Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh trở lại

Kinh nguyệt thường sẽ trở lại khoảng sáu đến tám tuần sau khi sinh con, nếu phụ nữ không cho con bú. Nếu cho con bú, thời gian để có kinh trở lại có thể khác nhau. Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể không có kinh trong suốt thời gian cho con bú. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp kinh nguyệt có trở lại sau một vài tháng dù bà mẹ có cho con bú hay không.

Ngoài ra, việc ra máu và tiết dịch ngay sau khi sinh là điều bình thường, nhưng đây không phải là kỳ kinh. Chảy máu sau sinh, được gọi là lochia (sản dịch), có thể kéo dài từ sáu đến tám tuần.

1. Tại sao phụ nữ cho con bú không có kinh ngay?

Thông thường, phụ nữ đang cho con bú không có kinh nguyệt nhanh chóng do nội tiết tố của cơ thể. Prolactin, hormone cần thiết để sản xuất sữa mẹ, có thể ngăn chặn hormone sinh sản. Kết quả là phụ nữ không rụng trứng hoặc không phóng thích trứng để thụ tinh, do đó có thể sẽ không có kinh nguyệt.

Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh trở lại

Khi có kinh nguyệt trở lại sau sinh ảnh hưởng không đáng kể đến nguồn sữa mẹ.

2. Kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sữa mẹ không? 

Khi có kinh trở lại, có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa hoặc phản ứng của trẻ với sữa mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể phụ nữ có kinh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Có thể nhận thấy nguồn sữa giảm chút ít hoặc thay đổi tần suất trẻ muốn bú. Những thay đổi về hormone cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ và mùi vị của sữa mẹ đối với trẻ. Tuy nhiên, những thay đổi này thường rất nhỏ và không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú.

3. Việc cho con bú ảnh hưởng như thế nào khi có kinh đầu tiên sau khi mang thai?

Trẻ bú mẹ càng ít thường xuyên, thì kinh nguyệt có thể trở lại càng sớm. Nếu trẻ ngủ suốt đêm ngay từ khi còn nhỏ hoặc nếu mẹ đang bổ sung sữa công thức, có khả năng kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn so với cho bú mẹ hoàn toàn và thường xuyên.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc cho con bú đối với chu kỳ kinh nguyệt đối với mỗi phụ nữ cũng khác nhau. Một số phụ nữ cho con bú hoàn toàn suốt ngày đêm có thể có kinh trở lại sau một tháng sinh con, trong khi những người khác bổ sung sữa công thức có thể có kinh trở lại muộn hơn.

Lưu ý, việc cho con bú không đảm bảo quá trình rụng trứng sẽ ngừng và do đó phụ nữ có thể mang thai khi đang cho con bú.

4. Kinh nguyệt có thay đổi sau khi sinh con không?

Khi bắt đầu có kinh trở lại, rất có thể kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh sẽ không giống như kỳ kinh trước khi mang thai. Cơ thể một lần nữa đang thích nghi với kinh nguyệt. Sự khác biệt về kỳ kinh sau khi mang thai, có thể khác nhau ở mỗi người. Kỳ kinh đầu tiên có thể:

  • Chuột rút có thể mạnh hơn hoặc nhẹ hơn bình thường
  • Cục máu đông nhỏ
  • Kinh nguyệt chảy nhiều hơn
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Thời kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con của bạn có thể nặng hơn bình thường. Nó cũng có thể đi kèm với chuột rút dữ dội hơn, do lượng niêm mạc tử cung cần bong ra nhiều hơn. Khi bạn tiếp tục chu kỳ của mình, những thay đổi này có thể sẽ giảm xuống. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các biến chứng như các vấn đề về tuyến giáp hoặc u tuyến có thể gây chảy máu nhiều sau khi mang thai...

Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung trước khi mang thai thực sự có thể có kinh nguyệt nhẹ hơn sau khi sinh. Thời kỳ kinh nguyệt nhẹ cũng có thể được gây ra bởi hai tình trạng hiếm gặp, hội chứng Asherman và hội chứng Sheehan. Hội chứng Asherman dẫn đến mô sẹo trong tử cung. Hội chứng Sheehan là do tuyến yên bị tổn thương, có thể là kết quả của việc mất máu nghiêm trọng.

5. Có thể mang thai sau khi sinh nếu chưa có kinh nguyệt không?

Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh trở lại

Phụ nữ có thể mang thai trong vòng ba tuần sau khi sinh, ngay cả khi kinh nguyệt chưa bắt đầu.

Mặc dù không nhiều nhưng một số phụ nữ có thể mang thai trong vòng ba tuần sau khi sinh, ngay cả khi kinh nguyệt chưa bắt đầu. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyên, phụ nữ nên quan hệ tình dục ở thời điểm khoảng bốn đến sáu tuần sau khi sinh con để cơ thể có thời gian hồi phục.

Bất kể có đang cho con bú hay không, cơ thể sẽ giải phóng trứng sau sinh đầu tiên trước khi có kinh trở lại. Vì vậy, nếu không bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai ngay sau khi bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, có thể mang thai ngay cả trước khi có kinh đầu tiên.

6. Kiểm soát sinh sản trong thời gian cho con bú

Các phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả dành cho những phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như dùng bao cao su và màng ngăn luôn an toàn cho việc cho con bú.

Ngoài ra còn có một số lựa chọn kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố được coi là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin cập nhật mới nhất về các loại kiểm soát sinh sản cụ thể. Nói chung, những viên thuốc kết hợp liều thấp có chứa estrogen và progestin được coi là an toàn sau khi lành vết thương sau khi sinh. Thuốc chỉ chứa progestin cũng an toàn để sử dụng khi cho con bú.

7. Kỳ kinh đầu tiên sau sinh thế nào?

Cho dù bạn sinh con bằng đường âm đạo hay bằng phương pháp sinh mổ, bạn có thể bị chảy máu và tiết dịch âm đạo sau khi sinh. Cơ thể bạn tiếp tục thải máu và mô lót tử cung khi bạn mang thai.

Trong vài tuần đầu, máu có thể nặng hơn và xuất hiện thành cục. Khi nhiều tuần trôi qua, máu này nhường chỗ cho dịch tiết âm đạo (sản dịch), đây là chất dịch cơ thể có thể có màu từ trong đến trắng kem đến đỏ.

Sự tiết dịch này có thể tiếp tục trong khoảng sáu tuần, đó là khoảng thời gian kinh nguyệt của bạn có thể trở lại nếu bạn không cho con bú. Nếu dịch tiết của bạn ngừng một thời gian và sau đó bạn bị chảy máu trở lại, đây có thể là kỳ kinh của bạn. Nếu bạn không chắc liệu việc chảy máu mà bạn đang gặp phải là do mang thai hay do chu kỳ kinh nguyệt của bạn, có một số cách để nhận biết:

Sản dịch thường không có màu đỏ tươi sau tuần đầu tiên sau sinh. Nó thường có màu nhạt hơn và có thể có dạng nước hoặc màu trắng kem. Chảy máu đỏ tươi xuất hiện từ sáu tuần trở lên sau khi sinh nhiều khả năng là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Chảy máu liên quan đến thai nghén có thể tăng lên khi gắng sức hoặc hoạt động nhiều hơn. Nếu dịch tiết của bạn tăng lên khi gắng sức và giảm khi bạn nghỉ ngơi, thì nhiều khả năng là do cơ địa. Cũng có thể mất một thời gian để chu kỳ của bạn điều chỉnh đều đặn hơn sau khi sinh. 

Trong năm đầu tiên sau sinh của bạn, kinh nguyệt của bạn có thể dao động về khoảng cách thời gian giữa các chu kỳ và cường độ chảy máu là điều bình thường. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang cho con bú.

Hầu hết phụ nữ sau sinh sẽ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 21 đến 35 ngày với hiện tượng ra máu kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi so với những gì bạn đã trải qua trước khi mang thai.

8. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh trở lại

Nếu đang băn khoăn liệu tình hình của mình có bình thường hay không, hãy đến bác sĩ kiểm tra.

Kinh nguyệt không đều hoặc rất nhiều: Nếu kinh nguyệt không trở nên đều đặn hơn sau một vài tháng hoặc nếu đã có kinh nguyệt quá nhiều trong hơn hai hoặc ba chu kỳ, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra các vấn đề về tử cung hoặc nội tiết tố.

Chậm kinh lâu hơn khi bạn không cho con bú: Nếu đang cho con bú sữa công thức và không có kinh sau ba tháng sau khi sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ. Có thể nghĩ đến vô kinh thứ phát (đó là khi phụ nữ có chu kỳ bình thường trước đó không có kinh trong ba tháng), mang thai hoặc các vấn đề khác.

Kỳ kinh đầu tiên sau khi mang thai có thể khác so với trước khi bạn sinh con. Nếu đang băn khoăn liệu tình hình của mình có bình thường hay không, hãy đến bác sĩ kiểm tra.

Nếu có bất cứ điều gì khác thường trong kỳ kinh đầu tiên sau khi mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Chảy máu quá mức hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng là điều đặc biệt cần quan tâm đối với những người mới làm mẹ. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể để an toàn cho sức khỏe sinh sản bản thân.

Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh trở lại
Khi 'vùng kín' có mùi khó chịu, phụ nữ cần làm gì?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chế độ ăn uống lành mạnh tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc COVID-19


Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại,  kinh nguyệt sau sinh bao lâu xuất hiện là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ, bởi sau quá trình sinh nở cơ thể sẽ có những sự thay đổi nhất định. Vấn đề này thực tế còn phải dựa trên từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Để hiểu hơn về câu hỏi sau sinh bao lâu thì có kinh, hãy cùng chúng tôi tham khảo những giải đáp từ chuyên gia trong bài viết sau đây.

Sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại?

Kinh nguyệt sẽ tạm dừng trong giai đoạn mang thai do khu vực niêm mạc tử cung không còn bị bong tróc. Chính vì vậy, sau sinh bao lâu thì có kinh là một trong những vấn đề được nữ giới quan tâm hàng đầu bên cạnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho mẹ và bé. Lý do là bởi điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, kế hoạch sinh sản cũng như tâm lý của các bà mẹ.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, đối với câu hỏi sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt sẽ không có một con số cụ thể nào cho tất cả mọi trường hợp. Thực tế, có nhiều yếu tố làm tác động tới kinh nguyệt sau sinh của nữ giới. Có thể kể đến bao gồm: Cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người, phương pháp sinh nở, chăm sóc sau sinh như thế nào… và đặc biệt là có cho con bú hay không.

Do đó, thời gian có kinh trở lại sau sinh ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau, có người xuất hiện sớm nhưng cũng sẽ có những mẹ phải trải qua thời gian tương đối dài. Giải đáp cụ thể cho từng trường hợp có hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ như sau:

Trường hợp người mẹ cho con bú

Thông thường, một số loại hormone trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi cùng với quá trình sản xuất sữa để nuôi con. Trong đó phải nhắc tới sự gia tăng của hormone Prolactin vừa có vai trò kích thích tuyến vú tiết sữa sau sinh, đồng thời cũng làm ngăn cản quá trình rụng trứng ở nữ giới.

Do vậy, sau sinh bao lâu thì có kinh lại trong trường hợp này sẽ khá muộn, các bà mẹ phải mất từ 3 - 6 tháng. Thậm chí là có những người sau khi dừng cho con bú hoàn toàn thì kinh nguyệt mới xuất hiện trở lại. Các con số thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có kinh lại trong thời gian sau 6 tuần chỉ chiếm khoảng 15%.

Không có kinh nguyệt: nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh trở lại

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại [Góc Hỏi Đáp]

Trường hợp người mẹ không cho con bú

Ngược lại, sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trong trường hợp nữ giới không nuôi con bằng sữa mẹ lại sớm hơn rất nhiều. Tùy vào cơ địa của người mẹ mà thời gian kinh nguyệt trở lại sẽ rơi vào khoảng từ 1 tới 2 tháng (4 - 8 tuần).

Lúc này, hoạt động sản xuất sữa ít hoặc không diễn ra dẫn đến việc các hormone bên trong của cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều. Điều này lý giải tại sao lại có sự khác biệt đáng kể về khoảng thời gian có kinh lại giữa người nuôi con bằng sữa mẹ và không nuôi con bằng sữa mẹ.

Mặc dù vậy, như chúng tôi đã chia sẻ thì kinh nguyệt sau sinh còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy nếu có kinh sớm hơn những thời điểm trên thì cũng không phải là vấn đề quá đáng lo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng kinh nguyệt và hiện tượng máu sản dịch xuất hiện trong khoảng 1 - 2 tuần sau sinh.

Mẹ sau sinh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám trong trường hợp máu sản dịch kéo dài không dứt, hoặc đã quá 12 tháng mà chưa thấy có kinh lại. Bởi rất có thể mẹ đang gặp phải những vấn đề về tâm lý do áp lực nuôi con, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, tình trạng vô kinh sau sinh… Bác sĩ sẽ phải kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời nhằm phòng tránh các biến chứng khó lường đối với sức khỏe của người mẹ.

Chậm kinh 2 tháng có sao không? nguyên nhân do đâu

Những dấu hiệu chuẩn bị có kinh lại sau sinh

Khoảng 1 tuần trước khi có kinh lại sau sinh đa phần nữ giới sẽ cảm nhận được một số biểu hiện khác thường trên cơ thể. Nhìn chung là các dấu hiệu có kinh sau sinh cũng tương tự như thời điểm khi chưa mang thai trước đây nhưng mức độ ở mỗi người lại có thể không giống nhau, bao gồm:

  • Đau bụng kinh: Đây là triệu chứng phổ biến nhất do các nội tiết tố bị thay đổi, ngay cả những mẹ trước đây thường không đau bụng trong kỳ kinh nguyệt thì thời điểm sau sinh vẫn có khả năng gặp phải.
  • Khí hư ra nhiều: Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường có thể giúp mẹ không còn băn khoăn sau sinh bao lâu thì có kinh lại bởi “đèn đỏ” đã đến rất gần. Trong thời điểm này, khí hư sẽ giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, cân bằng lại độ ẩm của khu vực âm đạo.
  • Căng tức ngực: Vùng ngực căng hơn, lượng sữa ít đi, xuất hiện những cơn đau nhẹ… có nghĩa là kinh nguyệt chuẩn bị trở lại sau sinh, tuy nhiên nữ giới cần phân biệt với tình trạng tắc tia sữa để xử lý kịp thời.
  • Đau lưng, nhức mỏi xương khớp: Các hormone nội tiết tố biến đổi gây hiện tượng giãn cơ chằng khiến mẹ đau nhức xương khớp, nhưng thông thường không quá nghiêm trọng và sẽ sớm cải thiện khi kinh nguyệt bình thường trở lại.
  • Da sạm và nổi mụn: Nồng độ hormone Androgen gia tăng gần ngày kinh sẽ kích thích sản sinh bã nhờn khiến mụn dễ sinh sôi và làn da trở nên đen sạm, tình trạng này sẽ dần biến mất sau khi kỳ kinh kết thúc.
  • Mệt mỏi, ăn uống kém: Đây là những dấu hiệu thường gặp ở mẹ sau sinh, nhưng đồng thời cũng có thể là biểu hiện cho sự trở lại của kinh nguyệt. Thậm chí có người còn bị mất ngủ, ít sữa, chướng bụng… nên mẹ hãy lưu ý.
  • Thay đổi về tâm trạng: Tâm lý nhạy cảm hơn bình thường, thường xuyên cáu gắt và khó chịu do cơ thể mẹ sau sinh gần tới ngày có kinh lại, hai hormone Estrogen và Progesterone có nồng độ tăng cao lên.

Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh trở lại

Một số lưu ý về kinh nguyệt sau sinh

Một số lưu ý về kinh nguyệt sau sinh

Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại, mẹ cũng cần phải nắm bắt về hiện tượng kinh nguyệt sau sinh không đều ở một hay một vài chu kỳ đầu tiên. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho nữ giới băn khoăn lo lắng, nhưng thực tế đây lại là vấn đề khá bình thường bởi hệ thống nội tiết của cơ thể vẫn còn đang bị xáo trộn, chưa thực sự trở về với trạng thái như trước đây.

Theo đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể được biểu hiện qua số ngày kinh kéo dài hoặc ngắn hơn trước, lượng máu kinh ít đi hoặc nhiều lên, các chu kỳ kinh không đều nhau… Để các hormone được cân bằng và quá trình rụng trứng ổn định như cũ cần trải qua một vài tháng, đến khi đó chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ bắt đầu bình thường trở lại.

Mẹ sau sinh cần đặc biệt lưu ý, kể cả thời điểm kinh nguyệt chưa xuất hiện lại hay đang cho con bú thì quá trình rụng trứng vẫn có khả năng diễn ra. Chính vì vậy, nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng đắn sẽ dẫn tới mang thai ngoài ý muốn. Tốt nhất nữ giới hãy tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp đảm bảo hiệu quả tránh thai cũng như an toàn cho sức khỏe.

Sau khi sinh bao lâu thì có thể quan hệ vợ chồng trở lại?

Ngoài ra, để giảm bớt những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng khi có kinh nguyệt sau sinh mẹ hãy tham khảo và thực hiện một số điều dưới đây:

  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống đủ từ 2 lít nước hàng ngày, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất như hoa quả, rau xanh…
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, giữ cho đầu óc và tinh thần được thoải mái, ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh hoặc làm việc căng thẳng.
  • Vùng kín cần được lưu ý vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là khi đã bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau sinh.
  • Nếu cơ thể có vấn đề bất thường phải nhanh chóng đi kiểm tra, đồng thời nên thăm khám sức khỏe phụ khoa theo định kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Tại Hà Nội, chị em phụ nữ có thể tìm đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín đã được cấp phép bởi Sở Y tế. Với đội ngũ y bác sĩ sản phụ khoa kinh nghiệm chuyên sâu, trang thiết bị máy móc hiện đại cùng việc ứng dụng những kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Bạn có thể chủ động đặt lịch khám trực tuyến thông qua số hotline … của phòng khám để nhận được ưu đãi gói khám phụ khoa chỉ 280.000đ với 9 hạng mục toàn diện và giảm tới 30% phí tiểu phẫu nếu có.

Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia về vấn đề sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại cùng một số thông tin mà mẹ cần biết. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp chị em phụ nữ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc khác về sức khỏe cần tư vấn, bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline 0395456294 để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất và hoàn toàn miễn phí.