Nguyên nhân khiến cho lũ lụt ở khu vực Miền Trung Việt Nam lên nhanh, xuống Anh là gì

Nguyên nhân khiến cho lũ lụt ở khu vực miền Trung Việt Nam lên nhanh, xuống nhanh là gì?

A. Lượng mưa ở đây hơn các khu vực khác.

B. Hệ thống sông ngắn và có độ dốc lớn.

Đáp án chính xác

C. Có nhiều sông cùng đổ ra một cửa biển.

D. Các sông và cửa sông quá hẹp.

Xem lời giải

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Nguồn hình ảnh, AFP Contributor/Getty Images

Có nhiều phân tích cho rằng thiên tai tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng trầm trọng do phá rừng và làm thủy điện. Đây có phải là nguyên nhân chính?

Theo ông Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một báo cáo của Nhóm Công tác châu Âu về đập và lũ lụt, xuất bản năm 2010, cho thấy đập [cả thủy điện, thủy lợi và cấp nước] "đã giúp giảm nhẹ lũ lụt ở tất cả các nước châu Âu".

Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ lũ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành hồ. Các hồ lớn, dự báo tốt để có thể xả nước trước khi lũ lụt sẽ giúp giảm rất nhiều lũ lụt ở hạ du, trong khi các hồ nhỏ thì hầu như không có khả năng giảm lũ lụt.

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng cáo

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Vì sao thảm họa lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung?

Thùy Linh- Vũ Long - Thứ sáu, 30/10/2020 10:00 [GMT+7]

Lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, gieo đau thương tang tóc lên đồng bào miền Trung, khiến các chuyên gia phải đau đớn thốt lên: "Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt".

Hiện trường vụ sạt lở tại huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam vùi 11 người dân. Ảnh: Người dân cung cấp

Lũ ngày càng lớn

Trước nay sạt lở đất chỉ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rất ít khi xảy ra ở miền Trung. Nhưng gần đây các tỉnh miền Trung lại liên tiếp xảy ra sạt lở đất.

Phân tích về nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở nặng nề đang diễn ra tại miền Trung, trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam - cho rằng: Rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, nên lũ về miền Trung mới lớn như vậy, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng. "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt"- ông thốt lên.

"Vì nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ ngấm xuống đất, vướng trên lá rồi bốc hơi, còn lại thì sẽ chảy thành lũ. Mất rừng, chẳng còn gì cả, đất không thấm nước, lá cũng không còn, lũ sẽ mạnh. Lũ mạnh, chảy tràn lên"- Giáo sư Hồng nhận định.

Theo các chuyên gia, nếu miền Trung càng mưa nhiều, tình trạng sạt lở sẽ càng mạnh.

"Sông miền Trung ngắn và dốc, đất dốc và nhiều lớp sét. Từ xưa đã có cảnh báo nếu xây dựng hồ chứa và đập tràn ở miền Trung thì phải cẩn thận vì đất không thấm nước"- GS Hồng chia sẻ.

Vị Giáo sư này phân tích: Những chỗ bị sạt lở đều là đất trơ trọi, không có thảm thực vật. Khi mưa, nước sẽ dần thấm vào, lớp đất ấy đã bị tác động từ lâu, nắng lên, đất sét đã bị phong hóa, sau đó, trọng lượng tăng do mưa dồn xuống, theo nguyên tắc trên độ dốc sẽ trượt khi lực đẩy xuống lớn hơn lực giữ.

"Lực giữ ở đây đã kém do đất sét bị phong hóa vì phá rừng, mất thảm thực vật. Xây thủy điện, phá rừng đã làm cho đất bị phong hóa, từ phong hóa làm thay đổi kết cấu của đất, lực giữ giảm đi, chưa kể mưa dồn mạnh hơn vì không còn dòng chảy mặt, trọng lượng tăng lên, lực giữ kém nên mới xảy ra sạt lở..."- nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Nếu có trồng lại rừng sau khi rừng bị phá, chúng ta cũng phải mất 50 năm rừng mới khôi phục lại được. Ông cho biết, 50 năm sau, rừng mới có thể tái tạo khả năng giữ nước.

"Rừng trồng mới, dù 10 năm cũng không có tác dụng. Phải mất 50 năm lá rừng rụng xuống, mục ra, hình thành thảm thực vật dày 1 mét thì mới ngấm được nước. Dòng chảy mặt là dòng nguy hiểm nhất, rừng mất lớp mùn thì sẽ chẳng giữ được nước, nước sẽ trôi tuột đi tạo thành lũ"- GS Hồng nói.

Hiện trường vụ sạt núi, vùi lấp dân ở Trà Leng. Ảnh: Thanh Chung

Nạn phá rừng nghiêm trọng

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng.

Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Theo chuyên gia lâm nghiệp - GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn, chính là do nạn chặt phá rừng.

Phá rừng đã gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Tất cả đều đã trở thành "thủ phạm" gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở miền Trung.

Ngập lụt Sạt lở đất Lũ lụt Mưa lũ miền Trung Thiệt hại do mưa bão Ảnh hưởng bão Lũ miền Trung Rào Trăng 3

Hiện trường sạt lở trôi cả làng làm 27 người chết và mất tích ở Nam Trà My

Kon Tum: Rà soát những vùng đất dốc có nguy cơ sạt lở

Thanh Hoá có mưa to, nguy cơ sạt lở đất ở các huyện miền núi

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Hà Hải Nam

Ai phải chịu trách nhiệm về nạn phá rừng đây, rừng cứ thấy bị phá mà chả ai phải chịu trách nhiệm cả!

1 năm trước

Nguyễn Văn hiền

Bài viết rất hay, để tất cả chúng ta phải suy ngẫm.

1 năm trước

Trần Tất Thăng

Sạt lở đất có nhiều nguyên nhân, cần đầu tư điều tra xem xét toàn diện để phòng tránh một cách căn cơ. Chưa nên vội vàng quy cho thủy điện hoặc khai thác rừng.

1 năm trước

Cận cảnh lũ lụt tại miền Trung Việt Nam

Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây.

Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện, UNICEF Việt Nam

UNICEF Việt Nam

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Nhiều căn nhà đã bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, và những người dân vốn là đối tượng dễ bị tổn thương thì lâm vào cảnh tay trắng. Trong ngày 10 và 11 tháng 11, tôi đã tới thăm những xã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, và tôi đã tận mắt chứng kiến sức tàn phá kinh hoàng của thiên tai đối với 3 gia đình. Mỗi gia đình lại mang trong mình một câu chuyện đau lòng về những mất mát và sự kiên cường.

Chị Hà[1] sống tại một xã của tỉnh Hà Tĩnh cùng con gái cô là Phương, 17 tuổi và là trẻ khuyết tật nặng. Là mẹ đơn thân với một người con khuyết tật nặng, chị không thể đi làm. Kể cả trong những lúc thuận lợi nhất, chị cũng chỉ sống dựa vào số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi, một vườn rau, và nước uống được chia sẻ bởi những người hàng xóm hào phóng. Ngôi nhà một tầng của chị Hà bị ngập tới hông trong suốt một tuần mưa rơi tầm tã. Chị biết ơn xã đã gửi thuyền cứu hộ để chị có thể đưa Phương đến nơi sơ tán an toàn tại địa phương. Giờ đây, khi trở về nhà, với số vật dụng còn lại ít ỏi cùng một khu vườn đã bị tàn phá, chị Hà mừng rỡ khi được nhận bộ lọc nước bằng gốm và vật dụng vệ sinh mà chúng tôi mang tới. Cùng nhau chúng tôi đã có những giây phút vui cười [dù tôi không hiểu lời nói đùa của người Việt Nam lắm] và chúng tôi hi vọng rằng gia đình này sẽ hồi phục sau trận lũ.

[1] Tên nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ quyền riêng tư của họ

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

Tại tỉnh Quảng Bình, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng cao tuổi: bà Thảo và ông Dũng. Ông bà chịu ảnh nưởng nặng nề bởi mùa mưa bão năm nay. Ông bà nhớ lại những trải nghiệm đau đớn khi nước lũ dần dâng cao trong căn nhà một phòng đơn sơ của ông bà.

Để sống sót qua cơn lũ, ông bà không còn cách nào khác là trú ẩn trên căn gác bấp bênh dưới mái nhà [xem trong ảnh] – nơi thường được sử dụng để tích trữ gạo và các loại lương thực vật dụng khác. Đôi vợ chồng kể với chúng tôi rằng ông bà đã bám trụ trên căn gác suốt 10 ngày kinh hoàng, uống nước lũ quanh họ và ăn mì ăn liền. Cuối cùng họ được thuyền tới cứu và ở nơi sơ tán một tuần trước khi trở về ngôi nhà nay đã bị cơn lũ phá tan hoang. Lớp tường bao phủ bên ngoài nhà đã sụp đổ và hầu hết đồ đạc của ông bà đã bị phá hủy, trong đó bao gồm những kỉ vật gia đình quý giá đã rơi khỏi tấm khung và cuốn theo dòng nước lũ.Ông bà nhớ lại:

“Chúng tôi đã sống qua nhiều mùa bão, nhưng chưa có năm nào tồi tệ như năm nay.”

UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

Vẫn ở xã vùng trũng đó của Quảng Bình, chúng tôi men theo con đường và tới một ngôi nhà nhỏ. Hai bên đường vương vãi những mảnh vỡ của đồ dùng trong nhà, túi nhựa bị mắc vào cây và đau lòng nhất là hàng chục quyển vở và sách giáo khoa trên cành cây. Tại đây trời vẫn đang đổ mưa, những cuốn sách quyền vở kia có lẽ là được phơi ra ngoài cho khô, giờ lại một lẫn nữa ướt nhẹp. Chị Hoa và hai cô con gái nhỏ đang đợi chúng tôi. Cả hai cháu bé đều bị ốm, sốt và ho kể từ khi cơn lũ đổ bộ. Chị Hoa cho chúng tôi xem thẻ bảo hiểm y tế của các cháu. Chị cũng chia sẻ là đã cố gắng đưa được hai cháu tới trung tâm y tế nhưng không chi trả nổi chi phí thuốc thang cần thiết để chữa cho các cháu. Chồng chị Hoa là lao động phổ thông và gia đình chị, vốn đã chênh vênh ở ngưỡng nghèo trước khi cơn lũ ập tới, nay chẳng còn vật dụng đảm bảo an toàn nào ngoài 4 túi gạo giúp gia đình chị cầm cự qua những tháng tới. Khi chúng tôi trao cho chị máy lọc nước và xà phòng của UNICEF, chị Hoa quay lưng lén lau đi những giọt nước mắt.

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

Chuyến đi công tác của chúng tôi kết thúc tại trưởng tiểu học TânNinh, nơi trẻ em vừa trở lại lớp học và đang cố vượt qua cơn lũ mà các em cùng mô tả bằng từ đáng sợ. Các em phá lên cười khi giải thích cho chúng tôi về cách các em tiểu tiện và đại diện trong cơn lũ: một vài em sử dụng túi nhựa, một số khác sử dụng những mẩu giấy, và nhiều em xả thẳng xuống nước lũ. Sự hóm hỉnh của trẻ 10 tuổi thật đáng yêu nhưng cũng cho thấy một tình hình vô cùng nghiêm trọng. Tôi cố gắng tưởng tượng những điều các em phải trải qua và suy ngẫm liệu những thông điệp về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường của chúng tôi có liên quan ra sao trong những tình huống đơn giản là không có phương tiện đảm bảo vệ sinh. Trong khi những cơn mưa và trận gió hay cũng chính là dấu hiệu của một cơn bão khác đang ập tới nơi cửa sổ trường học, các em vẫn chia sẻ về hi vọng, giấc mơ và kế hoạch của mình cho tương lai. Trước hết, các em hi vọng rằng mùa lũ đau thương năm 2020 sẽ sớm kết thúc và cuộc sống có thể trở lại bình thường.

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

Xem video củaBà Lesley Miller, Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam, với những chia sẻ ấn tượng của bàtrong chuyến công tác gần đây đến tỉnh Quảng Bình, nơi UNICEF đang cấp phát hàng cứu trợ khẩn cấp cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão lũ xảy ra tại miền Trung Việt Nam năm nay. Bà Miller phát biểu từ Trường Tiểu học Tân Ninh, nơi bị thiệt hại nặng nề do thiên tai liên tiếp. Trong chuyến thăm của mình, Bà đã nói chuyện với một số học sinh và giáo viên về những trải nghiệm khủng khiếp của họ trong cơn lũ dữ và những tác động của nó đối với họ.

UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

Đoạn văn nghị luận về hiện tượng lũ lụt miền Trung

THPT Sóc Trăng Send an email

0 13 phút

Đoạn văn nghị luậnvề hiện tượng lũ lụt miền Trung có lẽ sẽ là một đề tài khá dễ có trong đề thi học kì sắp tới của các em, vậy cùng THPT Sóc Trăng xem hướng dẫn cách viết để đạt điểm cao nhé:

Bài viết gần đây

  • Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

  • Phân tích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

  • Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

  • Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng lũ lụt.

Bạn đang xem: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng lũ lụt miền Trung

Với đề tài này các em cần xác định vấn đề nghị luận ở đây là hiện tượng lũ lụt. Và ta hoàn toàn có thể liên hệ ngay tới sự kiện lũ lụtở miền Trung vừa qua. Cùng tham khảo hướng dẫn làm bài chi tiết sau đây để hiểu rõ đề tài này:

Nội dung

  • 1 Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng lũ lụt
  • 2 Một số mẫu đoạn văn nghị luận về hiện tượng lũ lụt miền Trung
    • 2.1 Đoạn văn 200 chữ nghị luận về lũ lụt ở nước ta
    • 2.2 Đoạn văn 200 chữ nghị luận về hiện tượng lũ lụt miền Trung

Video liên quan

Chủ Đề