Sáng kiến kinh nghiệm về học tập và làm theo

Sau hội nghị triển khai ở Công an tỉnh, từng  Đảng bộ, chi bộ cơ sở, các đơn vị, Công an địa phương và các đoàn thể trong Công an tỉnh đều ban hành Nghị quyết và xây dựng kế hoạch thực hiện với nhiều chương trình hành động cụ thể, sâu sát tình hình an ninh trật tự [ANTT] trên địa bàn, phù hợp thực tế lĩnh vực phụ trách. Chính vì vậy, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ từ  ý thức đến hành động trong cán bộ chiến sĩ [CBCS] về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, qua công tác triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện chuyên đề năm 2018 về “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thì sự chuyển biến càng rõ nét hơn. Từng CBCS luôn xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng, là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng [khóa XII] về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và xây dựng lực lượng CAND.

Từ nhận thức đó, đảng viên, CBCS trong toàn lực lượng Công an tỉnh Tiền Giang nêu cao ý thức tận tâm, tận tụy với công việc, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, đoàn kết, quy tụ sức mạnh của tập thể để lãnh đạo và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, từng cá nhân đã nghiêm túc kiểm điểm “tự soi”, nhằm tìm ra những hạn chế, nguyên nhân để đề ra biện pháp “tự sửa” một cách kiên quyết, hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Trong 2 năm 2017 và 2018, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra tình huống đột biến, bất ngờ, không xảy ra tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, số vụ phạm tội về trật tự xã hội năm 2017 giảm hơn 9% so với năm trước. Và, quí 3 năm 2018, tội phạm về trật tự xã hội giảm 17%, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết, số người bị thương. Nhiều điển hình tiêu biểu[2] trên các lĩnh vực công tác Công an được các cấp, các ngành tuyên dương khen thưởng. Đặc biệt, với tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, quyết tâm bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân, trung bình mỗi năm, Công an các cấp trên toàn tỉnh mở hàng chục cao điểm tấn công, trấn áp, xử lý tội phạm và vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Và, mới đây, các lực lượng khi được phân công nhiệm vụ đã kiên quyết, khẩn trương  đấu tranh làm rõ nhiều vụ án giết người, sử dụng hung khí cướp tài sản với thủ đoạn tinh vi, hành động liều lĩnh, nhanh chóng truy bắt đối tượng phạm tội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhân dân và lực lượng phá án. Đó là những minh chứng thể hiện cụ thể nhất cho kết quả rèn luyện và tu dưỡng của cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh qua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Qua thực tế tổ chức thực hiện đã cho thấy, nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo triệt để, nhất quán của cấp ủy Đảng; lãnh đạo chỉ huy gương mẫu, đi đầu thì kết quả  ở nơi đó thiết thực và hiệu quả hơn. Cũng từ đó, đúc rút được những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới.

Trước tiên, Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc triển khai, quán triệt, tổ chức học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong tổ chức thực hiện, đề cao tính  tiên phong, gương mẫu của lãnh đạo, chỉ huy, đảng viên và vai trò xung kích của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Đặc biệt chú trọng các biện pháp  cổ vũ, động viên tinh thần tự giác thực hiện của mỗi đảng viên, CBCS nhằm tạo sự chuyển biến thật sự rõ nét về hành động trong toàn lực lượng.

Cấp ủy Đảng phải thật sự quyết tâm, quyết liệt; lãnh đạo, chỉ huy phải sâu sát trong chỉ đạo việc học tập và làm theo.

Thứ hai, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình sinh hoạt định kỳ của chi bộ, của đơn vị, địa phương, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở từng đơn vị, địa phương. Ngoài ra, tùy vào tình hình thực tế từng nơi, các Đảng bộ, Chi bộ, đơn vị, Công an địa phương thường xuyên tổ chức sinh hoạt tài liệu về một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các bài nói, bài viết về phong cách, dân chủ, nêu gương, về tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các buổi sinh hoạt báo, sinh hoạt đơn vị, đoàn thể. Đồng thời, các đoàn thể tổ chức nhiều hội thi, giao lưu, toạ đàm trong và ngoài lực lượng… nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động của CBCS[3]. Thông qua đó, không chỉ tiếp nhận được nhiều ý kiến đề xuất trong công tác giữ gìn ANTT mà còn được Nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng, giúp cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lực lượng ngày càng hiệu quả hơn.

Thứ ba, tổ chức cho CBCS thực hiện nghiêm túc việc viết cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng năm[4]. Cuối năm, căn cứ vào kết quả thực hiện để nhận xét, đánh giá cán bộ và phân loại đảng viên.

Thứ tư, Thực hiện tốt việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra giám sát thường xuyên. Phải quán triệt cho đảng viên, CBCS nhận thức sâu sắc và khẳng định đây là biện pháp cơ bản, quan trọng, là việc làm thường xuyên, thiết thực để góp phần xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao; đồng thời, biểu thị quyết tâm làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua học tập, rèn luyện, công tác hàng ngày.

Kiểm tra, giám sát nhằm phát huy mặt tích cực, chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót; kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung biện pháp thực hiện. Sau kiểm tra, giám sát, cái sai phải được uốn nắn, nhắc nhở, phê bình, hướng dẫn khắc phục, sửa chữa ngay và cái đúng, cái tốt phải được biểu dương, khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng thành tích  nhằm động viên, cổ vũ, thúc đẩy tinh thần phấn đấu và nhân rộng học tập trong toàn lực lượng.

Thứ năm, trong thực hiện  tự phê bình và phê bình, cần đề cao ý thức tự giác, trung thực, thẳng thắn của đảng viên, CBCS. Lãnh đạo, chỉ huy gương mẫu, đi đầu trong thực hiện “nói đi đôi với làm”, “nói ít, làm nhiều”, làm việc khoa học, tác phong công tác gần dân, sát dân, vì dân, ... và khuyến khích đảng viên, CBCS mạnh dạn phê phán những việc làm sai trái, những biểu hiện thiếu chuẩn mực về đạo đức, lối sống; thể hiện quyết tâm trong đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu. Từ đó, góp phần xây dựng nội bộ luôn đoàn kết, thống nhất cao; CBCS nêu cao ý thức trách nhiệm; chấp hành nghiêm tổ chức kỷ luật, quy trình công tác,... ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, chú trọng công tác truyền truyền, giáo dục, xây dựng điển hình tiên tiến; phổ biến, nhân rộng cách làm hay, mô hình hiệu quả. Đặc biệt, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải gắn liền với các phong trào khác.

Từ việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lực lượng Công an tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả tích cực. Việc học Bác, làm theo Bác đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành việc làm tự giác, thường xuyên, liên tục và ngày càng thấm sâu vào tư tưởng, hành động của mỗi đảng viên, CBCS. Để từ đó, ngày càng nâng cao hiệu quả công tác, chiến đấu, góp phần giữ vững ANCT, đảm bảo TTATXH, phục vụ đắc lực các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại của tỉnh nhà.

Đại tá Nguyễn Hữu Trí - Giám đốc Công an tỉnh

Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

àu người cho rằng đó là do sự tác động của nền kinh tế thị trường và còn do quá trình rèn luyện đạo đức của mỗi cá nhân, sự giáo dục của gia đình, xã hội và các nhà trường. -Trong hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên, cho chiến sĩ, cho thanh-thiếu niên, nhi đồng, cho nhân dân lao động và cho tất cả mọi người. Bản thân Người là tấm gương đạo đức sáng ngời soi đường chỉ lối cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Nếu coi nhẹ việc nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức ở Tiểu học, môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông là đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, với truyền thống dân tộc là gián tiếp để mặc cho đạo đức xuống cấp. Vì vậy, người dạy phải thấy rõ vai trò, vị trí của bộ môn để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao. -Thực hiện cuộc vận động của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nhận thấy trách nhiệm của người dạy học môn Giáo dục công dân tôi đã đưa cuộc vận động này vào quá trình dạy và học với mục đích củng cố nền đạo đức dân tộc, giáo dục học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, là những chủ nhân tương lai mẫu mực của đất nước. Sáng kiến:Giáo dục học sinh” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy môn Giáo dục công dân là sáng kiến tôi rất tâm đắc, rất mong quý đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để sáng kiến này được thực thi có hiệu quả. 1.Cơ sở lí luận: -Giáo dục công dân, tên môn học,đọc lên ta đã cảm nhận được ý nghĩa to lớn của bộ môn và trách nhiệm giáo dục lớn lao của người làm thầy cô giáo. -Giáo dục công dân là giáo dục, đào tạo, rèn luyện cho mọi công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỉ luật tốt và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng một nước Việt Nam văn minh, tiến bộ. -Môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Qua môn học, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản trong quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với môi trường sống và với lí tưởng của Đảng, của dân tộc; hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực xã hội đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đó. Mặc khác, học sinh biết đánh giá hành vị của mình và mọi người để có cách ứng xử phù hợp, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp, có tình cảm lành mạnh, trong sáng với mọi người, với gia đình, nhà trường và quê hương đất nước. -Dọc theo chiều dài lịch sử, đất nước ta có hàng ngàn, hàng vạn những tấm gương yêu nước, dũng cảm, năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, những gương học sinh ngoan, những đội viên gương mẫu, những tấm lòng từ thiện, nhân ái, tinh thần đoàn kết,đáng để cho chúng ta trân trọng, tự hào, học tập và làm theo. -Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lí tưởng đạo đức cao cả nhất của con người. Từ bản thân người, sự nghiệp cách mạng của Người luôn toả sáng một nền đạo đức mới cao đẹp, đạo đức cách mạng. Người đã hi sinh lợi ích cá nhân, cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, Người là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của dân tộc. Nó là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tự hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thời giáo dục học sinh “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng là trách nhiệm cao cả của người làm thầy cô giáo. 2.Cơ sở thực tiễn: -Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến đạo đức, lối sống của một số công dân. Đất nước muốn phát triển phải có nhân tài. Chỉ có người tài-đức mới làm được những việc ích nước, lợi dân. Hồ Chủ Tịch đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Có tài mà không có đức là người vô dụng” -Vậy để giáo dục học sinh thành những người tài-đức phục vụ cho Tổ quốc, tôi đã giáo dục học sinh “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy môn giáo dục công dân. 3.Phương pháp. -Để đạt được mục tiêu môn học, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt và định hướng cho học sinh phương pháp học tốt. Ngoài các phương pháp dạy học hiện đại như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm,thì phương pháp dạy học truyền thống cũng góp phần như phương pháp nêu gương tốt, phương pháp rèn luyện, phương pháp thuyết phục, phương pháp khen thưởng và trách phạt, -Trong hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, phương pháp nêu gương là phương pháp có tác dụng tích cực với việc giáo dục phẩm chất, nhân cách của người học. Bởi vì phần lớn học sinh có khuynh hướng bắt chước và làm theo những hành vi , hành động của các gương tốt để củng cố giá trị của bản thân. Gương tốt là tấm gương cho các em soi mình vào để nhận ra những điều tích cực hay chưa tích cực, những điều tốt hay xấu,của bản thân, từ đó có biện pháp rèn luyện, học tập, noi gương, làm theo để hoàn thiện mình. B-NỘI DUNG: I.Hệ thống lí luận: Giáo dục học sinh”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy môn Giáo dục công dân nhằm: -Nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiệu quả môn học. -Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân, hiểu bài và hứng thú học tập hơn. -Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, hình thành nên những con người Việt Nam mới, có tài, có đức phục vụ và cống hiến cho Tổ quốc, có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập. -Bồi dưỡng và nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh. -Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh, kể chuyện và thực hành II.Thực trạng và phân tích thực trạng: 1.Thuận lợi: -Giáo viên được tập huấn thay sách tại Sở giáo dục 2.Khó khăn: -Môn giáo dục công dân từ trước đến nay vẫn bị coi là môn phụ, không được chọn là môn thi trong các kì thi tốt nghiệp hay các cấp cao hơn nên việc đánh giá hành vi đạo đức, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,của công dân bị hạn chế. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao mỗi người không tìm ra những biện pháp tốt nhất để học sinh thấy được vai trò của bộ môn, hứng thú học tập bộ môn để qua đó các em được hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích, làm giảm bớt cho xã hội những phần tử xấu hại dân, hại nước. Theo tôi, giáo dục học sinh “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là biện pháp vô cùng quan trọng. -Qua tìm hiểu thực tế, học sinh chỉ biết rằng Bác Hồ tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc và lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, Bác có tình thương yêu bao la với nhân dân, với bộ đội, với các cháu thiếu niên, nhi đồng,qua các bài thơ, bài hát và một số ít câu chuyện trong môn Ngữ văn và môn GDCD. Nhưng lòng yêu nước của Người, tình thương của Người, phẩm chất đạo đức cao cả của Người được thể hiện cụ thể như thế nào trong cuộc sống, trong sự nghiệp hoạt động cách mạng thì học sinh còn láng máng, đại khái,Vì vậy qua mỗi nội dung bài học, tôi tìm ra những dẫn chứng hay nhất, phù hợp nhất về tấm gương đạo đức của Người để giáo dục các em học sinh. III.Những sáng kiến [ kinh nghiệm] 1.Nền đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp là sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính và trong sáng. -Ở nước ta, Nguyễn Aùi Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự chứng kiến nỗi thống khổ của người dân lao động, nỗi nhục của người dân bị mất nước. Nguyễn Aùi Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc. Ước mơ giải phóng quê hương gắn liền với nguyện vọng giải thoát người lao động; tình yêu nước thiết tha đã hàm chứa tình yêu thương con người, yêu thương nhân dân, mở rộng ra là tình yêu thương những con người lao động bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới. -Lòng yêu nước, yêu nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, lòng nhân ái. -Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của bạn bè quốc tế, Người luôn giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc. Chỉ có tinh thần đoàn kết mới chiến thắng mọi kẻ thù. Người nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” ÄĐặc điểm này gắn với các nội dung bài học: +Yêu thương con người [Tiết 5-6 DGCD 7] +Đoàn kết, tương trợ [Tiết 8 GDCD 7] +Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới [Tiết 5 GDCD 9] 2.Đặc điểm thứ hai trong nền đạo đức Hồ Chí Minh là lòng trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, phấn đấu suốt đời tận tuỵ vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân. -Nhận thức sâu sắc lí tưởng của chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Aùi Quốc quyết định làm cách mạng vô sản để cứu nước, học tập theo Lê-nin. Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lê-nin là cơ sở tư tưởng để hình thành những quan điểm cơ bản của đạo đức cách mạng. Người coi việc học tập của chủ nghĩa Mác-Lê-nin không chỉ là việc học tập bình thường mà là sự tu dưỡng; học lí luận Mác-Lê-nin không chỉ để biết làm việc mà còn phải biết làm người và nó còn là công cụ để nước ta giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Mặc khác, theo Người học tập chủ nghĩa Mác-Lê-nin còn làm cho quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp, nó củng cố và phát triển tình đồng chí, tình đoàn kết gắn bó keo sơn, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, lòng yêu nước, thương dân đã biến thành khát vọng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Quyết tâm và khát vọng của người cũng chính là khát vọng của toàn Đảng, toàn dân. ÄĐặc điểm này gắn với các nội dung bài học: +Bảo vệ hoà bình [Tiết 4 GDCD 9] +Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc [Tiết 31 GDCD 9] +Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác [Tiết 8 GDCD 8] 3.Đặc điểm thứ ba trong nền đạo đức Hồ Chí Minh là lòng nhân ái cao cả và tình nghĩa thuỷ chung son sắt. -Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng tin vào nhân dân. Vì vậy, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải tận tuỵ phục vụ nhân dân, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đặc trưng ở dung lượng mà còn hàm chứa sự kính trọng và lòng biết ơn, tình nghĩa thuỷ chung, tinh thần đoàn kết sâu sắc. -Lòng nhân ái, tình thương yêu của Người đối với nhân dân dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành tình thương yêu tha thiết cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. ÄĐặc điểm này gắn với các nội dung bài học: +Yêu thương con người [Tiết 5-6 GDCD 7] +Đoàn kết, tương trợ [Tiết 8 GDCD 7] +Khoan dung [Tiết 10 GDCD 7] +Biết ơn [Tiết 7 GDCD 6] 4.Đặc điểm thứ tư là sự thống nhất giữa lí tưởng và cuộc sống, giữa lời nói và việc làm. -Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng tuyệt vời về “Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.Người sống thanh bạch, đem hết tinh thần và nghị lực đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân,Sự gương mẫu của Người có sức mạnh cổ vũ mạnh mẽ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Người luôn đòi hỏi mọi người trước hết phải tự mình “thực hành trước, làm gương rèn luyện trước”. Người căn dặn cán bộ, đảng viên trong mọi hoàn cảnh phải gương mẫu. Đối với thế hệ trẻ, Người khuyên cần xung phong gương mẫu trong công tác, học tập và luôn tự hỏi xem mình đã đóng góp được những gì cho nhân dân và cho Tổ quốc. -Sự thống nhất giữa lí tưởng và đời sống trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được biểu hiện ở chỗ Người luôn gắn yêu cầu đạo đức với việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng cụ thể. Yêu cầu đạo đức của Người khiến cho mọi lứa tuổi, dù làm việc gì cũng đều có thể tìm thấy những lời giáo huấn của Người để tự hoàn thiện mình. ÄĐặc điểm này gắn với các nội dung bài học: +Siêng năng, kiên trì [Tiết 2-3 GDCD 6] +Tiết kiệm [Tiết 4 GDCD 6] +Sống và làm việc có kế hoạch [Tiết 19-20 GDCD 7] +Liêm khiết [Tiết 2 GDCD 8] +Chí công vô tư [Tiết 1 GDCD 9] 5.Đặc điểm thứ năm trong đạo đức Hồ Chí Minh là đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực. -Đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực hoà vào cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh như ánh sáng mặt trời. Nó trở thành hình mẫu chân lí, là bản thân cuộc sống của Người. -Đức tính khiêm tốn của Người không bao giờ kể hết, đã thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, vào trái tim mỗi người như một biểu tượng của lòng tự hào dân tộc, của sự biết ơn sâu sắc đối với Người. Người là danh nhân văn hoá thế giới, là vị cha già của dân tộc song trên ngực Người không có lấy một tấm huân chương, những ngôi sao của các bậc đại tướngNgười khiêm tốn, sống giản dị như bao người dân Việt Nam bình thường khác. Cả thế giới, cả dân tộc Việt Nam ai cũng quen với hình ảnh một cụ già với bộ quần áo kaki, đôi dép cao su, chiếc mũ cát. Người giản dị trong cách ăn, mặc, ở và lời nói. Nhưng đằng sau của sự giản dị ấy là một trái tim lớn chứa đựng tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân sâu sắc. -Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học không chỉ ở trong nhà trường mà còn học trong thực tiễn, trong nhân dân, lí luận phải đi đôi với thực hành. Người kiên quyết chống thói kiêu ngạo, địa vị, coi thường quần chúng. Nói chuyện với các anh hùng quân đội Người nói:”Phải khiêm tốn, gương mẫu, luôn trau dồi đạo đức cách mạng, thường xuyên phê bình và tự phê bình, chớ tự cao, tự đại”. Với quần chúng, với mọi người phải trung thực, không dối trá, làm sai thì sửa, có lỗi thì nhận lỗi, không tư lợi, tham ô tài sản của nhà nước, của nhân dân, sống cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”. ÄĐặc điểm này gắn với các nội dung bài học: +Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên [Tiết 8 GDCD 6] +Sống chan hoà với mọi người [Tiết 10 GDCD 6] +Sống giản dị [Tiết 1 GDCD 7] [Đức tính giản dị của Bác Hồ] +Trung thực [Tiết 2 GDCD 7] +Tự trọng [Tiết 3 GDCD 7] [Cờ của ta phải bằng cờ các nước] +Liêm khiết [Tiết 2 GDCD 8] +Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng [Tiết 24 GDCD 8] +Chí công vô tư [Tiết 1 GDCD 9] ÄNhững bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu: Để giáo dục học sinh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giáo viên có thể tìm đọc rất nhiều tài liệu về Người. -Các hình thức để giáo dục học sinh:Thông qua những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người, các tác phẩm văn, thơ, các bài phát biểu, qua lá thư, di chúc, các câu danh ngôn, lời nói, lời nhận định của Người, qua các bài hát, bức tranh ảnh. -Các hình thức áp dụng trong bài giảng:giới thiệu bài mới, dạy một mục bài học, phần củng cố tiết học. -Một số điều cần lưu ý khi áp dụng: +Những bài văn, bài thơ, câu chuyện dài giáo viên không nên đọc cả bài mà chọn lọc ý trọng tâm, khái quát, phù hợp với nội dung bài học. +Không lạm dụng, sử dụng quá nhiều dẫn chứng mà quên đi việc nêu các tấm gương khác, phải có sự đan xen, phối hợp hài hoà. +Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài học trước khi đến lớp. +Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu làm cho bài học thêm sinh động. -Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu: ²Đối với giáo viên: -Tích cực đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm tranh ảnh. -Lấy dẫn chứng đúng lúc, đúng chỗ, sinh động và cụ thể, tránh dài dòng. -Lấy dẫn chứng phải cho học sinh nhận xét, đánh giá, tránh nêu ra rồi bỏ lửng. +Kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học. ²Đối với học sinh: -Xem bài trước khi đến lớp. -Tích cực đọc tài liệu tham khảo. -Sưu tầm tranh ảnh. Kết quả đạt được: C-KẾT LUẬN: -Ngày 13-9-1958, tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II và III toàn miền Bắc, Người nói:”Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những người công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ”. -Thấm nhuần lời dạy của Người, bản thân tôi luôn tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm ra phương pháp tốt nhất để giáo dục học sinh trở thành người vừa có tài, vừa có đức đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. -Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn Giáo dục công dân là phương pháp quan trọng trong việc giáo dục đạo đức. Để nâng cao chất lượng bộ môn rất mong các cơ quan tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tấm gương đạo đứ

Video liên quan

Chủ Đề