Nguyên nhân thiếu acid folic

Thiếu máu có thể xảy ra cấp hoặc mạn tính do nhiều nguyên nhân, trong đó thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nguyên nhân thiếu acid folic
Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng. Đồ hoạ: Bạch Cúc

1. Thiếu máu do thiếu sắt

Sắt là một vi chất cần thiết cho cơ thể, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô.

Bên cạnh đó, khi kết hợp sắt với các chất dinh dưỡng khác, cơ thể bạn sẽ giải phóng năng lượng cho sự co cơ, quá trình chuyển hóa như tổng hợp DNA và các chức năng miễn dịch, tiêu hoá khác,...

Thực phẩm từ động vật như thịt, gan, cá... và từ nguồn thực vật như ngũ cốc, đậu, rau quả...là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Ngoài ra, sắt còn được tăng cường hấp thu bởi vitamin C (có nhiều trong cam, chanh, ổi, kiwi, ớt đà lạt, bông cải xanh, cà chua,...).

Nguyên nhân thiếu sắt: Do không cung cấp đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc do tình trạng kém hấp thu (người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, viêm loét dạ dày,..) hoặc mất máu (mất sắt theo chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, nhiễm giun sán,...)

2. Thiếu máu do thiếu acid folic

Acid folic hay folat (vitamin B9) rất quan trọng cho sự phát triển và phân chia tế bào trong cơ thể cũng như góp phần hình thành tế bào máu mới.

Folat có nhiều trong các loại rau lá xanh như súp lơ, bông cải xanh... và thức giàu đạm như thịt, gan, trứng cá, đậu,... Folat dễ hao hụt khoảng 50-90% trong quá trình nấu nướng, thậm chí không còn khi nấu ở nhiệt độ cao, nhiều nước hay nấu trong thời gian quá lâu, theo Healthline.

Nguyên nhân thiếu hụt folat là do thiếu hụt trong khẩu phần ăn hoặc do tình trạng kém hấp thu, nhất là khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc sốt rét, thiếu máu, tan máu và ảnh hưởng của một số thuốc như thuốc chống co giật, chống động kinh, chống ung thư,...

Biểu hiện của thiếu folat: chán ăn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng lưỡi, run chân tay, hồi hộp, thở gấp và ngắn. Ngoài ra, thiếu folat sớm ở phụ nữ mang thai trong những tháng đầu của thai kỳ có thể gây khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi (nứt cột sống, thoát vị não), theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ.

3. Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, sự phát triển và phân chia tế bào và quá trình myelin hóa sợi thần kinh, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ.

Vitamin B12 chỉ có trong thức ăn nguồn động vật (thịt, cá,...) dễ bị hao hụt đến hơn 50% khi chế biến nấu chín.

Nguyên nhân thiếu vitamin B12 chủ yếu là do bị các bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, phẫu thuật dạ dày - ruột) gây kém hấp thu và chế độ ăn thiếu thực phẩm nguồn gốc động vật kéo dài.

Biểu hiện của thiếu vitamin B12: Ngoài các dấu hiệu thiếu máu, có thể kèm theo một số triệu chứng thần kinh: Rối loạn cảm giác, đi lảo đảo...

Thiếu máu khiến các tế bào trong cơ thể thiếu dinh dưỡng và oxy, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chúng. Tình trạng thiếu máu xảy ra càng lâu, sức khỏe của bé càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, cha mẹ cần biết rõ dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em để sớm có biện pháp điều trị kịp thời.

  • 1. Thiếu máu ở trẻ em là gì?
  • 2. Nhận biết dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em
  • 3. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em
  • 4. Điều trị thiếu máu ở trẻ em
  • 5. Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em

1. Thiếu máu ở trẻ em là gì?

Thiếu máu là tình trạng hồng cầu trong máu giảm xuống dưới mức cần thiết, không có đủ tế bào hồng cầu trong cơ thể. Trong hồng cầu chứa hemoglobin – một loại protein đặc biệt có nhiệm vụ vận chuyển và cung cấp oxy đi tất cả các cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân thiếu acid folic

Thiếu màu là tình trạng không cung cấp đủ lượng hồng cầu cho cơ thể

Thiếu máu khiến các cơ quan không có đủ oxy, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chúng, từ đó gây tác động xấu đến sức khỏe của bé. Thiếu máu ở trẻ em gồm một số loại như sau:

– Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ em. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh hemoglobin, thiếu sắt trong máu cơ thể sẽ không sản sinh đủ lượng hemoglobin cần thiết.

– Chứng tan máu: Đây là tình trạng thiếu máu do tế bào hồng cầu bị phá hủy. Nguyên nhân của việc này có thể do trẻ mắc bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc do tác dụng một số loại thuốc.

– Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là tình trạng thiếu máu di truyền, tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường.

– Thiếu máu không tái tạo: Đây là tình trạng cơ thể không sản sinh ra đủ lượng máu cần thiết do các vấn đề về tủy xương.

Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu gồm có:

– Trẻ sinh thiếu tháng (sinh non) hoặc trẻ sinh nhẹ cân

– Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do sống trong cảnh nghèo đói

– Trẻ uống sữa bò quá sớm

– Trẻ có chế độ ăn thiếu sắt, axit folic và vitamin B12

– Trẻ phải phẫu thuật hoặc gặp tai nạn mất máu

– Trẻ mắc bệnh một số bệnh như nhiễm trùng, thận, gan… trong thời gian dài

– Trẻ có tiền sử người thân trong gia đình bị thiếu máu, mắc thiếu máu di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm…

Thiếu máu là tình trạng nguy hiểm, cha mẹ phải cảnh giác cao. Nếu để tình trạng này kéo dài, bé sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như sau:

– Trẻ sẽ gặp các vấn đề về tăng trưởng và sự phát triển

– Trẻ sẽ gặp vấn đề về xương khớp

– Trẻ có thể bị suy tủy xương

– Trẻ có thể mắc các bệnh về bạch cầu

– Trẻ có thể mắc ung thư.

2. Nhận biết dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em

Các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em thường diễn ra âm thầm, dẫn tới nhầm lẫn với các căn bệnh khác, đánh lạc hướng mọi người. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, cha mẹ có thể phát hiện bé bị thiếu máu với các biểu hiện như sau:

– Da bé xanh xao, nhợt nhạt, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân

– Trẻ luôn mệt mỏi, buồn ngủ, thường mất tập trung và kém hoạt bát hơn so với các bạn

– Trẻ biếng ăn, chán ăn, đứng cân hoặc sút cân.

Nguyên nhân thiếu acid folic

Trẻ thiếu máu thường mệt mỏi, chán ăn, mất tập trung

– Môi khô, lưỡi láng, mắt gai, tóc khô và dễ gãy rụng

– Trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu sẽ chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng trưởng cân nặng chiều cao…

– Lớp lót mí mắt và màu móng tay nhợt nhạt, không có sắc hồng như bình thường

– Trẻ trở nên cáu gắt

– Trẻ bị vàng mắt, vàng da, nước tiểu màu trà sẫm (xảy ra với bé thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy).

Nếu tình trạng thiếu máu ở trẻ đã chuyển nặng, bé sẽ có các biểu hiện như sau:

– Khó thở, tim đập nhanh, thở dốc khi gắng sức

– Nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu

– Bàn tay và bàn chân bị phù nề

– Luôn mệt mỏi, không có năng lượng hoạt động

– Với bé gái đang dậy thì có thể chậm kinh, kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh

– Lưỡi bị đau, sưng

– Vết thương lâu lành

– Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hay các bệnh nhiễm khuẩn khác.

3. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ em như sau:

– Thiếu máu do cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu: Nguyên nhân việc này có thể do không đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cơ thể bé thiếu các chất hỗ trợ tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12… hoặc do bé gặp các vấn đề về tủy xương, mắc suy tủy, thâm nhiễm tủy, suy thận…

– Thiếu máu do quá nhiều tế bào hồng cầu bị phá hủy: Việc hồng cầu bị phá hủy có thể do bé nhiễm bệnh di truyền dị tật hồng cầu, bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, tác dụng của thuốc.

– Thiếu máu do chảy quá nhiều máu, mất hồng cầu: Khi cơ thể đột ngột mất đi lượng máu lớn (chảy máu cấp) hoặc gặp vấn đề gì đó làm cho lượng máu mất đi ngày càng nhiều (chảy máu mãn tính) như rong kinh, chấn thương, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu chảy máu, giun móc, loét dạ dày tá tràng, trĩ, sa trực tràng…

Trong đó, các trường hợp thiếu máu ở trẻ em chủ yếu là thiếu máu do có thể không đáp ứng đủ lượng hồng cầu cần thiết. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu này như sau:

– Cơ thể bé thiếu sắt: Thiếu sắt có thể xảy ra ở những bé sinh non, sinh nhẹ cân, bé có mẹ bị thiếu sắt khi mang thai, bé được ăn ngoài sữa mẹ quá sớm và bé không được cung cấp đủ sắt trong chế độ ăn hàng ngày.

– Cơ thể bé thiếu axit folic hay folate, vitamin B9: Nguyên nhân là do bé không được cung cấp đủ folate trong chế độ ăn hoặc do bé không có khả năng hấp thủ đủ lượng folate cần thiết cho cơ thể vì gặp các vấn đề đường tiêu hóa, bị sốt rét… hay bé đang sử dụng một số thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh, thuốc chống ung thư…

– Cơ thể bé thiếu vitamin B12: Nguyên nhân chủ yếu do bé mắc một số bệnh về đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc do chế độ căn của bé thiếu vitamin B12.

4. Điều trị thiếu máu ở trẻ em

Điều trị thiếu máu ở trẻ em phụ thuộc và nguyên nhân, mức độ bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé.

– Bổ sung các dưỡng chất cần thiết bằng cách cho bé uống bổ sung sắt, axit folic, vitamin B12 trực tiếp và bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như rau xanh, trứng, thịt, đậu, hoa quả… Đồng thời, cho bé sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

– Nếu bé thiếu máu do mất đi lượng máu lớn có thể sử dụng thuốc hoặc truyền máu. Tuy nhiên hạn chế truyền máu, chỉ áp dụng với tình trạng thiếu máu nặng.

– Thực hiện phẫu thuật ghép tủy, cắt lạch, các bệnh lý gây thiếu máu khác.

5. Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ em, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:

– Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non, sinh nhẹ cân có nguy cơ thiếu sắt cao, cần cho bé uống viên sắt theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Thực hiện phòng chống giun sán cho bé bằng cách uống thuốc tẩy giun định kỳ và thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Cho bé ăn nhiều loại thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, axit folic như rau xanh, thịt, trứng, thủy hải sản, hoa quả tươi.

Nguyên nhân thiếu acid folic

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt giúp tăng khẳ nặng sản sinh hồng cầu của cơ thể

– Cho bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, kiwi, dâu tây, cà chua, các loại quả họ cam quýt…Vitamin C có thể tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nếu có thể, không cho bé ăn bổ sung sữa ngoài quá sớm. Nếu uống sữa công thức, hãy chọn loại sữa có cung cấp sắt cho bé.

– Không cho bé dưới 1 tuổi uống sữa bò, nguyên nhân do sữa bò có lượng sắt thấp và sữa bỏ có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

– Điều trị ngay khi phát hiện bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và các bệnh về đường tiêu hóa khác có nguy cơ gây thiếu máu.

Như vậy, để tránh tình trạng thiếu máu của bé nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em nhằm phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của bé, tránh tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ.