Cách học tốt Hóa 11

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Đây là một bộ môn khoa học có khối lượng kiến thức lớn cả về lý thuyết lẫn bài tập. Tuy nhiên để học tốt môn Hoá lại không hề khó.

Làm Sao Để Học Tốt Môn Hoá?

Qua một số cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về môn học khó ưa nhất của mình thì có đến 7/10 bạn trả lời đó là môn hoá học. Vì sao hầu hết học sinh đều ghét, đều sợ môn hóa?

– Quá nhiều thứ phải ghi nhớ và học thuộc: Bảng tuần hoàn dài ngoằng ngoẵng, các phương trình phản ứng khó hiểu, các công thức khó nhớ…

– Cách học và làm bài tập môn hóa khác với tư duy Toán học.

Hóa học là môn dễ quên nhất, học trước quên sau nếu không ôn tập thường xuyên.

– Nhiều giáo viên dạy còn khó hiểu, chưa cung cấp cách học phù hợp khiến nhiều học sinh.

Tuy nhiên có một lý do quan trọng dẫn đến việc học môn hóa quá trở nên khó khan và nhàm chán là do “Mất Gốc”  từ các cấp THCS.

Khi lên cấp 3,môn Toán chủ yếu là ôn tập lại rồi mới đến các phần kiến thức nâng cao, môn Lý thì gồm các chương tách biệt nhau, trong khi đó môn hoá lại có những đặc điểm riêng đó là phần kiến thức nền móng lại nằm chủ yếu ở chương trình cấp 2, Khi lên cấp 3 các kiến thức đó được sử dụng liên tục, chồng chất lên các kiến thức mới, điều đó làm cho việc học Hoá trở lên khó khắn. Rõ ràng, nếu có kiến thức tốt từ các bậc THCS thì lên cấp 3 việc học hoá sẽ đơn giản hơn rất nhiều, tuy nhiên đa số các bạn học sinh đều gặp vấn đề với việc tiếp thu môn hoá học ở THCS dẫn đến “Mất Gốc” và mệt mỏi với môn học thú vị này.

phương pháp học tốt môn hóa học

Bước 1: Xác định điểm mạnh và điểm yếu.

  • Đây là bước đầu tiên và cũng là bước đơn giản nhất, điểm mạnh và điểm yếu của bạn sẽ được bộc lộ qua quá trình học trên lớp, hãy dành thời gian suy nghĩ xem những phần nào mình còn chưa tốt, thẳng thắn nhìn nhận để có hướng đi đúng đắn.
  • Sau khi nhận ra thế mạnh cũng như các lỗ hổng kiến thức của bạn thân, ta tiếp tục đến với bước 2.

Bước 2: Kiến thức nền tảng môn hóa.

  • Kiến thức nền tảng ở đâu? Rất đơn giản đó là các cuốn SGK hoá học lớp 8 và lớp 9. Đây là 2 cuốn sách cơ bản và dễ học nhất nhưng cũng là phần nền móng quan trọng để học tiếp các kiến thức nâng cao vì vậy đừng coi thường 2 cuốn sách này nhé.
  • Cố gắng nhồi nhét kiến thức mới mà bỏ qua các kiến thức cơ bản chỉ làm cho môn hoá trở nên khô khan và khó học, bỏ qua lối tư duy đó và hãy tập trung học từ những cái đơn giản nhất.

Bước 3: Xây dựng phương pháp học hiệu quả.

  • Câu hỏi đặt ra là nếu như bạn đã lỡ ghét môn Hoá rồi thì sao? Thật không dễ dàng để ngồi học lại một môn học mà mình không thích phải không?
  • Đầu tiên hãy tìm hiểu những điều thú vị của Hoá Học, khoan nghĩ đến việc ngồi vào bàn, bạn chỉ cần bật You Tube lên tìm kiếm những thí nghiệm Hoá Học ví dụ như: “0,5 kg Na tác dụng với nước “ , “ Những phản ứng hoá học đẹp nhất” hay “ Phản ứng nổ”. Bạn đã từng thử chưa? Chắc nó sẽ làm bạn có suy nghĩ khác về môn Học này.
  • Sau khi tìm được cảm hứng học tập thì đã đến lúc ngồi lại nghiêm túc, hãy đi từ cơ bản nhất, chắc chắn bạn chưa thể tiếp thu nhanh được nhưng đừng quan tâm đến chuyện đó, hãy giành thời gian nhiều hơn một chút, luôn luôn mang theo tài liệu để khi quên có thể xem lại.
  • Tận dụng mạng Internet để học : Ngày nay học trên internet ngày càng phổ biến, việc tra cứu các phương trình phản ứng, giải thích hiện tượng kết quả thí nghiệm trở nên quá dễ dàng, các diễn đàn học tập là môi trường tốt để nâng cao kến thức, đừng bỏ qua cơ hội này.
  • Học hỏi những bạn học giỏi Hoá, đó cũng là một cách để giúp bạn học tốt.
  • Tự học là phương pháp hiệu quả để nâng cao kiến thức, làm chủ kiến thức.Tuy nhiên nếu bạn đang gặp vấn đề với việc tự học hoặc với những bạn học khá muốn tiếp cập các kiến thức nâng cao thì bạn nên tìm đến những người thầy cô giỏi hóa, có chuyên môn cao để được tiếp cận với những phương pháp giải mới, kinh nghiệm ôn và làm bài, tối ưu hoá hiệu quả học tập.
  • Kiên trì học tập, một vài tuần sau bạn sẽ thấy được sự tiến bộ của mình, một phần kiến thức của bạn được nâng cao và nó sẽ kéo theo các kỹ năng khác cũng được cải thiện một cách tổng thể.

Bước 4: Trình tự chi tiết

Lý thuyết

  • Muốn học tốt môn Hoá Học bạn cần nắm vững các khái niệm , định nghĩa, định luật… trong chương trình.
  • Muốn học giỏi bộ môn Hoá phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, môn hoá học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
  • Tự làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng thực tế trong cuộc sống để rút ra kết luận cho mình.

Bài Tập

  • Đầu tiên hãy làm tất cả các bài tập cuối sách giáo khoa, đây là những bài tập đơn giản và bám sát kiến thức trọng tâm.
  • Tên gọi: Nắm được cách gọi tên các chất [ Tên gọi thông thường và tên quốc tế UIPAC]
  • Lí tính: Biết được những đặc điểm cấu tạo của từng chất, liên kết trong phân tử…Tính chất Hoá Học:
  • Dựa vào đăc điểm cấu tạo suy ra tính chất cơ bản, từ những tính tiêu biểu để suy ra tính chất chung của các loại hợp chất đó.
  • Mỗi loại hợp chất thường có một số tính chất tiêu biểu, hãy nhỡ kỹ và đừng nhầm lẫm, ghi chép nhiều để không bị quên.
  • Điều chế:
  • Nắm được phương pháp chung điều chế các hợp chất, ngoài các phương pháp chung còn có các phương pháp riêng nào để điều chế.
  • Đây là phần học sinh thường bỏ qua nhưng lại chứa nhiều phương trình quan trọng để giải các bài tập khó liên quan đến điều chế, tách chất và tính toán.
  • Ứng dụng: nắm được ứng dụng các chất, liên hệ với thực tế để nhớ lâu hơn.

Tổng kết

  • Trên đây là phương pháp tư duy và cách học tập hiệu quả đối để học tốt môn Hoá Học. Phần sau thầy sẽ hướng dẫn các em phương pháp ôn tập và làm bài thi để đạt được kết quả cao nhất. Chúc các em học tốt.

Xem chi tiết tại: Trung tâm luyện thi tốt nghiệp THPT edusmart // edusmart.vn , lớp học thêm toán, luyện thi tốt nghiệp thpt.

Hóa học là môn khoa học tự nhiên khá khó, đòi hỏi người học phải có tư duy tính toán tốt. Trong các bài thi có phần bài thuần lý thuyết, thuần tính toán, lại có dạng bài kết hợp đặc tính hóa học với sự tính toán theo công thức.

1. Hóa học lớp 11: Dễ hay khó?

Trong số các bộ môn trong chương trình trung học phổ thông thì hóa học lớp 11 được đánh giá là tương đối khó. Hóa học lớp 11 có khối lượng kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết rất lớn.

Nếu các em học sinh không nắm được bản chất vấn đề, không hiểu được “gốc” kiến thức thì chắc chắn không làm được bài tập bởi kiến thức Hóa học liên kết chặt chẽ với nhau, từ kiến thức bài đơn giản đến kiến thức bài phức tạp nhất, đây chính là cái khó của bộ môn “khó nhằn” này.

Tuy nhiên nếu có bí quyết, phương pháp học tốt thì chắc chắn kết quả học tập của các em sẽ được cải thiện rõ rệt.

2. Bí quyết học tốt môn Hóa học lớp 11

Thường xuyên làm thí nghiệm Hóa học:

Hoá học là một môn học ứng dụng thực tế. Vì thế, để học tốt lý thuyết hoá, theo dõi phản ứng hoá học là một điều không thể thiếu. Khi là thí nghiệm, chúng ta có thể dễ dàng nhớ được hiện tượng và các chất sinh ra, nó sẽ rất có ích cho các bài tập cụ thể. Các em học sinh cũng đừng lo lắng vì mình không có đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm. Hiện nay có rất nhiều phòng thí nghiệm hóa học ảo. Hãy lên mạng và tải về cho mình một cái bạn sẽ tha hồ thực hiện thí nghiệm một cách dễ dàng.

Nắm thật vững lí thuyết:

Bất cứ môn học nào nếu muốn học giỏi thì học sinh cần phải nắm chắc lí thuyết, định nghĩa cơ bản.

Ví dụ khi các em học một chất hóa học nào đó thì các em cần nắm được công thức hóa học chất đó, đặc tính vật lí, tính chất hóa học cũng như cách điều chế và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống.

Nếu không nắm chắc được những nội dung lí thuyết thì học sinh sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, khi làm các bài tập hóa học nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn.

Lí thuyết là nền tảng để giúp các em học sinh có thể vận dụng vào để làm những bài tâp từ đơn giản đến hóc búa. Chính bởi vậy mà các em học sinh cần lưu ý ghi nhớ thật chắc kiến thức lí thuyết cơ bản Hóa học lớp 11.

Tự giác học ở nhà:

Bí quyết hàng đầu để có thể học tốt Hóa học lớp 11 chính là tự học. Thời gian trên lớp mỗi tuần 2- 3 buổi không thể nào giúp bạn nắm trọn kiến thức và có kĩ năng làm bài tâp thành thạo.

Khi học thì chúng ta cần học kĩ để nắm rõ được bản chất thật sự của kiến thức, sau đó tự mình rút ra được những kết luận, ghi chép vào vở tóm tắt những ý chính mình vừa học được. Từ kiến thức ấy bạn có thể giải các bài tập hóa họa trong sách giáo khoa một cách dễ dàng.

Làm nhiều dạng bài tập:

Hóa học là môn học có rất nhiều các bài tập giải phương trình hóa học, các công thức hóa học rắc rối và khó nhớ. Nếu chỉ học lí thuyết không thì các em học sinh khó có thể nhớ được nội dung những công thức đó.

Bởi vậy cách tốt nhất là các em cần thường xuyên luyện bài tập, làm thật nhiều bài tập với các dạng bài khác nhau. Quá trình này giúp các em không chỉ nhớ công thức mà còn tìm ra được nhiều cách giải, cách giải tối ưu đơn giản tiết kiệm thời gian nhất.

Học nhóm ngoài giờ học:

Đây là phương pháp tuân thủ nguyên tắc “Học thầy không tày học bạn”.  Mỗi nhóm  nên có từ 3 đến 7 học sinh tham gia. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm trưởng.

Ưu điểm của phương pháp là các thành viên có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau bạn học khá gúp đỡ bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng khác và không hiệu quả. Do đó để học nhóm có kết quả, các em cần:

+ Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định và phải quy ước nhóm thật rõ ràng.

+ Sau khi kết một thúc bài, một chương mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực học và làm bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa làm được.

+ Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp lại gửi giáo viên bộ môn giảng giải.

Video liên quan

Chủ Đề