Social Institutions La gì

Cập nhật nội dung chi tiết về Thiết Chế Xã Hội (Social Institutions) Là Gì? Chức Năng / 2023 mới nhất trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thiết chế xã hội

Khái niệm

Thiết chế xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social Institutions.

Thiết chế xã hội có thể được hiểu là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực, các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được hình thành và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.

Như vậy, thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò xã hội có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng.

Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội; không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.

Thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế – xã hội. Sự nảy sinh của thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định không do yếu tố chủ quan, chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế – xã hội như thế nào thì hình thành thiết chế xã hội như thế ấy.

Chức năng cơ bản

Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội bao gồm:

– Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội. Sự điều tiết này tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ đó, thiết chế xã hội xã hội hoá con người và hành vi xã hội;

– Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội; điều chỉnh hành vi của nhóm, cá nhân và duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm;

– Kiểm soát xã hội. thiết chế xã hội là hệ thống của những qui định xã hội rất chặt chẽ. Để thực hiện những qui định đó phải có những phương tiện và phương thức cần thiết. Mặt khác, bản thân thiết chế xã hội cũng là một phương tiện kiểm soát xã hội. Có hai phương thức kiểm soát xã hội là kiểm soát chính thức và kiểm soát phi chính thức.

– Riêng với thiết chế truyền thông, còn có chức năng kết nối, siêu kết nối – kết nối khơi thức nguồn tài nguyên mềm, tạo sức mạnh mềm.

– Từ siêu kết nối, truyền thông đảm nhận vai trò can thiệp và kiến tạo xã hội.

Khái niệm gia đình:Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người,một thiết chế văn hóa-xã hội đặc thù,được hình thành và tồn tại phát triển trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyế thống,quan hệ nuôi dưỡng vá giáo dục…giữa các thành viên

Chức năng xã hội Gia đình bao gồm:

Các chức năng tái sản xuất ra con người.

Chức năng giáo dục

Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm

1. Các chức năng tái sản xuất ra con người.

Đây là chức năng riêng của gia đình, nhằm duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động xã hội, cung cấp công dân mới, người lao động mới, thế hệ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.

Chức năng này đáp ứng yêu cầu xã hội và nhu cầu tự nhiên của con người. Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp. Đối với nước ta, chức năng sinh đẻ của gia đình đang được thực hiện theo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, dân số đông.

2. Chức năng giáo dục

Nội dung giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách, thẩm mỹ… phương pháp giáo dục gia đình cũng đa dạng, song chủ yếu bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình truyền thống. Chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu là cha mẹ, ông bà đối với con cháu, cho nên giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục.

Giáo dục gia đình là một bộ phận và có quan hệ hổ trợ, bổ sung cho gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục gia đình có vai trò quan trọng được coi là thành tố của nền giáo dục xã hội chung. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế được.

3. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên và của gia đình. Sự tồn tại của hình thức gia đình còn phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và cho xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế thành phần, các gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ. Đảng và nhà nước đề ra chính sách kinh tế – xã hội, tạo mọi điều kiện cho các gia đình làm giàu chính đáng từ lao động của mình. Ở nước ta hiện nay, kinh tế gia đình được đánh giá đúng với vai trò của nó. Đảng và nhà nước có những chính sách khuyến khích và bảo vệ kinh tế gia đình. Vì vậy mà đời sống của gia đình và xã hội đã được cải thiện đáng kể.

Thực hiện chức năng kinh tế tốt sẽ tạo tiền đề và cơ sở vật chất cho tổ chức đời sống gia đình.

Việc tổ chức đời sống gia đình chính là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên và thời gian nhàn rỗi để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, đời sống vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo sẽ nâng cao sức khỏe của các thành viên đồng thời cũng duy trì sắc thái, sở thích riêng của mỗi người.

Thực hiện tốt tổ chức đời sống gia đình không những đảm bảo hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của từng cá nhân mà còn góp vào sự tiến bộ của xã hội.

4. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm

Đây là chức năng có tính văn hóa – xã hội của gia đình. Chức năng này kết hợp với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Trong gia đình mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ thi hành các chức năng trên, trong đó người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ đảm nhận một số thiên chức không thể thay thế được. Vì vậy, việc giải phóng phụ nữ được coi là mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải được bắt đầu từ giáo dục.

* Tóm lại, gia đình thông qua việc thi hành các chức năng vốn có của mình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Việc phân chia chúng là tương đối. Cấn tránh tư tưởng coi trọng chức năng này, coi nhẹ chức năng kia, hoặ tư tưởng hạ thấp chức năng gia đình. Mọi quyết định tuyệt đối hóa, đề cao quá mức hay phủ nhận hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.

Tổ Chức Chính Trị Xã Hội Là Gì? / 2023

Tổ chức chính trị – xã hội là một trong những tổ chức xã hội góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tổ chức chính trị – xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm:

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Đây là liên minh chính trị – tổ chức liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo;

Là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân;

Nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân;

Giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Là tổ chức chính trị – xã hội tập hợp tầng lớp thanh niên, là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của Đảng.

Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến địa phương nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên.

Ðoàn thanh niên cũng là nơi đào tạo ra các viên chức, cán bộ có phẩm chất trong bộ máy nhà nước, hoặc giữ những chức vụ trọng trách trong các tổ chức chính trị xã hội, ví dụ như Ðảng, công đoàn.

Doanh Nghiệp Xã Hội Là Gì? / 2023

Gần đây bạn có nghe nhiều đến khái niệm doanh nghiệp xã hội? Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Theo quy định tại điều 10 Luật doanh nghiệp 2020. Doanh nghiệp xã hội có các tiêu chí sau:

Như vậy có thể tóm gọn về khái niệm doanh nghiệp xã hội như sau: “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thành lập hợp pháp và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 với mục đích vì cộng đồng, xã hội và trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.“

Vai trò của doanh nghiệp xã hội

Đóng góp của DNXH tập trung vào ba lĩnh vực. Thứ nhất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, người có HIV/AIDS…). Thứ hai, tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm. Cuối cùng, đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, năng lượng thay thế, tái chế…

DNXH (có lợi nhuận và không có lợi nhuận) giống với các doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ dnxh được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em..

Các loại doanh nghiệp xã hội

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về các loại doanh nghiệp xã hội nhưng trên thực tế sẽ có một số dạng như sau:

Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social Business Ventures)Mô hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô với các ví dụ như Grameen Bank và BRAC ở Bangla­desh, SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ… Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi mô cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM). Một số đặc điểm của các doanh nghiệp xã hội loại này là:– Khác với mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường.– Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Nói cách khác mục đích chính của nó không phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đông, thay vào đó là mục tiêu xã hội/ môi trường mà mọi cổ đông đều chia sẻ giá trị chung. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.– Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít sử dụng các khoản hỗ trợ không hoàn lại cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xã hội loại này thường hoạt động dưới các hình thức: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức tài chính vi mô..

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đủ điều kiện phòng ĐKKD thực hiện cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xã hội khác gì so với các tổ chức phi lợi nhuận

Các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thiết Chế Xã Hội (Social Institutions) Là Gì? Chức Năng / 2023 trên website Photomarathonasia.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!