Vì sao nhân giống bằng phương pháp giâm cành la nhân giống vô tính

Nhân giống bằng chiết cành

Là hình thức phổ biến đặc biệt trong hoa cây cảnh dùng chủ yếu cho một số cây cảnh mọc rễ khó và quý hiếm như cây tùng, cây bách, ngọc lan, mẫu đơn.

Chọn cành: Để chiết được cành tết phải chọn những cành đều tán, lá bánh tẻ và cành ở giữa tán, không chiết các cành la, cành vượt. Chọn cành khoẻ, lá xanh đậm không sâu bệnh, cành không có hoa quả, cành có đường kính 0,4 – 1 cm ở gốc cành, chiều dài cành 30 – 40 cm là thích hợp.

Thời vụ: ở các tỉnh phía Bắc, chiết cành chủ yếu vào vụ xuân, nhưng khi chiết cần phải căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây và thời tiết. Một số cây có thể chiết cây vào tháng 11 tháng 12 thời kỳ cây ngủ nghỉ, lưu thông nhựa ít [hoa ngọc lan thường được chiết vào tiết Đông chí 22-24/12]

Khoanh vỏ cành chiết sau khi chọn cành, ta cắt một khoanh vỏ dài từ 1,5 – 2,5 em; bóc vỏ, cạo sạch. Sau khi khoanh vỏ, phơi cành trong điều kiện tự nhiên 2- 3 ngày đối với cây khó ra rễ. Để nâng cao khả năng ra rễ của cành chiết có thể dùng chất kích thích sinh trưởng: NAA, IAA, IBA… nồng độ 2000 – 8000ppm bôi vào vết cắt và bó bấu ngay hoặc có thể pha các chất kích thích thành dung dịch với nồng độ 10-100ppm, trộn đều với hỗn hợp bầu để bó vào chỗ khoanh của cành chiết.

Nguyên liệu bó bầu: là những chất xốp giữ ẩm, tạo điều kiện cành chiết ra rễ tốt, có thể dùng rơm rạ mục, bèo khô hoặc mùn cưa, khử trừng bằng hơi nóng diệt khuẩn phơi khô sử dụng dần. Cũng có khi dùng bùn ao, đất nhẹ pha cát phơi khô, đập nhỏ rây lấy bội trộn 7 đất + 3 rơm rác, làm ẩm tới 70% độ ẩm bão hoà.

Bó bầu: Tạo bầu có hình thuôn dài, đưa vào chỗ khoanh của cành chiết, buộc dây 2 đầu và ở giữa bầu để cố định bầu trên cành chiết.

Cắt cành, giâm cành: Sau khi chiết 30 – 40 ngày hoặc có khi lâu hơn, trên bầu sẽ ra nhiều rễ, rễ chuyển sang màu vàng, có nhiều rễ tơ là có thể cắt cành chiết đưa đi trồng. Những cây trồng khó sống, cần phải hạ xuống một khu giâm riêng, sau khi cây ra rễ và lá mới trồng ra ruộng sản xuất.

Nhân giống bằng tách chồi

Thường áp dụng trên cây ngắn ngày [cúc, đồng tiền, thược dược].

Ưu điểm: cây nhanh ra hoa, sớm được thu hoạch, giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ.

Nhược điểm: cây không đồng đều, hệ số nhân thấp, dễ bị lan truyền các loại nấm bệnh.

Để tiến hành người ta thường trồng ở mật độ dày, chăm sóc, vun gốc để cho cây mẹ ra nhiều chồi. Cây tách chồi có thể trồng trực tiếp ra vườn sản xuất hoặc giâm ươm trong vườn ươm khi cây đạt tiêu chuẩn và thời tiết thuận lợi sẽ đem trồng ở vườn sản xuất. Việc lấy giống bằng cách tách chồi không được nhiều, nhưng cây thường ra hoa nhanh, hoa cũng có chất lượng tốt.

Nhân giống bằng cách tách cây thường thực hiện vào tháng 4-5, lúc này có khí hậu thích hợp và từ 1/5-1/10 là thời gian nhiệt độ cao, là thời gian hoa cắt kể cả hoa đồng tiền bán được số lượng ít, giá rẻ, cây mẹ trồng trong nhà vườn sau khi ra hoa rộ, sản lượng hoa không nhiều nên không ảnh hưởng lớn đến giá trị sản lượng sau khi tách cây. Cây con sau khi tách trồng 4-5 tháng đến tháng 10 lại có thể ra hoa nên có thể có hiệu quả kinh tế cao. Khi tách chú ý vị trí vết tách phải ở chỗ tiếp xúc nhỏ nhất giữa các nhánh để không làm tổn thương lớn đến chồi được tách.

1. Ưu, nhược điểm của phương pháp Giâm cành

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

Ưu điểm:

- Giữ được những đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

- Cây trồng từ giâm cành sớm ra hoa, kết quả.

- Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh.

Nhược điểm:

- Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao.

- Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ.

- Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

Bài 4 trang 162 SGK Sinh học 11. Nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính.

Nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính.

Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính:

- Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn.

- Cây con giữ được nguyên bản các tính trạng tốt của cây mẹ

- Giâm,chiết cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng ở một số cây ăn quả, giúp chúng có thể sớm tạo quả.

- Nuôi cấy mô tế bào còn giúp tạo giống cây trồng sạch bệnh, phục chế các giống bị thoái hóa.

Nêu những ưu điểm của chiết và giâm cành so với cây trồng mọc từ hạt.

Đề bài

Nêu những ưu điểm của chiết và giâm cành so với cây trồng mọc từ hạt.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chiết và giâm cành là 2 phương pháp nhân giống vô tính, cây con có một đoạn của cây mẹ

Cây trồng từ hạt phải bắt đầu từ giai đoạn nảy mầm tới mọc cây.

Lời giải chi tiết

So với cây mọc từ hạt, cành chiết và cành giâm có những ưu điểm sau:

+Nhân nhanh giống cây trồng.

+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.

+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí [tuổi chủng loại] của cành.

Loigiaihay.com

  • Trình bày vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp. Cho ví dụ minh hoạ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 161 SGK Sinh học 11.

  • Bài 1 trang 162 SGK Sinh học 11

    Giải bài 1 trang 162 SGK Sinh học 11. Sinh sản là gì?

  • Bài 2 trang 162 SGK Sinh học 11

    Giải bài 2 trang 162 SGK Sinh học 11. Sinh sản vô tính là gì?

  • Bài 3 trang 162 SGK Sinh học 11

    Giải bài 3 trang 162 SGK Sinh học 11. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

  • Bài 4 trang 162 SGK Sinh học 11

    Giải bài 4 trang 162 SGK Sinh học 11. Nêu những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính.

  • Cảm ứng ở động vật

    Khái niệm, đặc điểm cảm ứng ở động vật, cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh và đã có hệ thần kinh, so sánh cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch

  • Hướng động

    Khái niệm, đặc điểm cảm ứng ở thực vật, khái niệm hướng động, cơ chế và vai trò của hướng động, các hình thức hướng động

Video liên quan

Chủ Đề