây, mỗi lần đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ta lại nghe được giọng nói trầm ấm, thân mật, chân thành xen lẫn niềm tự hào vô bờ.

        Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ giúp ta hiểu hơn về tài năng, con người của vị lãnh đạo xuất chúng Hồ Chí Minh mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc bao đời nay vẫn thế.

Video liên quan

Chủ Đề