Nguồn vốn đầu tư phát triển là gì năm 2024

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước 2015 thì chi đầu tư phát triển được hiểu là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương có được chi cho phát triển các khu đô thị, khu dân cư không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn về nhiệm vụ chi đầu tư phát triển như sau:

“Điều 16. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
..."

Trong đó, nội dung chi đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định. bao gồm:

+ Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;

+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;

+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;

+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

+ Sự nghiệp thể dục thể thao;

+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

Theo đó, về căn cứ chi đối với khoản chi đầu tư, phát triển được chi cho các chương trình, dự án mà địa phương quản lý. Đối với nội dung anh/chị trao đổi, “chi cho phát triển các khu đô thị, khu dân cư” chưa đủ căn cứ xác định cụ thể về việc có phải chi theo chương trình, dự án trong đô thị, khu dân cư. Như vậy, nếu khoản chi phát triển trong khu đô thị, khu dân cư không phải trường hợp chi cho dự án trong lĩnh vực theo quy định thì không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư phát triển.

Nguồn vốn đầu tư phát triển là gì năm 2024

Các khoản thu ngân sách địa phương khi được hưởng 100% bao gồm các khoản nào?

Theo Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về nguồn thu của ngân sách địa phương, trong đó thì các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

(1) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

(2) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

(3) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

(4) Tiền sử dụng đất;

(5) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

(5) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

(6) Lệ phí môn bài;

(7) Lệ phí trước bạ;

(8) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;

(9) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;

(10) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;

(11) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

(12) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật;

(13) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;

(14) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

(15) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

(16) Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phân ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;

Vốn tín dụng đầu tư phát triển là gì?

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là vốn đầu tư cho những dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể vay vốn hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của nhà nước, các vùng khó khăn nhà nước khuyến khích đầu tư bảo đảm có hiệu quả kinh tế – xã hội, có khả năng ...

Vốn chi đầu tư phát triển là gì?

– Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội.

Quỹ đầu tư phát triển là tài khoản gì?

Tài khoản Tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

Quỹ phát triển là gì?

Quỹ đầu tư phát triển là quỹ được hình thành từ khoản tiền trích ra từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Các tổ chức thành lập quỹ đầu tư phát triển với mục đích mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới, thay thế máy móc thiết bị, cơ sở vật chất và áp dụng thêm nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy lợi nhuận.