Người sống lâu nhất Trung Quốc

Trải qua 256 mùa xuân cuộc đời, cụ ông Li Ching-Yun ở Trung Quốc giờ đây chính thức được công nhận là người sống thọ nhất thế giới.

Theo tờ Time và New York Times, cụ Li Ching-Yun đã chôn cất cho 23 bà vợ và nuôi dạy 180 cháu chắt cho đến khi qua đời ở độ tuổi… 256.

Người ta tìm thấy nhiều bằng chứng quan trọng, trong đó có thư chúc thọ của các hoàng đế nhà Thanh nhân dịp cụ Li tròn 150 tuổi và 200 tuổi. Như vậy, theo những bằng chứng tìm thấy, cụ Li Chingyun sinh năm 1677.

Các thông tin về cuộc đời cụ còn lại rất ít. Cụ sinh ra tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đó cũng là nơi cụ nhắm mắt xuôi tay. Vào năm 10 tuổi, cụ Li biết đọc, biết viết và cụ tới Cam Túc, Sơn Tây, Tây Tạng, Xiêm và Mãn Châu để kiếm dược thảo về bán. Nhiều năm sau đó, cụ không tự tìm kiếm mà mua thảo dược của người khác rồi bán lại.


 

Người sống lâu nhất Trung Quốc

Bí quyết sống lâu của cụ là sống thanh thản.

 “Luôn giữ một trái tim ôn hòa, ngồi tĩnh lặng như một chú rùa chậm chạp, đi nhanh nhẹn như chú chim câu và ngủ ngon lành như chú cún”. Đó là những lời khuyên quý báu mà cụ Li chia sẻ với Wu Pei-fu, người từng đưa cụ Li tới ngôi nhà của ông với mong muốn có được bí quyết về sự trường thọ.

Bên cạnh đó, một điều quan trọng mà cụ nhắc tới chính là khẩu phần ăn. Thức ăn chính của cụ là gạo và rượu.

Cho đến khi qua đời ở tuổi 256, cụ Li vẫn hoàn toàn minh mẫn và khỏe mạnh. Chính điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ về tuổi thọ thực sự của cụ Li Chingyun.

Trước đó, theo nhiều tài liệu, Jeanne Louise Calment, một cụ bà người Pháp mất năm 1997 là người giữ danh hiệu người hưởng thọ nhất thế giới với 122 tuổi.

31/10/2021 13:37 PM | Sống

Nhờ vào tài hoa của những vị đầu bếp trong Tử Cấm Thành mà cho dù mỗi ngày đều ăn món này Càn Long vẫn không bao giờ thấy ngán.

Người sống lâu nhất Trung Quốc

Nhắc đến Càn Long , chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến một vị hoàng đế tài ba có công giúp nhà Thanh phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn quân sự. Ngoài là một vị hoàng đế có tài trị quốc, Càn Long còn nổi tiếng là một vị vua phong lưu, đa tình với rất nhiều thê thiếp.

Tục ngữ có câu: "Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người". Ý của câu này muốn nói rằng nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ gây hại tới thể chất, làm giảm tuổi thọ. Đó cũng chính là lí do vì sao các đời vua chúa thường có tuổi thọ không cao.

Người sống lâu nhất Trung Quốc

Càn Long - vị vua có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nhưng Càn Long lại không nằm trong số đó. Sinh ngày 25/9/1711, 25 tuổi lên ngôi, 60 năm trị vì đất nước với tư cách hoàng đế, 3 năm 4 tháng ở vị trí Thái Thượng hoàng, Càn Long mất ngày 7/2/1799, hưởng thọ đến 89 tuổi và được xem là vị hoàng đế sống thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nói đến đây, chắc nhiều người sẽ vô cùng thắc mắc bí quyết gì đã giúp Càn Long có thể sống thọ đến như vậy. Và bí quyết đó một phần chính là nằm ở chế độ ăn uống hàng ngày của vị hoàng đế này. Theo đó, Càn Long là một vị hoàng đế rất chú trọng đến chế độ ăn uống dưỡng sinh, và đặc biệt tổ yến chính là món mà Càn Long phải ăn ít nhất một lần mỗi ngày.

Người sống lâu nhất Trung Quốc

Tố yến món ăn không thể thiếu mỗi ngày của Càn Long.

Ai cũng biết, tổ yến là một món ăn cực kì bổ dưỡng có tác dụng bổ phổi, dưỡng âm, chữa trị suy nhược, tốt cho dạ dày, bồi bổ khí huyết, chống lão hóa….Trong quyển "Bản thảo truy tìm chân lý" được biên soạn thời nhà Thanh có đoạn viết: "Tổ yến vào phổi sinh khí, tốt cho thận, dạ dày... là vị thuốc vừa lành tính vừa ngon miệng trong y học."

Càn Long ăn yến như thế nào?

Theo những tài liệu ghi chép về việc ăn uống hàng ngày cho thấy mỗi ngày Càn Long sẽ thức dậy vào giờ Dần 3 khắc (khoảng 4 giờ sáng), lúc này ngự thiện phòng sẽ lập tức dâng lên một chén tổ yến hầm đường phèn để Càn Long ăn lót dạ. Nếu không ăn vào lúc sáng sớm, chén yến này sẽ ăn trong bữa ăn sáng vào giờ Mão (khoảng 6-7 giờ sáng).

Người sống lâu nhất Trung Quốc

Người sống lâu nhất Trung Quốc

Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy hầu như mỗi ngày Càn Long đều ăn tổ yến.

Thói quen mỗi ngày một chén yến của Càn Long còn được duy trì cả trong những chuyến tuần du phương nam. Theo tài liệu ghi chép được lưu lại, trong suốt quãng thời gian tại vị, Càn Long đã thực hiện tổng cộng 6 chuyến tuần du đến phía nam sông Dương Tử, mỗi chuyến kéo dài khoảng 3 tháng và hầu như sáng nào ông cũng dùng một bát tổ yến chưng đường phèn khi bụng đói, liên tục không hề đứt quãng.

Theo ghi chép trong quyển "Ghi chép ẩm thực của Càn Long trong 30 năm tuần du Giang Nam" cho thấy trong số tổng cộng 219 món ăn được ghi chép lại có đến 93 món với thành phần là tổ yến. Như thế có thể thấy, hầu như ngày nào Càn Long cũng ăn tổ yến.

Người sống lâu nhất Trung Quốc

Được chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau nên Càn Long có thể ăn tổ yến mỗi ngày mà không hề thấy ngán.

Tổ yến trong những bữa ăn của Càn Long chủ yếu sẽ được kết hợp với các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, thịt viên, thịt nai,….có lúc sẽ kết hợp với hạt sen, dưa chua, thân rễ của một số loại thực vật ăn được hay đậu phụ. Cách chế biến cũng bao gồm nhiều phương thức khác nhau từ trộn, xào, chần cho đến hầm, om, ninh, hấp và nấu súp... Một số món tiêu biểu như tổ yến hầm gà ngũ vị, tổ yến trộn vịt nướng, tổ yến xào thập cẩm, vịt tiềm tổ yến…

Có thể nói, Càn Long là một người rất thích tổ yến. Và theo một số chuyên gia, chính việc ăn tổ yến đều đặn đã giúp cho vị hoàng đế này có một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật và trường thọ. Y học hiện đại cũng đã chứng minh tổ yến có tác dụng làm trắng da, mờ nếp nhăn, chống lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch, đây đều là những công dụng dưỡng sinh.

Theo Pháp luật và bạn đọc Copy link

Link bài gốc Lấy link! https://phapluat.suckhoedoisong.vn/can-long-la-vi-vua-song-lau-nhat-lich-su-trung-quoc-co-le-1-phan-la-do-an-deu-dan-mon-nay-162213010205201012.htm