Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Miền BắcMiền Nam

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tại buổi hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào ngày 18/3.

Ngày 18/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo nhằm giới thiệu, chia sẻ cách tiếp cận và đề xuất các giải pháp lồng ghép và định hướng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển định cư sinh thái gắn kết nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển của Trà Vinh và Bạc Liêu.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh và là khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 20% GDP hàng năm. Tuy nhiên khu vực này hiện đã chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các biểu hiện như triều cường, xâm nhập mặn và hạn hán.

Theo các nghiên cứu của chuyên gia quốc tế, nếu không có biện pháp thích ứng hiệu quả, trong vòng 80 năm tới, mực nước biển dâng lên có thể khiến 90% diện tích của ĐBSCL bị ngập lụt hàng năm, từ đó dẫn tới tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng và những thiệt hại lớn về kinh tế xã hội. Trong các tỉnh ĐBSCL, Trà Vinh và Bạc Liêu là 2 tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất do BĐKH.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Toàn cảnh buổi hội thảo.

Hội thảo này nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” do Quỹ Thích ứng tài trợ.

Tham gia Hội thảo có hơn 80 đại biểu đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và các Sở Tài Nguyên và Môi trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; các cơ quan Trung ương và địa phương, đại diện các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, một số Hiệp hội trong lĩnh vực môi trường tham dự.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng vụ Pháp chế - Phó Giám đốc dự án khai mạc hội thảo.

Ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng vụ Pháp chế - Phó Giám đốc dự án cho biết: “Lồng ghép các biện pháp thích ứng với BĐKH vào chính sách, quy hoạch phát triển của địa phương cần được thực hiện càng sớm càng tốt, để các tỉnh có thể chủ động những kế hoạch và phương án ứng phó hợp lý, giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với biến đối khí hậu”.

“Chúng tôi hướng tới việc lồng ghép thích ứng BĐKH ở toàn bộ vùng ĐBSCL, góp phần bảo vệ khu vực trọng yếu này”, ông Jonghyo Nam – UN-Habitat Vietnam cho biết.

“Để thực hiện mục tiêu này, Dự án sẽ coi cộng đồng là trung tâm và tập trung vào nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng để tạo ra một mô hình định cư gắn kết con người và sinh thái với định hướng nhân rộng ra các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL trong thời gian tới”, ông Nam cho biết thêm.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) xây dựng và huy động tài trợ từ Quỹ thích ứng (Adaptation Fund). Đây là dự án đầu tiên ở ĐBSCL áp dụng các giải pháp can thiệp cứng và mềm nhằm mục tiêu hỗ trợ tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH.

Với số vốn đầu tư lên tới gần 6,5 triệu đô la Mỹ, Dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” kỳ vọng sẽ hỗ trợ được cho 92, 396 người dân tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu trong việc tiếp cận nước sạch, giảm tác động của xói lở bờ biển và phần lớn trong số đó là đồng bào dân tộc thiểu số, người già, phụ nữ, trẻ em và người nghèo.

Xuân Hòa

Kết quả tìm kiếm cho "Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu"

Kết quả 1 - 10 trong khoảng 22

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 26-09-2013

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm lương thực của Việt Nam - là một trong những điểm nóng của thế giới về biến đổi khí hậu (BĐKH). Các hiện tượng xâm nhập mặn, sạt lở, lốc xoáy, lũ lụt... xảy ra với tần suất ngày càng cao đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến vùng đất này, ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường... của khu vực và cả nước. Ứng phó và thích nghi với BĐKH là giải pháp mà các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư nỗ lực thực hiện.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 29-02-2016

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn cấp cao về quy hoạch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại TP Cần Thơ. Hội nghị là một trong các hoạt động nhằm thực hiện nội dung tuyên bố chung của Đối thoại cấp cao "Việt Nam kêu gọi các đối tác quốc tế chung tay ứng phó với các thách thức của BĐKH vùng ĐBSCL" do Chính phủ Việt Nam, Hà Lan và Ngân hàng Thế giới đồng chủ trì bên lề Hội Nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tổ chức tại Paris (Pháp) vào tháng 12-2015. Vì một ĐBSCL thích ứng với BĐKH là một tuyên bố chung từ Hội nghị và là nỗ lực của Việt Nam, Hà Lan xây dựng những giải pháp, tầm nhìn dài hạn cho đầu tư ngắn hạn.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 03-04-2016

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang đe dọa nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL-vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Song, nhiều địa phương tại vùng ĐBSCL vẫn chưa quan tâm đúng mức cho các giải pháp chủ động ứng phó, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với yêu cầu tiết kiệm nguồn nước ngọt và giảm thiểu các thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Đây cũng chính là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại hội thảo "Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu lên chuỗi giá trị ngành lúa gạo và cây ăn trái ở ĐBSCL" do Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ vừa tổ chức tại TP Cần Thơ.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 15-09-2016

Việt Nam xếp hàng thứ 5 trong các quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH), thì ĐBSCL trong đó có TP Cần Thơ được đánh giá là 1 trong 3 đồng bằng có nguy cơ cao nhất thế giới. Trong đó nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, môi trường... Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 10, TP Cần Thơ đồng chủ trì cùng tỉnh Seine-Saint-Denis (Pháp) tổ chức hội thảo chuyên đề: Môi trường, BĐKH và nông nghiệp/ngư nghiệp. Các chuyên gia, nhà quản lý 2 bên đã cùng nhau phân tích, nghiên cứu tính phức tạp, đa chiều của BĐKH tác động đến Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Từ đó, đưa ra những giải pháp, cách thức ứng phó dài hạn với BĐKH mà vẫn đảm bảo phát triển nông, ngư nghiệp.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 18-10-2009

Biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra không ít thách thức đối với nhiều khu vực, lãnh thổ, quốc gia. Tại Việt Nam, ĐBSCL là một trong những vùng được cảnh báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do mực nước biển dâng cao. Ứng phó như thế nào để có thể bảo tồn và phát triển bền vững ĐBSCL là vấn đề được đề cập đến trong nhiều cuộc hội thảo. Tại Hội thảo “Về sự tổn thương, nguy cơ biến đổi khí hậu và chiến lược thích ứng ở TP Cần Thơ và tỉnh Trà Vinh” diễn ra vào đầu tháng 10-2009 tại TP Cần Thơ, các nhà khoa học và lãnh đạo địa phương đã nghiêm túc thảo luận những kinh nghiệm, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCLtrong tương lai...

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 12-07-2009

Theo đánh giá chung của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, Việt Nam và nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang và sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH). Riêng tại TP Cần Thơ, BĐKH đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của một đô thị đang có tốc độ phát triển nhanh. Nhiều chương trình, dự án ứng phó với BĐKH đang được triển khai trên địa bàn thành phố nhằm đánh giá tác động của BĐKH đến đô thị, cũng như đưa ra các giải pháp ứng phó trong thời gian tới.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 05-06-2009

Năm 2009, Ngày môi trường thế giới tập trung vào chủ đề: “Trái đất cần chúng ta- hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu”. Các nhà khoa học, chuyên gia dự báo, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH): nước biển dâng, mặn xâm nhập,... tác động trực tiếp đến vùng đất trồng lúa, khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển, vùng cây ăn trái nếu không có giải pháp ứng phó ngay từ bây giờ. Phóng viên Báo Cần Thơ đã phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Hiếu Trung, Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (MT&TNTN) Trường Đại học Cần Thơ xung quanh việc BĐKH sẽ tác động đến TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL trong tương lai.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 21-12-2010

Theo đánh giá chung của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành mối đe dọa toàn cầu và Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, ĐBSCL được xác định là một trong những vùng bị ảnh hưởng nặng nề và có thể gây tác hại xấu đến việc đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường... của khu vực và cả nước. Vì thế, các ngành chức năng trong vùng đã và đang nỗ lực tìm cách ứng phó, sống chung với tình trạng này.

Sáng kiến giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Cập Nhật 10-03-2018

(CT)- UBND TP Cần Thơ vừa có công văn số 720/UBND-XDĐT gửi đến Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) về ý kiến đối với các khuyến nghị của AFD về Dự án Kè bờ sông Cần Thơ - Ứng phó biến đổi khí hậu

Tag: Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Dự án Kè bờ sông Cần Thơ