Viên chức được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Gửi Luật sư,Tôi là giáo viên THCS Tôi vào biên chế nhà nước từ 01/01/2016 tới tháng 9/2016 thì hết thời gian tập sự và hiện đang xét duyệt hết thời gian tập sự.

1, Vì lý do cá nhân, giờ tôi muốn xin nghỉ không lương liệu có được không?2, Thời gian nghỉ ko lương của tôi có thể được bao nhiêu tháng?3, Quy định đóng BHXH khi tôi nghỉ không lương là thế nào?4, Tôi cần làm các thủ tục gì để xin nghỉ không lương?5, HIện giờ trường tôi đang thiếu giáo viên do có 3 cô mới nghỉ đẻ. Giờ tôi làm đơn xin nghỉ ko lương nếu trường lấy lý do thiếu giáo viên thì tôi có được chấp nhận nghỉ không lương hay không?Rất mong Luật sư trả lời giúp tôi.Cảm ơn và mong nhận được hồi âm của Luật sư sớm để tôi có thể làm đơn xon nghi sớm.

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau: 

Khoản 4 Điều 13 Luật viên chức 2012 quy định viên chức "Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập".

Như vây, pháp luật cho phép đơn vị sử dụng lao động và người lao động được phép thỏa thuận về nghỉ không lương. Không có quy định khống chế về điều kiện nghỉ không lương và thời gian nghỉ không lương tối đa. Đơn vị có thể dựa trên nguồn nhân lực, công việc tại đơn vị để xem xét có cho bạn nghỉ không lương hay không?

Khi được nghỉ không lương, nếu tháng đó bạn không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội. Bạn có thể có đơn xin nghỉ không lương gửi lên đơn vị và chờ xét duyệt.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn  vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: [ Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 ]
 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức 2010 thì viên chức được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Liên quan đến chế độ ốm đau thì Điều 26 Luật BHXH 2014 quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong một năm được tính theo ngày làm việc như sau:

Đối với công việc trong môi trường làm việc bình thường, người lao động được phép nghỉ 30 ngày cho chế độ ốm đau nếu như người đó có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm, nếu đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì người lao động được nghỉ 40 ngày cho chế độ ốm đau, nếu thời gian tham gia bảo hiểm của người đó được ghi nhận từ đủ 30 năm trở lên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 60 ngày.

Người lao động làm những công việc, làm nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại hoặc ở mức đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc mà thuộc đối tượng, danh mục do Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc người lao động làm việc ở địa bàn nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở đi, cộng với có thời gian tham gia BHXH mà dưới 15 năm thì được hưởng 40 ngày cho chế độ ốm đau; nếu thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng 50 ngày; nếu thời gian tham gia bảo hiểm của người đó được ghi nhận từ đủ 30 năm trở lên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 70 ngày [những ngày nghỉ chế độ này không tính ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết và các ngày nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật].

Trong quá trình lao động, người lao động nếu phải nghỉ việc để điều trị bệnh đối với các căn bệnh nằm trong Danh mục các bệnh bắt buộc phải tiến hành chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được áp dụng thời gian nghỉ cho chế độ ốm đau như sau:

- Người lao động được phép nghỉ nhiều nhất là 180 ngày, trong đó bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần;

- Nếu như hết thời hạn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau vừa nêu trên mà người lao động vẫn chưa hồi phục, chưa có dấu hiệu khỏi bệnh mà cần tiếp tục điều trị thêm thì được phép hưởng chế độ ốm đau tiếp tục nhưng lúc này sẽ được áp dụng với mức thấp hơn, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện thời gian hưởng tiếp chế độ ốm đau tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Chinhphu.vn


Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được hưởng các chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Nếu viên chức không nghỉ hoặc không nghỉ hết số ngày nghỉ này thì được thanh toán tiền cho những ngày không nghỉ.

Ngoài ra, nếu viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu thì có thể được gộp ngày nghỉ phép:

- Gộp số ngày nghỉ phép của hai năm để nghị một lần;

- Gộp số ngày nghỉ phép của ba năm để nghỉ một lần. Trong trường hợp này, viên chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt: Với các lĩnh vực đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định riêng.

Về việc nghỉ không hưởng lương, khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức nêu rõ:

Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ quy định này, viên chức hoàn toàn được nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên, khi nghỉ không hưởng lương thì viên chức phải đáp ứng hai điều kiện sau đây:

- Có lý do chính đáng;

- Được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức nghỉ việc không lương không? [Ảnh minh họa]


Viên chức được nghỉ việc không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Vì chế độ nghỉ của viên chức thực hiện theo pháp luật về lao động. Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, viên chức được nghỉ việc riêng và không hưởng lương trong thời gian 01 ngày, phải thông báo với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp:

- Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết;

- Cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

- Khi có thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để nghỉ không hưởng lương.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, viên chức còn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Cụ thể, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

STT

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Dưới 15 năm

Từ đủ 15 - dưới 30 năm

Đủ 30 năm trở lên

Điều kiện lao động bình thường

Thời gian nghỉ/năm

30 ngày

40 ngày

60 ngày

- Làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Làm ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên

Thời gian nghỉ/năm

40 ngày

50 ngày

70 ngày

Riêng trường hợp nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày: Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần. Hết 180 ngày này mà vẫn tiếp tục điều trị thì thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Đặc biệt, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp không phải trả lương cho viên chức mà viên chức sẽ được nhận tiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đáng chú ý, nếu nghỉ đủ thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm thì theo Điều 29 Luật BHXH, viên chức còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày trong một năm do sức khỏe chưa phục hồi. Thời gian này gồm cả ngày lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần.

Số tiền viên chức nhận được do hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả mà không phải từ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Nói tóm lại: Viên chức được nghỉ không lương tối thiểu 01 ngày nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, tối đa không giới hạn số ngày nếu thỏa thuận được với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp do có lý do chính đáng.

Ngoài ra, viên chức cũng được nghỉ tối thiểu 30 ngày và tối đa bằng số thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội mà không hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập mà từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Điều kiện, thủ tục viên chức xin nghỉ việc mới nhất

Tôi là viên chức nhưng đang muốn quay về quê phụ giúp gia đình 6 tháng. Như vậy thì tôi xin nghỉ không lương thời gian dài thì có được không theo quy định pháp luật? Tôi được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày? Viên chức tự ý nghỉ việc mà không có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định:

"Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập".

Theo quy định trên, viên chức có quyền nghỉ không lương trong trường hợp:

+ Có lý do chính đáng;

+ Được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Do đó, nếu muốn nghỉ không lương trong thời gian 06 tháng, chị cần liên hệ với người đứng đầu Bệnh viện [đơn vị nơi chị đang công tác] để thỏa thuận về vấn đề này.

Nếu được sự đồng ý của người đứng đầu thì chị được nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận giữa chị và người đứng đầu đơn vị.

Trường hợp người đứng đầu đơn vị không đồng ý cho chị nghỉ không lương thì chị không được tự ý nghỉ việc.

Nghỉ không lương [Hình từ Internet]

Viên chức được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Vì chế độ nghỉ của viên chức thực hiện theo pháp luật về lao động. Do đó, căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

"Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a] Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b] Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c] Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."

Như vậy, viên chức có thể thảo thuận với cơ quan đơn vị để thống nhất số ngày nghỉ không lương.

Viên chức tự ý nghỉ việc mà không có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Căn cứ tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 các hình thức kỷ luật đối với viên chức quy định cụ thể như sau:

"Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a] Khiển trách;
b] Cảnh cáo;
c] Cách chức;
d] Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức."

Đồng thời Điều 19 Luật Viên chức 2010 quy định những việc viên chức không được làm:

"Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

Tùy theo mức độ vi phạm của viên chức sẽ có hình thức xử phạt riêng cho từng trường hợp cụ thể, bạn tham khảo để biết thêm chi tiết.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ không lương

Nghỉ không lương
Viên chức
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghỉ không lương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề