Sự khác nhau giữa sinh trưởng và phát dục cho ví dụ

  • Sự khác nhau giữa sinh trưởng và phát dục cho ví dụ

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

Cùng LuatTreEm tìm hiểu qua nội dung bài 32 trong chương trình Công nghệ 7 để có thể biết được khi nào vật nuôi có thể tiên hành sinh sản và những giai đoạn còn lại trong đời sống của vật nuôi gọi là gì? Mời các em cùng tham khảo!

Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và sự phát dục xen kẽ nhau.

Quan hệ giữa tuổi và khối lượng của ngan

a. Sự sinh trưởng:

  • Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể.
  • Ví dụ: xương ống chân của bê dài thêm 5cm, dạ dày lợn tăng thêm sức chứa

b. Sự phát dục:

  • Là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.
  • Ví dụ: gà trống biết gáy, gà mái bắt đầu đẻ trứng

1.2. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 

  • Sự tăng cân của ngan con theo ngày, tuần tuổi → Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo giai đoạn.
  • Khối lượng của hợp tử lợn là 0,4mg, lúc đẻ ra nặng 0,8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg → Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là không đồng đều.
  • Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày → Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo chu kì.
  • Quá trình sống của lợn phải trải quả các giai đoạn: bào thai ⇒ Lợn sơ sinh ⇒ Lợn nhỡ ⇒ Lợn trưởng thành → Đặc điểm sinh trưởng và phát dục giai đoạn theo giai đoạn.

1.3. Các yếu tố tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

  • Đặc điểm di truyền của vật nuôi.
  • Các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

Yếu tố ảnh hưởng đên sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

Câu 1: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục?

Gợi ý trả lời

  • Sự sinh trưởng là sư tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
  • Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

Câu 2: Em hãy quan sát sơ đồ trên và chọn xem các ví dụ sau minh họa cho đặc điểm nào?

a) Sự tăng cân của ngan theo tuổi (ví dụ ở phần I).

b) Khối lượng của hợp tử lợn là 0.4 mg, lúc đẻ ra nặng 0.8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg.

c) Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày.

d) Quá trình sống của lợn trải qua các giai đoạn:

Bào thai → lợn sơ sinh → lợn nhỡ → lợn trưởng thành.

Gợi ý trả lời

  • a, b đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi không đồng đều.
  • c đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo chu kì.
  • d đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo giai đoạn.

3. Luyện tập Bài 32 Công Nghệ 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
  • Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ, bảng biểu.
  • Tích cực học tập để ứng dụng vào chăn nuôi tại địa phương.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1: Trứng thụ tinh để tạo thành yếu tố nào?

    • A.
      Giao tử
    • B.
      Hợp tử
    • C.
      Cá thể con
    • D.
      Cá thể già
  • Câu 2: Sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì với sự sinh trưởng và phát dục? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

    • A.
      Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra cùng một lúc
    • B.
      Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, không liên quan gì nhau
    • C.
      Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau
    • D.
      Cả 3 đáp án trên đều sai
  • Câu 3: Ngan 1 ngày tuổi có cân nặng bao nhiêu?

    • A.
      42g
    • B.
      79g
    • C.
      152g
    • D.
      64g

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 88 SGK Công nghệ 7

Bài tập 2 trang 88 SGK Công nghệ 7

4. Hỏi đáp Bài 32 Chương 1 Công Nghệ 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sau khi trồng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo môn Công nghệ 7để chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
    • II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi
    • III. Các yếu tố tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi

Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và sự phát dục xen kẽ nhau.

1. Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể.

2. Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.

Những biến đổi của cơ thể vật nuôiSự sinh trưởngSự phát dục
- Xương ống chân của bê dài thêm 5cm.X
- Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg.X
- Gà trống biết gáy.X
- Gà mái bắt đầu đẻ trứng.X
- Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.X

II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi

a) Sự tăng cân của ngan con theo ngày, tuần tuổi.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo giai đoạn.

b) Khối lượng của hợp tử lợn là 0,4mg, lúc đẻ ra nặng 0,8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là không đồng đều.

c) Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo chu kì.

d) Quá trình sống của lợn phải trải qua các giai đoạn: bào thai ⇒ Lợn sơ sinh ⇒ Lợn nhỡ ⇒ Lợn trưởng thành.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục giai đoạn theo giai đoạn.

III. Các yếu tố tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

Đặc điểm di truyền của vật nuôi.

Các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trứng thụ tinh để tạo thành:

A. Giao tử. B. Hợp tử. C. Cá thể con. D. Cá thể già.

Đáp án: B. Hợp tử.

Giải thích: (Trứng thụ tinh để tạo thành hợp tử – SGK trang 86)

Câu 2: Sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì với sự sinh trưởng và phát dục?

A. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra cùng một lúc.

B. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, không liên quan gì nhau.

C. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Đáp án: C. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

Giải thích: (Trong sự phát triển của vật nuôi thì sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau. – SGK trang 86)

Câu 3: Ngan 1 ngày tuổi có cân nặng:

A. 42g B. 79g C. 152g D. 64g

Đáp án: A. 42g

Giải thích: (Ngan 1 ngày tuổi có cân nặng: 42g – SGK trang 87)

Câu 4: Buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Đáp án: A. Sự sinh trưởng.

Giải thích: Buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình đó được gọi là sự sinh trưởng – SGK trang 87

Câu 5: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Đáp án: B. Sự phát dục.

Giải thích: (Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là sự phát dục – SGK trang 87)

Câu 6: Có mấy đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

Đáp án: D. 3

Giải thích: (Có 3 đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

- Không đồng đều

- Theo giai đoạn

- Theo chu kì – SGK trang 87)

Câu 7: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:

A. Sự sinh trưởng.

B. Sự phát dục.

C. Phát dục sau đó sinh trưởng.

D. Sinh trưởng sau đó phát dục.

Đáp án: A. Sự sinh trưởng.

Giải thích: (Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là sự sinh trưởng – SGK trang 87)

Câu 8: Chu kì động dục của ngựa là:

A. 21 ngày. B. 18 ngày. C. 23 ngày. D. 29 ngày

Đáp án: C. 23 ngày.

Giải thích: (Chu kì động dục của ngựa là 23 ngày – SGK trang 88)

Câu 9: Lợn lúc đẻ ra nặng khoảng:

A. 0,4 mg .B. 3 – 4 kg. C. 0,8 – 1 kg. D. 30 kg.

Đáp án: C. 0,8 – 1 kg.

Giải thích: (Lợn lúc đẻ ra nặng khoảng 0,8 – 1 kg – SGK trang 88)

Câu 10: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

A. Đặc điểm di truyền.

B. Điều kiện môi trường.

C. Sự chăm sóc của con người.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Giải thích: (Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:

- Đặc điểm di truyền.

- Điều kiện môi trường.

- Sự chăm sóc của con người – SGK trang 88)

Bài: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sau khi trồng trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững về khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi, đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải Vở bài tập Công Nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.