Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Quan niệm bê tráp mất duyên bắt nguồn từ truyền thống bưng quả trong ngày ăn hỏi của người Việt, ám chỉ những nam thanh nữ tú khi trao tráp lễ cho nhau cũng chính là bán duyên của mình cho cặp vợ chồng sắp cưới nhằm chúc họ trăm năm hạnh phúc. 

Khi đó, những chàng trai cô gái tham gia đội bê tráp đã làm mất đi sợi dây tơ hồng do ông tơ bà nguyệt se cho nên sẽ gặp nhiều trắc trở trong chuyện tình duyên, khó có thể tìm được vợ, chồng trong tương lai. 

Nhiều người cho rằng bưng quả quá 3 lần sẽ bị mất duyên khiến nhiều anh chàng và cô nàng độc thân cảm thấy lo lắng, ngần ngại khi nhận được lời mời bê tráp cho người thân, bạn bè. 

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Việc bê tráp gây mất duyên chỉ là quan niệm dân gian và chưa có minh chứng nào xác thực. Bê tráp hoàn toàn không liên quan đến việc mất duyên hay cạn duyên và sẽ không ảnh hưởng đến tình duyên sau này của người bê tráp.

Trên thực tế, có không ít cô gái tìm được ý trung nhân của mình và nên duyên khi tham gia bưng quả trong các đám hỏi. Tất cả các thành viên trong đội hình đỡ tráp của nhà trai và nhà gái đều còn độc thân, nên đây là một dịp tốt để những thanh niên chưa vợ chưa chồng làm quen và tìm hiểu nhau.

Dù thế nào thì đó cũng là những quan niệm từ xa xưa của ông bà ta để lại và có thể xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vẫn không bao giờ là thừa. Quan trọng là bạn đừng nên quá tin vào những suy nghĩ đó mà ảnh hưởng đến cuộc sống của mình trong tương lai.

Có 2 cách để tránh mất duyên khi bê tráp là tránh làm rơi đồ và trao lì xì để giữ duyên. Cùng Nắmtay tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây nhé.

Trong quá trình bê tráp, các cặp nam nữ bê tráp của hai bên gia đình nên tuyệt đối tránh làm rơi quả hay lễ vật bởi vì ông bà ta cho rằng khi tráp hoặc lễ vật trong tráp bị rơi đồng nghĩa với việc duyên của bạn đã bị rơi và bạn sẽ bị mất duyên. 

Do vậy, bạn nam bê tráp cần chọn bê tráp lễ có cân nặng và chiều cao vừa sức với mình, đồng thời chú ý quan sát đường đi để tránh va phải những chướng ngại vật trong quá trình bê tráp.

Bạn nữ bê tráp cần lựa chọn độ cao của giày vừa phải (từ 3 - 5cm) để vừa tôn dáng vừa dễ dàng di chuyển. Nếu không quen đi giày cao gót, hãy ưu tiên một đôi giày búp bê đế bệt nhé. Bên cạnh đó, khi nhận quả, bạn nữ hãy ra hiệu cho bạn nam để phối hợp một cách nhịp nhàng, tránh sự không hiểu ý nhau làm rơi tráp lễ.

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Cách thứ hai để tránh bê tráp mất duyên là thực hiện nghi thức trao duyên giữa đội bê tráp của hai bên gia đình. Để thực hiện nghi thức này, nhà trai và nhà gái sẽ chuẩn bị bao lì xì đỏ đựng tiền may mắn để đáp lễ cho nhau sau khi đỡ tráp xong.

Số tiền trong bao lì xì bê tráp thường dao động từ 100,000 - 500,000 đồng, tuy không quá lớn nhưng được xem là sự may mắn mà cô dâu chú rể muốn gửi đến đội bê tráp, mong muốn những thành viên trong đội bê đỡ tráp cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi trong chuyện tình duyên và nhanh chóng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. 

Khi trao lì xì, đội bê tráp cần lưu ý trao cho đúng người bê cặp với mình và nhận lại lì xì của đối phương để tránh mất duyên nhé. Bạn hoàn toàn có thể giữ lại hoặc sử dụng số tiền bê tráp dựa theo nhu cầu và sở thích cá nhân của mình.

Ngoài lì xì bê tráp, hiện nay nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm những món quà nhỏ như đồ lưu niệm hoặc phụ kiện để gửi tặng đến đội bê tráp để thể hiện sự trân trọng của gia đình hai bên dành cho đội bê tráp.

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Để nghi lễ bê tráp trong ngày ăn hỏi diễn ra thuận lợi, cô dâu chú rể cần lưu ý việc em gái có được bê tráp cho chị gái không và các vấn đề khi lựa chọn người bê tráp và chọn ngày giờ bê tráp. Cùng tìm hiểu những lưu ý khi bê tráp trong phần dưới đây nhé.

Em gái có thể bê tráp cho chị hay không phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng. Cô dâu nên hỏi ông bà, bố mẹ và tham khảo những đám cưới trước đó ở địa phương mình để biết chắc chắn việc nhờ em gái bê tráp có được cho phép hay không nhé. 

Cụ thể, nếu bạn đang sinh sống ở địa phương quan niệm em gái bê tráp cho chị gái là điều kém may mắn, người em có thể gặp tình duyên trắc trở thì không nên nhờ em gái mình bê tráp.

Còn nếu địa phương của bạn không có quan niệm em gái bê tráp cho chị gái là điều xui xẻo và trước đó đã có nhiều trường hợp em gái bê tráp cho chị gái thì bạn cứ yên tâm nhờ em gái thực hiện bê quả để cùng chung vui với hạnh phúc trăm năm của mình nhé.

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Cặp đôi có thể tự chọn đội bê tráp bằng cách nhờ bạn bè, anh chị em hoặc đồng nghiệp thân thiết chưa lập gia đình. Khi chọn đội bê tráp, cặp đôi cần lưu ý chọn đủ số lượng người với chiều cao cân đối. Cụ thể:

Về số lượng, số người trong đội bê tráp sẽ tương đương với số tráp lễ mà hai bên gia đình đã thống nhất. Ở miền Bắc, số tráp lễ thường là số lẻ (5, 7, 9, 11 tráp) trong khi người miền Nam ưa thích số tráp chẵn hơn (6, 8 tráp).

Về chiều cao, cặp đôi nên chọn đội bê tráp có chiều cao tương đương nhau và thấp hơn cô dâu chú rể một chút. Sự lựa chọn này vừa giúp đội hình bê tráp đồng đều, đẹp mắt vừa làm nổi bật cô dâu chú rể.

Trường hợp bạn không thể lựa chọn đội hình bê tráp có chiều cao thấp hơn, hãy chọn trang phục cho đội bê tráp ít nổi bật hơn trang phục của cô dâu chú rể để thu hút sự chú ý của khách tham dự nhé.

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Để lễ ăn hỏi cũng như cuộc sống hôn nhân của cặp đôi diễn ra thuận lợi, bạn nên tránh thực hiện bê tráp vào những ngày xấu, vào năm tuổi Kim Lâu của cô dâu và vào tháng 7 âm lịch. Những việc kiêng kỵ cụ thể như sau: 

Tránh bê tráp vào những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng

Theo tử vi, khi tổ chức cưới hỏi vào những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng sẽ mang lại những điều không may mắn cho cô dâu trong tương lai như cô quạnh hoặc hiếm muộn. Vì thế, trước khi tổ chức lễ ăn hỏi hay lễ cưới, gia đình hai bên cần xem xét kỹ lưỡng để chọn ra ngày giờ hoàng đạo và hợp với tuổi của cô dâu chú rể.

Tránh bê tráp vào năm tuổi Kim Lâu của cô dâu

Tuổi Kim Lâu là những năm xấu không thích hợp cho những việc trọng đại như cưới hỏi đối với nữ giới. Cưới hỏi vào năm năm này sẽ không chỉ có hại cho bản thân cô dâu mà còn ảnh hưởng tới chồng và con cái (bệnh tật, bất hòa), mang đến những xui xẻo về tài sản, tiền bạc, thậm chí còn có hại cho cây trồng, vật nuôi trong nhà.

Tuy nhiên, việc tính tuổi Kim Lâu để lấy chồng chỉ áp dụng với nữ giới chưa quá 30 tuổi. Các tuổi phạm Kim Lâu nên tránh cưới hỏi cho cô dâu dưới 30 tuổi là 21, 23, 26, 28 tuổi. Còn với người đã trên 30 tuổi thì tuổi Kim Lâu không ảnh hưởng quá nhiều, gia đình hai bên chỉ cần chọn xem ngày cưới đẹp là được.

Tránh bê tráp vào tháng 7 âm lịch

Theo dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng chia ly, mất mát, tháng cô hồn, do vậy cưới hỏi vào tháng này có thể mang lại sự xa cách cho cặp đôi. Thay vào đó, hai gia đình nên lùi đám cưới lại qua tháng 7 mới thực hiện để tránh những xui xẻo cho cô dâu chú rể.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi bê tráp có mất duyên không và một số gợi ý các cách thức để tránh bê tráp mất duyên. Bên cạnh những lưu ý khi bê tráp, lễ ăn hỏi còn có rất nhiều các nghi thức quan trọng khác cần được chú trọng cẩn thận. Cô dâu chú rể tham khảo thêm 8 điều kiêng kỵ cho lễ ăn hỏi để buổi lễ diễn ra suôn sẻ nhất nhé.

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Bê tráp thì có kiêng gì không? đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cặp đôi, có kiêng có lành các bạn nhé. Vậy hãy cùng Charming Flowers điểm qua những lưu ý cho dâu rể nào chưa hiểu rõ.

Trong lễ ăn hỏi, bộ tráp cưới được hiểu như là một việc mang đến may mắn và niềm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng trong quan niệm của ông bà xưa để lại.

Bê tráp là gì?

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Bê tráp hay còn được dân gian gọi là bưng quả hoặc bưng lễ, là một phong tục truyền thống được diễn ra trong ngày lễ ăn hỏi. Đây là một nghi lễ được tổ chức gồm có đội bê tráp nam đại diện cho họ nhà trai và một đội bê tráp nữ của họ nhà gái. Đội bê tráp nam sẽ trao tráp cho đội bê tráp nữ với ngụ ý là trao duyên và chúc phúc cho cặp đôi được nên duyên vợ chồng, vĩnh kết đồng tâm, cùng nhau chung sống hạnh phúc trăm năm.

Đội bê tráp hai bên thông gia sẽ được nhận các bao lì xì trước khi đến nhà thực hiện nghi thức trao lễ. Sau khi thực hiện nghi thức trao tráp/quả, thì hai đội nam nữ sẽ tiến hành nghi thức trao lì xì cho nhau với ngụ ý trao lại duyên, cũng là chúc phúc cho đội bê tráp trong tương lai cũng có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, đầy suôn sẻ.

Xem thêm cách trang trí bàn thờ gia tiên trrong ngày trọng đại này nhé !

Thứ tự bê tráp như thế nào?

Nhà có tang có nên đi bê tráp không

Khi bê tráp thì gia chủ cũng nên chú ý thứ tự bê tráp (tùy theo số lượng tráp bạn chọn). Cụ thể sẽ theo thứ tự từ trước ra sau là:

Với lễ ăn hỏi 5 – 7 tráp: Tráp trầu cau – tráp rượu – tráp hoa quả – các tráp cao (tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp trà, tráp hạt sen)
Với lễ ăn hỏi 9 – 11 tráp: Tráp trầu cau – tráp rượu – tráp heo quay – tráp hoa quả – tráp gà xôi – tráp bia/nước ngọt – các tráp cao

Quy trình bê tráp

Bước 1: Chuẩn bị tráp
Hai gia đình thông gia sẽ thống nhất với nhau về số lượng mâm tráp ăn hỏi sau đó chuẩn bị tráp và đội đỡ tráp. Đúng ngày lành giờ tốt đã định sẵn thì đoàn nhà trai sẽ xuất hành đến nhà gái để trao lễ.

Bước 2: Trao lễ tại gia
Họ nhà trai sẽ sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ rồi đến chú rể, đội bê tráp và các thành viên khác tuần tự theo sao theo thứ tự tráp. Sau khi hai nhà thông gia xong màn chào hỏi thì đoàn bê tráp sẽ tiến hành nghi thức trao tráp cho đội nhà gái và cùng đỡ mâm quả vào nhà gái.

Trong khi trao tráp thì hai đội bưng quả nam nữ sẽ trao nhau phong bao lì xì đã chuẩn bị trước để trả lại duyên cho nhau.

Lưu ý: Các bạn bưng quả thường có thắc mắc “tiền bê tráp có được tiêu không” thì Charming xin giải đáp rằng tiền bê tráp có tiêu được nhé. Bởi hai bên đã trao trả lại duyên cho nhau nên việc tiêu tiền này không có vấn đề gì cả.bê tráp kiêng gì cả

Bước 3: Nhận quả và mở quả
Sau khi trao quả và nhận tráp, cả hai gia đình sẽ ngồi lại uống nước, trò chuyện cùng nhau và giới thiệu về các người đại diện có mặt trong buổi lễ. Đại diện cho họ nhà trai sẽ phát biểu lý do có buổi gặp mặt, đại diện nhà gái đứng lên nói lời cảm ơn và chấp nhận tráp của họ nhà trai để hoàn thành nghi thức. Sau đó 2 bà mẹ của 2 bên sẽ cùng nhau mở tráp.

Bước 4: Cô dâu ra mắt gia đình hai bên thông gia
Chú rể sẽ lên phòng để đón cô dâu xuống sảnh để chào hỏi gia đình nhà trai. Sau đó mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu ra mắt họ hàng hai bên thông gia

Bước 5: Làm lễ gia tiên ở nhà gái
Sau khi đã ra mắt cô dâu, mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ vật trong tráp đặt lên bàn thờ thắp hương cúng bái ông bà tổ tiên. Bố của cô dâu sẽ đưa cô dâu chú rể đến bàn thờ nhà gái để cùng thắp hương.

Bước 6: Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới
Sau khi thực hiện nghi thức cúng bái tổ tiên xong, gia đình hai bên sẽ thống nhất với nhau ngày lành giờ tốt đón dâu và tổ chức đám cưới.

Bước 7: Nghi thức lại quả
Nhà gái sẽ thực hiện chia đồ lại quả cho nhà trai, sau đó trả lại các mâm tráp cho họ nhà trai để đem về nhà.

Lưu ý khi chia đồ lại quả:

Khi chia đồ lại quả xong, nên xé bằng tay chứ không nên dùng kéo cắt, vì kiêng ky là cắt là cắt hết duyên của 2 bên. Đồ trong quả khi lại quả nên là số chẵn (thông thường sẽ là 10 lễ vật)
Khi trả mâm tráp cho nhà trai, phải để ngửa nắp tráp lên trên, không được đóng lại.

Truyền thống của người Việt từ xưa thường rất chú trọng việc chọn ngày lanh giờ tốt làm lễ dạm ngõ, ăn hỏi và rước dâu. Bởi ông cha ta quan niệm rằng đám cưới làm vào ngày đẹp trời thì cuộc sống vợ chồng sau này cũng được yên ả và đầy thuận lợi. Đây là những lưu ý cho cặp đôi nào chưa biết roc về việc bê tráp kiêng gì:

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đối với việc cưới hỏi thì càng phải chú trọng hơn. Để có thể có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn sau này, các cặp đôi cũng nên tìm hiểu bê tráp kiêng gì và tuân theo các nguyên tắc sao cho hợp lý.