Hướng dẫn sử dụng máy thử đường huyết

Cách sử dụng máy đo đường huyết khá đơn giản, bạn cũng có thể sử dụng chúng ngay tại nhà. Hãy tham khảo bài viết này để biết thứ tự các bước thực hiện và một số lưu ý để có được kết quả chính xác nhất.

Máy đo đường huyết là thiết bị có thể được sử dụng hiệu quả tại nhà mà không cần giám sát của bác sĩ.
  • Bước 1: Vệ sinh tay thật sạch, đặc biệt là vùng lấy mẫu máu.
  • Bước 2: Lấy ra một đầu kim trong hộp đựng [đóng chặt nắp hộp ngay sau đó], gắn vào bút bắn kim và chọn mức độ bắn bằng cách xoay tròn đầu bút.
  • Bước 3: Lấy một que thử đường huyết trong hộp đựng[đóng chặt nắp hộp ngay sau đó], gắn vào khe cắm của máy theo chiều mũi tên. Một số dòng máy đo đường huyết sẽ cần cài đặt mã code, một số thiết bị sẽ không cần nhập. Quan trọng nhất bạn cần so sánh mã code trong máy phải trùng khớp với mã code ghi trên hộp que thử.
  • Bước 4: Vuốt nhẹ ngón tay theo chiều từ trong hướng ra đầu ngón tay để dồn máy. Sau đó lấy bút bắn kim vào cạnh đầu ngón tay - vị trí mao mạch toàn phần [một số dòng máy có thể lấy tại tĩnh mạch]. Trong trường hợp máu chảy ra quá ít, bạn nên điều chỉnh lại độ sâu của bút vào bắn lại bằng đầu kim mới.
  • Bước 5: Đặt que thử đường huyết vuông góc và chạm nhẹ vào mẫu máu cho đến khi máy có thông báo đã lấy đủ lượng mẫu thử cần dùng.
  • Bước 6: Sau khoảng 5 - 10 giây máy sẽ trả kết quả hiển thị trên màn hình. Lúc này bạn có thể đánh dấu kết quả đo trước hoăc sau khi ăn để dễ dàng theo dõi hơn.
  • Bước 7: Vất bỏ kim lấy máu và que thử đường huyết vào thùng rác, vệ sinh lại đầu ngón tay lấy máu.
Tư thế đặt que thử chạm vào mẫu máu đúng cách.
>>> Xem thêm: TOP 10 Máy Đo Đường Huyết Nào Tốt – Giá Rẻ Nhất Hiện Nay
Cách sử dụng máy đo đường huyết sẽ được mô tả chi tiết trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm. Trước khi dùng, bạn nên đọc thật kỹ các thông tin để hiểu hết tính năng và cách thức hoạt động của máy. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và lưu ý dành riêng cho người bệnh: Thử đường huyết tại nhà sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm soát đường huyết. Từ đó sẽ điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để lượng đường huyết luôn trong mức cho phép. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hãy tham khảo những lưu ý sau đây để đảm bảo có được kết quả đo chuẩn xác nhất.
  • Que thử cần được gắn vào máy trước rồi mới tiến hành chấm máu, không nên tháo rời que thử ra khỏi máy hoặc nhỏ máu lên que thử.
  • Nếu là máy mới mua bạn cần điều chỉnh lại ngày giờ và kiểm tra chắc chắn máy đang hoạt động bình thường. Nếu bạn đến mua hàng trực tiếp thì bước này bạn có thể nhờ người bán hàng điều chỉnh luôn cho cũng được.
  • Trong trường hợp máy đo đường huyết báo lỗi E1 bạn cần để chúng cách xa các nguồn nhiễm điện từ và khởi động lại. Ngoài ra nếu máy đo đường huyết bị lỗi khác bạn có thể liên hệ cho người bán hàng để được hướng dẫn cụ thể hơn.
  • Khi tiến hành đo đường huyết, nên lựa chọn những nơi có môi trường sạch sẽ, thoáng đãng, tránh đặt gần các thiết bị nhiễm từ.
  • Que thử đường huyết và kim lấy máu sau khi lấy ra khỏi hộp cần được sử dụng ngay không quá 3 - 5 phút [tùy loại sản phẩm].
  • Khi đã sử dụng hết que thử và kim lấy máu, bạn nên mua lại sản phẩm chính hãng.
  • Không tiến hành lấy mẫu thử ở những vị trí có cảm giác đau nhức hoặc đang có vết thương.
  • Bảo quản máy đo đường huyết, bút bắn kim, kim lấy máu và que thử đường huyết ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Sử dụng bút bắn kim để lấy máu ở đầu ngón tay.
>>> Xem thêm: 4 Điều gì làm ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo đường huyết
  • Đối với người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn dòng máy đo đường huyết có thể lấy mẫu máo mao mạch, tĩnh mạch để đa dạng điểm lấy mẫu thử.
  • Nếu bạn mua máy đo tiểu đường cho người cao tuổi sử dụng, nên lựa chọn máy đo đường huyết mã hóa tự động để việc thao tác sử dụng trở nên đơn giản hơn.
  • Riêng người bệnh, nên tiến hành đo đường huyết theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Các dòng máy đo đường huyết thế hệ mới thường có bộ nhớ từ 250 - 1.000 kết quả đo. Ngoài ra một số máy cao cấp còn có cổng USB hoặc bluetooth để sao chép kết quả sang. Đôi với những ai cần theo dõi kết quả đo đường huyết lâu dài thì đây chính là tính năng cần thiết.
  • Ngoài việc đo đường huyết tại nhà, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ và không nên quá chủ quan do kết quả đo đường huyết.
  • Người bệnh nên lưu [ghi chép] lại kết quả đo cẩn thận để có cơ sở theo dõi, so sánh và đánh giá tiến trình điều trị bệnh tiểu đường.
>>> Xem thêm: TOP 10 Máy Đo Đường Huyết Của Đức Giá Rẻ - Bán Chạy Nhất Hiện Nay
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ [ADA] cho biết chỉ số đường huyết của người bình thường sẽ nằm trong mức sau:
Trước bữa ăn 4.4 - 7.2 mmol/L [Khoảng 80-130 mg/ dL]
1 - 2h sau khi bắt đầu ăn Dưới 10 mmol/ L [ hoặc dưới 180mg/ dL]
Trước bữa ăn ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng [hoặc ≤ 95mg/dL]
1 - 2h sau khi bắt đầu ăn 1 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤7.8 mmol/L[ hoặc ≤ 140mg/dL]
2 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤6.7 mmol/L [hoặc ≤ 120mg/dL]

Gắn que thử vào khe cắm, sau đó mới tiến hành lấy máu và chấm mẫu thử.
Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý về cách sử dụng máy đo đường huyết. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này thì dù là sử dụng ở bệnh viện, tại nhà hay bất cứ đâu bạn cũng có thể thao tác đơn giản và đảm bảo được độ chính xác của kết quả. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ nó đến với mọi người nhé.

Cập nhật lúc : 16:30 • 06/07/2021

Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị bệnh tiểu đường, hoặc các vấn đề liên quan đến lượng đường huyết trong máu. Cách sử dụng máy đo đường huyết như thế nào cho đúng, thì hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Những lưu ý khi lựa chọn máy đo đường huyết

Khi đi mua máy đo đường huyết, các bạn cần lưu ý, một số điểm dưới đây
Xuất xứ của máy: Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của máy, tốt nhất là bạn nên mua các loại máy có thương hiệu như: Medistar, Omron … Đây là một số máy có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, Nhật, Mỹ…chất lượng đảm bảo.

Que thử

Trên thị trường hiện nay, máy đo đường huyết có 2 loại là cài code và không cài code. Đối với các máy cài code hầu như là máy đời cũ, về sự tiện dụng bạn nên mua loại không cài code khi thay que thử mới sẽ dễ dàng hơn.

Máy có thể đo được ở nhiều nơi trên cơ thể

Bạn không chỉ lấy máu để kiểm tra ở ngón tay, mà còn thể lấy máu ở cánh tay, cẳng tay, đùi, bắp chân, hoặc phần thịt của bàn tay. Tuy nhiên khi bạn muốn thay đổi vị trí cần kiểm tra, bạn nên tham khảo trước ý kiến của Bác sĩ.

Chỉ cần một mẫu máu nhỏ

Máy chỉ cần một lượng máu nhỏ để có thể xét nghiệm và kiểm tra, thông thường là 1.5 microliters
Cho kết quả nhanh chỉ 5 giây: Tính năng này, đặc biệt là hữu ích nếu như bạn đang bị hạ đường huyết. Bạn cần phải tìm hiểu nhanh và tiêu thụ đường bổ sung nhanh chóng.

Bộ nhớ của máy lớn

So với các máy đời cũ bạn chỉ lưu được 10 kết quả, thì ngày nay, máy có thể lưu được tới 500 kết quả.
Nhỏ gọn và tiện lợi: Máy đo đường huyết bây giờ rất nhỏ gọn, nó có thể nhỏ gọn như một chiếc điện thoại di động, bạn sẽ dễ dàng mang theo nó bên mình.

Có phần mềm kèm theo máy

Tính năng này cũng có thể được bỏ qua nếu bạn là người thích theo dõi kết quả thủ công hoặc đối với người lớn tuổi không rành về máy tính.

Dễ dàng sử dụng:

Máy sẽ được thiết kế và đặc biệt quan tâm với những người có thị lực kém, và quan trọng là màn hình cần dễ nhìn và dễ đọc.

Không phải lúc nào bạn cũng đủ mạnh khỏe để có thể đo lượng đường trong máu dễ dàng, nhất là khi bạn đang bị hạ đường huyết và tay bạn đang run rẩy, bạn sẽ cần một máy đo với thiết kế tiện lợi và dễ cầm hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết

Các bước chuẩn bị

Khi đo đường huyết với máy đo đường huyết, tùy từng loại máy khác nhau mà có thể tiết giảm những dụng cụ sử dụng, tuy nhiên, hầu hết các loại máy đo đường huyết khi dùng để đo đường huyết cần những vật dụng sau: – Hộp đựng que lấy máu – Hộp kim – Bút bắn kim – Máy đo đường huyết. – Hộp đựng các miếng cồn

Ngoài những vật dụng cần thiết trên đây, bạn cũng chuẩn bị thêm nước ấm, xà phòng để rửa tay trước và sau quá trình đo đường huyết với máy đo đường huyết.

Video liên quan

Chủ Đề