Nguyên nhân triglyceride cao

Triglyceride là một dạng chất béo trung tính cần thiết với cơ thể con người. Tuy nhiên khi triglyceride trong máu cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây tăng triglyceride là gì? Làm gì để phòng ngừa nồng độ triglyceride cao? Hãy tham khảo những thông tin ở bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

  • Triglyceride là gì?
  • Nguyên nhân làm tăng triglyceride?
    • Nguyên nhân nguyên phát
    • Nguyên nhân thứ phát
  • Biến chứng có thể gặp khi triglyceride tăng cao
    • Đột quỵ
    • Bệnh tim
    • Viêm tụy
    • Ảnh hưởng đến gan
    • Đái tháo đường type 2
    • Ảnh hưởng đến bàn chân
    • Suy giảm trí nhớ 
  • Cách phòng ngừa triglyceride tăng cao
    • Chế độ ăn uống khỏe mạnh
    • Tập thể dục đều đặn
    • Thay đổi thói quen xấu
    • Xét nghiệm mỡ máu định kì
    • Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số triglyceride

Triglyceride (còn được gọi là triacylglycerol hay chất béo trung tính) là một trong 4 thành phần quan trọng của mỡ máu gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol, triglyceride). Nó được hình thành từ việc kết hợp một phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo.

Nguyên nhân triglyceride cao
Triglyceride là một thành phần quan trọng của mỡ máu.

Không chỉ vậy, triglyceride cũng là dạng chất béo phổ biến nhất trong cơ thể. Ngoài ra, chất béo trung tính này còn đóng vai trò như một “nhà máy” hay “pin” dự trữ năng lượng. Khi cần thiết, chúng sẽ thoái hoá, phân tách ra để tạo ra năng lượng, phục vụ các hoạt động sống.

Nồng độ triglyceride bình thường trong máu nhỏ hơn 150mg/dl (tương đương 1,7mmol/L). Tuy nhiên, khi nồng độ này tăng cao chúng sẽ gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chỉ số triglyceride là gì? Làm gì khi chỉ số Triglyceride tăng cao?

Nguyên nhân làm tăng triglyceride?

Nồng độ triglyceride tăng cao do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia ra thành hai nhóm là: nguyên phát và thứ phát. Việc biết được nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách chữa trị hiệu quả và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân nguyên phát

Nhóm nguyên nhân này có điểm chung là đều xuất phát từ yếu tố di truyền, sự đột biến gen bẩm sinh hoặc sự thiếu hụt một số enzyme cần thiết.

Tăng Chylomicron máu

Chylomicron là một loại lipoprotein chịu trách nhiệm vận chuyển lipid trong máu đến các mô và cơ quan cần thiết. Sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa của chylomicron có thể tạo ra các rối loạn khác nhau.

Một trong số đó là rối loạn lipid máu loại I, dẫn đến sự gia tăng triglyceride trong máu. Đây là một nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền với tỉ lệ hiện mắc từ 1-2% đến 5-10% dân số.

Thiếu lipoprotein lipase

Một nguyên nhân di truyền khác hiếm gặp hơn là thiếu Lipoprotein lipase (LPL) có tỷ lệ mắc 1 phần 1 triệu. Enzym này có vai trò thuỷ phân chất béo trung tính trong lipoprotein thành các phần nhỏ hơn để cơ thể dễ hấp thu.

Chính vì vậy, khi thiếu lipoprotein lipase sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong chuyển hóa chất béo, làm cho các chất béo tích luỹ nhiều hơn và dẫn đến tăng triglyceride máu.

Nguyên nhân triglyceride cao
Các nguyên nhân nguyên phát liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh nên bạn không thể thay đổi được.

Thiếu hụt Apo CII

Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm tăng triglycerid đó là đột biến gen hiếm gặp Apo CII. Protein này có vai trò kích hoạt enzyme lipoprotein lipase trong mao mạch, thủy phân chất béo trung tính.

Do đó nếu thiếu hụt Apo CII gây ra tăng lipid máu, tích luỹ triglyceride và chylomicron gây ra các biến chứng như: viêm tụy và xuất hiện gan lách to.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân tăng triglycerid máu do di truyền bạn cần chia sẻ chính xác về tiền sử gia đình và phải làm làm một số xét nghiệm huyết học cần thiết.

Nguyên nhân thứ phát

Nhóm nguyên nhân tiếp theo và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tăng Triglycerid đó là do yếu tố chủ quan của con người trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Chế độ ăn quá nhiều chất béo xấu

Triglyceride chủ yếu trong mỡ động vật và dầu thực vật vì vậy chế độ ăn uống nhiều chất béo chuyển hóa là nguyên nhân chính khiến chỉ số triglyceride tăng cao. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà như: thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, bánh kẹo ngọt…

Nguyên nhân triglyceride cao
Chế độ ăn quá nhiều chất béo và carbohydrate tinh chế là nguyên nhân chính làm cho Triglyceride tăng cao

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism” vào tháng 10/2011 cho thấy, các loại đường fructose và sirô ngô fructose cao đều làm tăng chất béo trung tính nhiều hơn glucose.

Ít hoạt động thể chất

Bình thường khi bạn hoạt động thể lực sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể. Còn khi bạn lười vận động sẽ khiến cơ thể trì trệ thừa năng lượng, thừa calo, tích luỹ nhiều chất béo, khiến nồng độ triglyceride tăng.

Không chỉ vậy, lối sống ít vận động còn góp phần gây ra các bệnh béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch…

Nguyên nhân triglyceride cao
Lười vận động sẽ khiến cơ thể trì trệ, tích tụ nhiều chất béo

Hút thuốc lá

Trong thuốc lá có chứa nhiều độc tố, chất ức chế, làm giảm nồng độ cholesterol “tốt” và làm tăng triglyceride cùng nồng độ cholesterol “xấu” gây ra mảng tích tụ ở mạch máu dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.

Nếu bạn càng hút thuốc nhiều, lượng mỡ đào thải sẽ càng kém, mỡ thừa sẽ tích tụ trong máu, nhất là mạch máu ở tim, mạch não.

Nguyên nhân triglyceride cao
Hút thuốc lá vô cùng có hại cho sức khoẻ bao gồm làm cho chỉ số Triglyceride trong máu tăng

Uống quá nhiều rượu

Khi bạn uống nhiều rượu sẽ kích thích gan sản xuất thêm acid béo từ đó làm tăng triglyceride trong máu. Thêm vào đó người nhậu thường tiêu thụ thêm nhiều thức ăn dầu mỡ, nhiều carbohydrate khi uống kèm rượu như: lạc, thịt chó, tiết canh…khiến cho triglyceride tăng đột biến.

Nguyên nhân triglyceride cao
Khi uống rượu sẽ kích thích gan giải phóng nhiều enzym chuyển hoá chất béo.

Thừa cân hoặc béo phì

Thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng triglyceride. Khoảng 60-70% người bị béo phì có nguy cơ bị rối loạn lipid máu – đồng nghĩa với việc nồng độ triglyceride cao.

Nguyên nhân triglyceride cao
Béo phì là một trong những nguyên nhân làm cho lượng Triglyceride cao

Ảnh hưởng tuổi tác

Khi tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể càng bị lão hoá, khả năng hấp thu, chuyển hóa các chất béo ngày càng kém, khiến lượng triglyceride tồn đọng nhiều.

Tình trạng bệnh lý

Người có bệnh lý suy giáp, bệnh gan mật, bệnh thận, đái tháo đường hay hội chứng chuyển hoá… thường có mức chỉ số triglyceride cao hơn bình thường. Bởi chúng gây ảnh hưởng đến các hormon, enzym gây rối loạn chuyển hóa và lưu trữ chất béo trong cơ thể.

Tác dụng phụ của 1 số thuốc 

Một số loại thuốc đặc biệt được nghiên cứu là làm tăng triglyceride máu như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn beta, estrogen, thuốc ức chế protease cho HIV, một số loại thuốc giảm cholesterol, isotretinoin điều trị mụn trứng cá, thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid,…

Nguyên nhân triglyceride cao
Khi đến viện thăm khám hay làm xét nghiệm cần thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đang sử dụng.

Biến chứng có thể gặp khi triglyceride tăng cao

Khi nồng độ triglyceride trong máu cao sẽ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và bạn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nguy hiểm dưới đây:

Đột quỵ

Nồng độ triglyceride cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ. Bởi khi triglyceride trong máu cao, chúng sẽ bám lên thành động mạch, cản trở máu lưu thông máu tạo thành mảng xơ vữa. Khi các mảng xơ vữa này ngày càng lớn khiến mạch máu não bị tắc, ứ máu gây ra tình trạng tai biến mạch máu não (đột quỵ).

Theo Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người đột quỵ do các bệnh về mỡ máu. Đây là một con số đáng báo động cảnh tỉnh chúng ta phải lập tức tìm cách chữa trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.

Nguyên nhân triglyceride cao
Triệu chứng của đột quỵ là liệt tay chân, xây xẩm, chóng mặt, nói ngọng, méo miệng…

Bệnh tim

Cũng giống như đột quỵ, chỉ số triglyceride tăng cao sẽ giải phóng nhiều chất béo, chúng tích tụ bên trong các mạch máu gây cản trở việc mang oxy đến cơ tim. Nếu chỉ số triglyceride của bạn tăng cao kết hợp với hội chứng chuyển hóa thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ cao gấp 2 lần bình thường.

Nguyên nhân triglyceride cao
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao khi nồng độ Triglyceride tăng kéo dài

Viêm tụy

Viêm tụy cấp do nồng độ triglyceride tăng cao chiếm 3-14% trong các nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuyến tụy là cơ quan quan trọng nằm ở bên trái bụng, có chức năng sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết để phân giải thức ăn.

Triglyceride nếu tăng vượt mức sẽ khiến các acid béo tự do tăng cao làm tổn thương tế bào tụy, làm tăng các chất trung gian của phản ứng viêm và các gốc tự do, hệ quả là viêm tụy. Biểu hiện thường thấy là sốt, đau bụng dữ dội, nôn mửa. Nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân triglyceride cao
Bệnh viêm tụy cấp do tăng triglyceride thường xảy ra ở người bệnh khi nồng độ triglyceride đạt mức trên 20 mmol/l.

Ảnh hưởng đến gan

Triglyceride sẽ được vận chuyển tới gan để thải trừ nhưng chỉ chuyển hóa một lượng nhất định, do vậy triglyceride còn dư thừa sẽ đọng quanh gan, các bọng mỡ được hình thành và xâm lấn tế bào gan.

Nếu tỷ lệ chất béo tại gan nhiều hơn 5% trọng lượng của gan thì sẽ gây bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, tổn thương tế bào gan. Ở mức độ nhẹ, gan có khả năng tự hồi phục bằng cách tạo ra các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã chết.

Nguyên nhân triglyceride cao
Gan nhiễm mỡ là biến chứng thường gặp khi mỡ máu cao

Tuy nhiên khi số lượng tế bào gan bị tổn thương quá nhiều, gan sẽ mất dần đi khả năng hồi phục. Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan.

Đái tháo đường type 2

Theo một thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 70% – 90% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có rối loạn mỡ máu. Bởi khi triglyceride trong máu tăng cao sẽ có xu hướng kháng lại insulin – nội tiết tố được tiết ra từ tuyến tụy có chức năng giảm đường huyết.

Như vậy, triglyceride tăng đồng thời làm tăng đường trong máu khiến người bệnh dễ mắc tiểu đường. Đáng lo ngại hơn, người bệnh tiểu đường có kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 2 – 4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần so với bệnh nhân đái tháo đường thông thường.

Nguyên nhân triglyceride cao
Triglyceride tăng đồng thời làm tăng đường trong máu khiến người bệnh dễ mắc tiểu đường.

Ảnh hưởng đến bàn chân

Khi lượng chất béo dung nạp quá nhiều sẽ tạo thành các mảng bám hình thành động mạch chảy đến chân, có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). PAD có khả năng gây đau và tê ở vùng chân, nhất là khi đi bộ và có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân hoặc ở bàn chân.

Suy giảm trí nhớ 

Không chỉ do cao tuổi mà nồng độ triglyceride cao cũng có thể gây ra nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Nghiên cứu chỉ ra rằng triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não từ đó làm tích tụ amyloid( một loại protein độc hại).

Nguyên nhân triglyceride cao
Nồng độ Triglyceride trong máu cao có thể làm suy giảm trí nhớ

Cách phòng ngừa triglyceride tăng cao

Các biến chứng do nồng độ triglyceride tăng cao có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của bạn. Chính vì vậy, bạn cần có hướng phòng ngừa kịp thời và kiểm soát chỉ số này ở mức ổn định.

Chế độ ăn uống khỏe mạnh

Nguyên nhân triglyceride cao
Một lối sống khoẻ mạnh sẽ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật

Tăng cường các thực phẩm như rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng có lợi cho hệ tiêu hóa, đào thải độc tố. Bổ sung chất béo tốt như: cá thu, cá hồi, tôm, trứng, bơ, hạt dẻ…

Không nên ăn nhiều chất đạm vì đạm làm tăng cholesterol ở thành động mạch. Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo có hại như: thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nội tạng động vật, thịt hun khói… Ăn ít những loại thức ăn có lượng đường cao như bánh kẹo ngọt, socola.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triglyceride cao nên ăn gì, kiêng gì để giảm?

Tập thể dục đều đặn

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là cách giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, giảm cholesterol xấu, tăng cường sức khỏe. Bạn nên dành thời gian ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, tập yoga, tập earobic,…

Thay đổi thói quen xấu

Tránh xa rượu bia, các loại đồ uống chứa cồn, không hút thuốc lá. Nên đi ngủ sớm trước 11h đêm để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh. Tránh căng thẳng, stress bằng việc xem các chương trình giải trí, tập ngồi thiền…

Nguyên nhân triglyceride cao
Nói không với rượu bia, thuốc lá để có một cơ thể khoẻ mạnh

Đặc biệt, hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối vì đây là thời điểm cơ thể ít vận động nên không tiêu tốn nhiều năng lượng, lượng mỡ không được chuyển hoá sẽ tích tụ lại gây béo phì.

Xét nghiệm mỡ máu định kì

Các bác sĩ khuyến cáo người sau 25 tuổi nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ 2-3 năm/lần để có thể phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do rối loạn mỡ máu gây ra.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xét nghiệm Triglyceride máu là gì? Khi nào cần thực hiện?

Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số triglyceride

Để giảm triglyceride, ngoài thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện điều độ, người mắc bệnh cũng nên bổ sung thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng do triglyceride gây ra.

Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe FREMO được chiết xuất 6 loại dược liệu quý: giảo cổ lam, xạ đen, bụp giấm, nga truật, táo mèo và hoàng bá. Sản phẩm đang nhận được nhiều phản hồi tích cực của người bệnh về khả năng ổn định lượng mỡ trong máu, đặc biệt là chỉ số triglyceride.

Nguyên nhân triglyceride cao
Fremo chiết xuất 100% từ thiên nhiên, an toàn cho sức khoẻ của bạn

Những người đã và đang có chỉ số triglyceride tăng cao thì có thể tham khảo và sử dụng sản  phẩm, chắc chắn với những thảo mộc quý chứa bên trong sản phẩm sẽ cải thiện được sức khỏe cho người bệnh mà không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Lời kết 

Bài viết này đã giúp bạn biết thêm về những nguyên nhân khiến triglyceride tăng cao và những biến chứng nguy hiểm khi tình trạng này kéo dài. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn có phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

Nghiên cứu đăng trên tạp chí “Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism”: https://academic.oup.com/jcem/article/100/6/2434/2829664?searchresult=1

https://suckhoedoisong.vn/nguy-hiem-khi-chi-so-triglyceride-tang-n183832.html