Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào

Tiền sử của các bệnh hiện nay cần lưu ý đặc biệt những điểm sau:

  • Khởi phát và thời gian nôn

  • Các yếu tố làm trầm trọng thêm và giảm bớt

  • Nôn kiểu gì (ví dụ, máu, nước, mật) và số lượng nôn ra

  • Tần suất (theo đợt hoặc liên tục)

Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm tiêu chảy, táo bón, và đau bụng. Nếu có đau, hãy tìm điểm đau, hướng lan và mức độ đau. Người khám cũng nên hỏi về những tình huống mang tính chất xã hội có thể ảnh hưởng đến thai phụ như những lý do xã hội và gia đình (liệu cô ấy có phải làm việc hay phải chăm con).

Tiền sử y khoa bao gồm những câu hỏi về ốm nghén hoặc chứng ồm nghén nặng trong những lần mang thai trước đây. Quan tâm về tiền sử phẫu thuật bao gồm các phẫu thuật ổ bụng đã từng diễn ra để loại trừ trường hợp tắc ruột cơ học.

Kiểm tra các loại thuốc mà bệnh nhân dùng (ví dụ, các hợp chất chứa sắt, thuốc nội tiết) để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai.

Giai đoạn nào ốm nghén bắt đầu và kết thúc là những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm.

Ốm nghén do mang thai là gì?

Ốm nghén là tổng hợp của các biểu hiện khó chịu xảy ra giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói. Có đến khoảng từ 50% đến 90% phụ nữ mang thai phải chịu đựng các cơn buồn nôn và ói mửa mỗi ngày khi trải qua giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, chỉ có 1% trong số đó thực sự được xem là ốm nghén nặng và cần đến trợ giúp y tế.

Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào
Ốm nghén là tổng hợp của các biểu hiện khó chịu xảy ra giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén trong thai kỳ cho đến nay vẫn chưa thấy có cơ chế nào rõ ràng. Một số giả thiết được đặt ra là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai. Trong đó, khi nồng độ progesterone tăng cao sẽ làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có hệ thần kinh vốn nhạy cảm, có phản xạ rất mạnh với những thay đổi trong cơ thể, nhất là khi mang thai.

Khi nào bắt đầu bị ốm nghén?

Thời điểm xảy ra dấu hiệu ốm nghén đầu tiên khác nhau ở sản phụ này so với sản phụ khác. Tuy nhiên, hầu hết các phụ nữ bắt đầu cảm thấy khó chịu do thai kì bắt đầu khoảng nửa chừng trong ba tháng đầu tiên, giữa tuần thứ sáu và tuần thứ tám của tuổi thai.

Nói một cách khác, mẹ bầu hoàn toàn không có triệu chứng gì bất thường trước tuần lễ thứ sáu. Và điều này cũng có nghĩa là cơn nôn ói đầu tiên đột ngột vào ngay lúc thức dậy sau những ngày trễ kinh là tin báo hiệu bạn đã mang thai.

Ốm nghén thường nặng nhất vào giai đoạn nào?

Ốm nghén khi mang thai còn có tên gọi là “bệnh buổi sáng” (Morning sickness) do các triệu chứng thường nặng nề vào lúc mới thức dậy. Tuy thế, phần lớn các mẹ bầu đều có thể bị ảnh hưởng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi, vị thức ăn hay cả âm thanh, ánh sáng, nơi đông người. Không những thế, mẹ bầu còn gặp phải cảm giác chán ăn, thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...

Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào
Mẹ bị ốm nghén luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng, rối loạn giấc ngủ.

Đỉnh điểm của các rối loạn này cũng thay đổi trên từng sản phụ nhưng phần lớn là tập trung nhiều quanh tuần lễ thứ chín của thai kì. Một số giả thiết được đặt ra để giải thích cho vấn đề này là do đây là mốc thời gian hình thành trọn vẹn các cơ quan của bào thai. Dưới sự huy động một lượng lớn các nguyên liệu, chất xúc tác, phản ứng chuyển hóa và nồng độ hormone tăng trưởng, những cơn “bùng nổ sinh hóa” khiến cơ thể người mẹ mất căn bằng và hoạt động của các hệ cơ quan từ đó cũng bị xáo động theo.

Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định rõ ràng là ốm nghén không phải là “biểu hiệu” tốt hay xấu về tình trạng mang thai và cũng không phản ánh được gì về sự phát triển của em bé cũng như giúp đánh giá điều kiện sức khỏe của mẹ để mang thai. Tuy nhiên, nếu sản phụ bị mất nước, rối loạn điện giải nặng do nôn ói, sụt cân nghiêm trọng là điều đáng báo động và nên nhập bệnh viện để được can thiệp kịp thời. Trong những trường hợp ốm nghén gây ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ, chỉ định đình chỉ thai kỳ có thể được đặt ra.

Khi nào tình trạng ốm nghén kết thúc?

Sau những ngày “thai hành” vất vả, hầu hết các phụ nữ sẽ cảm thấy thuyên giảm vào tuần thứ 16. Chỉ một số nhỏ (khoảng 10%) còn bị buồn nôn và nôn kéo dài trong suốt thai kỳ đến lúc sinh.

Chính vì vậy, nếu bạn vẫn còn bị ốm nghén liên tục qua thời điểm này, dù nặng hay nhẹ, đừng cố chịu đựng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe không phải chỉ của riêng bạn mà còn của sự phát triển của thai nhi. Thai dễ bị suy trường diễn do không nhận đủ năng lượng từ mẹ, chậm phát triển thể lực – tâm thần về sau. Thay vào đó, hãy báo cho bác sĩ sản khoa biết để được hỗ trợ y tế.

Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào
Nếu sau tuần 16 mà mẹ không hết ốm nghén thì hãy đi khám bác sĩ nhé

Ngoài một số loại thuốc chống ốm nghén được bác sĩ kê toa, các sản phụ nên dùng thêm các loại thảo dược hay mùi vị giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, như mùi sả, kẹo gừng, trà gừng hoặc bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, uống đủ nước. Bên cạnh đó, một chế độ nghỉ dưỡng hoàn toàn, tuyệt đối tránh căng thẳng, lo lắng hay không còn phải vướng bận lao động, tư duy sẽ giúp người sản phụ thoải mái và dịu đi cảm giác khó chịu của ốm nghén. Ngoài ra, một số liệu pháp vật lý bên ngoài như châm cứu, bấm huyệt, thôi miên, xoa bóp, thư giãn cơ liên tục... cũng đang từng bước chứng minh tính hiệu quả trong điều trị ốm nghén khi mang thai.

Tóm lại, hiện tượng ốm nghén khá thường gặp ở các phụ nữ mang thai, xảy ra trong ba tháng đầu với định điểm là tuần thứ chín. Những kiến thức cơ bản về vấn đề này sẽ phần nào giúp các mẹ có cách “ứng phó”, vượt qua tháng ngày “mang nặng, đẻ đau” một cách nhẹ nhàng nhất để đón con chào đời.

Thanh Hoa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào
Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào

Nghén là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu. Chính vì thế, nhiều mẹ muốn biết nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy và ốm nghén bao lâu thì hết để có sự chuẩn bị tốt nhất nhằm vượt qua giai đoạn này dễ dàng.

Dù nghén không gây hại cho mẹ bầu cũng như sức khỏe của bé cưng nhưng nghén có thể khiến mẹ “sợ hãi”. Bởi nghén khiến mẹ ăn uống không đầy đủ, ăn không ngon nên dễ mệt mỏi, thiếu năng lượng, hay bị hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung vào công việc.

Bài viết sau Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng ốm nghén khi mang thai cũng như giúp mẹ giải đáp một số băn khoăn như có thai bao lâu thì bị ốm nghén, nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy, ốm nghén bao lâu thì hết, làm sao để hết ốm nghén…

Ốm nghén từ tuần thứ mấy? Ốm nghén là như thế nào?

Đa phần, bà bầu sẽ bị nghén ở khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, nghén cũng có thể là dấu hiệu mang thai sớm do có nhiều bà bầu bị nghén khi mới mang thai.

Theo chia sẻ của nhiều bà bầu, khi bị ốm nghén, bạn thường nhạy cảm về mùi vị của các loại thức ăn và sự kích thích này khiến bạn thấy buồn nôn và nôn. Đồng thời, nó cũng khiến bạn ăn không ngon miệng và thậm chí là chán ăn.

Các triệu chứng nghén có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một số người hay bị nghén vào buổi sáng và giảm dần các cơn nghén trong ngày, trong khi một số khác lại bị ốm nghén vào chiều tối.

Ốm nghén là tình trạng rất thường gặp, theo thống kê, có khoảng 70% bà bầu bị nghén trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân chính xác gây ốm nghén hiện vẫn chưa xác định nhưng thường được cho là do sự thay đổi hormone.

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Mỗi bà bầu sẽ bị nghén theo một cách khác nhau. Tuy nhiên, đa phần, bà bầu bị nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 và tuần thứ 10 của thai kỳ.

Đây cũng là thời điểm mà nồng độ hormone hCG tăng cao nhất. Lượng hormone này sẽ giảm dần vào tuần thứ 11 và đến tuần thứ 15, nồng độ hormone hCG có thể giảm khoảng 50% so với thời điểm cao nhất.

Ốm nghén có thể khiến bạn thấy khó chịu nhưng nhìn chung, tình trạng này không nguy hiểm. Theo nghiên cứu, thời gian bà bầu trải qua các cơn ốm nghén có thể là vào khoảng tuần thứ 6 đến 18 của thai kỳ, đây cũng là thời điểm các cơ quan của em bé bắt đầu phát triển.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ốm nghén có thể là cách để cơ thể bảo vệ thai nhi khỏi các bệnh do thực phẩm và các loại hóa chất khác có trong thực phẩm.

Ốm nghén bao lâu thì hết?

Sau khi trải qua các cơn nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 11, tình trạng ốm nghén bắt đầu giảm dần vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% bà bầu bị nghén nặng hơn sau tuần thứ 9.

Nhìn chung, sau khi qua 3 tháng đầu, bà bầu sẽ ít bị nghén hơn. Đến khoảng tuần thứ 14, tình trạng nghén có thể biến mất. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp bà bầu hết nghén sớm hoặc muộn hơn.

Một số bà bầu có thể bị nghén suốt cả 9 tháng của thai kỳ. Đa phần, tình trạng này thường gặp ở những bà bầu bị ốm nghén nặng.

Bật mí cách giảm ốm nghén khi mang thai

Không có cách để ngăn ngừa ốm nghén, tuy nhiên bạn có thể thử một vài bí quyết giúp giảm ốm nghén hiệu quả:

  • Uống đủ nước
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức vì tình trạng mệt mỏi và căng thẳng có thể khiến bạn nghén nặng hơn
  • Ăn 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn
  • Sau khi thức dậy cần nằm trên giường khoảng vài phút rồi mới ngồi dậy từ từ
  • Dùng một tách trà gừng
  • Chú ý chăm sóc răng miệng vì nôn mửa có thể gây ảnh hưởng đến răng
  • Không ăn món quá cay, món ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ hoặc món có mùi vị mạnh
  • Không uống nhiều nước hay ăn nhiều canh trong bữa ăn
  • Không nằm ngay sau khi ăn…

Nếu bạn băn khoăn bị ốm nghén nên ăn gì thì câu trả lời là bạn nên ăn các món giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt, nhất là rau xanh, các thực phẩm giàu protein cho bà bầu, thực phẩm giàu chất béo tốt như quả bơ, trứng.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung vitamin B6, thuốc kháng histamine như doxylamine hoặc thuốc chống buồn nôn. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc thảo mộc nào không được kê đơn. Bởi nếu dùng không đúng, một số chất có thể gây hại cho em bé.

Lưu ý về tình trạng ốm nghén nặng khi mang thai

Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 3 người bị ốm nghén nặng. Ốm nghén nặng là tình trạng phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn dữ dội, thậm chí các triệu chứng có thể nghiêm trọng đến mức dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng khiến bà bầu phải nhập viện.

Bạn sẽ có nguy cơ bị ốm nghén nặng nếu mang thai lần đầu, mang thai đôi hoặc thai ba, đã từng bị ốm nghén nặng khi mang thai, có tiền sử gia đình bị ốm nghén nặng hoặc bị thừa cân.

Triệu chứng giúp bạn nhận biết mình bị ốm nghén nặng là:

  • Nôn nhiều hơn 3 đến 4 lần một ngày, nôn nghén kéo dài đến tháng thứ 4
  • Nôn khiến bạn chóng mặt hoặc choáng váng
  • Nôn dẫn đến mất nước. Các dấu hiệu mất nước thường là cảm thấy khát, khô miệng, tim đập nhanh, tiểu ít hoặc không đi tiểu.
  • Giảm hơn 4,5kg khi mang thai.

Nếu có các triệu chứng ốm nghén nặng, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để giảm buồn nôn. Ngoài ra, nếu tình trạng nghén quá nghiêm trọng, ốm nghén không ăn được gì, bạn có thể được truyền nước và chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.