Người vận chuyển hàng hóa đầu tiên qua biên giới năm 2024

CO3 Bộ Công an đang đấu tranh, làm rõ vụ án Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, xảy ra tại TP Hà Nội, TP HCM và một số địa phương liên quan.

Kết quả điều tra xác định, Đào Thị Oanh (Giám đốc các Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ADIA, Công ty TNHH Hỗ trợ dịch vụ khu công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH East Global Việt và Công ty TNHH Tư vấn du học DO Việt Nam) cùng đồng phạm có mục đích làm dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu.

Oanh cùng một số đối tượng khác đã thành lập và điều hành hàng chục công ty, mở tài khoản ngân hàng, lập các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa khống để làm thủ tục chuyển tiền điện tử qua ngân hàng, theo hình thức tạm ứng thanh toán trước từ 50% đến 70% giá trị hợp đồng nhập khẩu.

Sau khi chuyển tiền ra nước ngoài, các đối tượng không làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, không khai báo thuế, cho giải thể công ty để che giấu hành vi phạm tội.

Với thủ đoạn trên, trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2022, Oanh và đồng phạm đã chuyển trái phép hơn 4.355 tỷ đồng ra nước ngoài.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, ngày 11/7/2023 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Quyết định khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với Đào Thị Oanh, Nguyễn Hồng Anh (Giám đốc Công ty Phương Diễm; Kế toán trưởng Công ty FuTu), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Kế toán trưởng Công ty Phương Diễm), Vũ Thùy Linh (Giám đốc Công ty Alpha) và Mai Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty Earth Vibes) về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, quy định tại Khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh tố tụng đối với 05 bị can nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, củng cố tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án đối với các tổ chức, cá nhân liên quan, xác minh, kê biên tài sản để thu hồi.

Theo Khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền tử 1 tỷ đồng – 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 5 năm – 10 năm.

Trước đó, vào cuối năm 2022, TAND TP Hà Nội đã xử phạt đường dây vận chuyển trái phép hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài do Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985) cầm đầu với các mức án từ 27 tháng tù tới 7 năm 6 tháng tù.

Qua thực tiễn tố tụng có thể thấy, thủ đoạn chung là các đối tượng là dùng các pháp nhân “bình phong” để ký hợp đồng khống để có tờ khai hải quan. Sau đó mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất để chuyển trái phép tiền qua biên giới. Các công đoạn được thực hiện theo vòng tròn khép kín với sự tham gia của nhiều người, trong đó bao gồm các giám đốc "hờ".

Trong vụ án Nguyễn Thị Nguyệt, cơ quan tố tụng còn xác định có sự thiếu sót của cán bộ hải quan, tuy nhiên do họ không hưởng lợi nên không đề cập xử lý.

Sáng 28-2, Phòng An ninh điều tra, Công an tinh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa vận động được 2 đối tượng gồm Đàm Thị Dung (SN 1983, trú tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng) và Lê Đức Đông (SN 1978, trú tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng), có lệnh truy nã về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, ra đầu thú.

Người vận chuyển hàng hóa đầu tiên qua biên giới năm 2024

Vân động Lê Đức Đông (đứng giữa) ra đầu thú

Trước đó tháng 9-2020, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Theo hồ sơ vụ án, Đàm Thị Dung và Lê Đức Đông là các đối tượng đã đứng ra thành lập, quản lý, điều hành nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Sau đó, Đàm Thị Dung, Lê Đức Đông cùng đồng bọn lợi dụng hình thức thanh toán điện chuyển tiền đối với các công ty có hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa với công ty nước ngoài, đã đứng ra thuê người hoặc trực tiếp mua, bán, sử dụng, làm giả hồ sơ thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa để hợp pháp hóa việc chuyển tiền trái phép ra nước ngoài cho khách hàng có nhu cầu với số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng để hưởng lợi.

Hiện, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh tập trung lực lượng, phương tiện điều tra mở rộng các vụ án đang thụ lý; đồng thời triển khai các tổ công tác tiến hành xác minh, truy bắt các đối tượng khác có liên quan.

(LSVN) - Tội "Buôn lậu" và tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" là hai tội khác nhau về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tuy nhiên trên thực tế lại có không ít người nhầm lẫn giữa hai tội danh này. Vậy, pháp luật quy định thế nào về hai tội danh này, điểm khác biệt giữa tội "Buôn lậu" và tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới" là gì?

Người vận chuyển hàng hóa đầu tiên qua biên giới năm 2024

Ảnh minh họa.

Buôn lậu là gì? Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là gì?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết:

- Buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng hóa, ngoại tệ, kim khí, đá quý hay những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới nhưng không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

- Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi đưa (mang) hàng hoá, tiền tệ qua biên giới Việt Nam một cách trái phép.

Việc vận chuyển trái phép được thể hiện qua hành vi vận chuyển hàng hoá, tiền tệ nhưng không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép. Theo đó, đối tượng hàng hóa, tiền tệ ở đây gồm cả hàng hoá được phép lưu thông và hàng cấm lưu thông và tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Phương thức vận chuyển có thể bằng sức người (mang, vác), sức kéo của súc vật hoặc bằng các loại phương tiện vận tải, hình thức vận chuyển có thể bằng đường bộ, đường không, đường thuỷ hoặc qua đường bưu điện.

Cả hai hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đều là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế.

Những điểm khác biệt giữa tội "Buôn lậu" và tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới"

Hai hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cấu thành 02 tội khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Dưới đây là một số điểm khác biệt nổi bật giữa tội "Buôn lậu" và tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới":

Tiêu chí

Tội "Buôn lậu"

Tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới"

Căn cứ pháp lý

Điều 188, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 189, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Mặt khách quan

Hành vi buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá; hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

Hành vi vận chuyển hàng hoá, tiền tệ qua biên giới không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép.

Phương thức vận chuyển có thể bằng sức người (mang, vác), sức kéo của súc vật hoặc bằng các loại phương tiện vận tải

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hành vi buôn bán được thực hiện nhằm mục đích kiếm lời vì động cơ vụ lợi.

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi vận chuyển hàng hoá, tiền tệ qua biên giới của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Mục đích

Nhằm mục đích buôn bán kiếm lời

Không nhằm mục đích buôn bán.

Thay vào đó, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với động cơ phạm tội là vụ lợi (vận chuyển thuê để lấy tiền công).

Hình phạt

Cá nhân

Khung 01:

Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm nếu:

- Buôn lậu hàng hóa có giá trị 100 - dưới 300 triệu đồng; hoặc

- Dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội: vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Khung 02:

Phạt tiền từ 300 triệu - 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 03 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300 - dưới 500 triệu đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03:

Phạt tiền từ 1,5 - 05 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 7 - 15 năm:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu - dưới 01 tỉ đồng;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu - dưới 01 tỉ đồng.

Khung 04:

Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Vật phạm pháp trị giá 01 tỉ đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 01 tỉ đồng trở lên;

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Khung 01:

Phạt tiền từ 20 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm nếu:

- Vận chuyển qua trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trị giá từ 100 - đến dưới 300 triệu đồng; hoặc

- Dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Khung 02:

Phạt tiền từ 200 triệu - 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300 - dưới 500 triệu đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03:

Phạt tiền từ 01 - 03 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 05 - 10 năm nếu vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Pháp nhân thương mại

- Phạt tiền từ 300 triệu - 01 tỉ đồng với trường hợp:

+ Buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 - dưới 300 triệu đồng; hoặc

+ Hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật;

+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 - dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạt tiền từ 01 - 03 tỉ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 02 nêu trên.

- Phạt tiền từ 03 - 07 tỉ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 03 nêu trên.

- Phạt tiền từ 07 - 15 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng - 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 04 nêu trên.

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.