Người nhập cư đã mang đến lợi ích to lớn như thế nào đối với Hoa Kỳ

Theo báo cáo của LHQ, trên thế giới hiện có 232 triệu người [chiếm 3,2% dân số thế giới] lao động di cư ra khỏi biên giới quốc gia. Trong đó, Mỹ là nước đứng đầu thế giới về số lượng người nhập cư. Có 45,8 triệu người nước ngoài đang sinh sống tại Mỹ. Tiếp đến là Nga với khoảng trên 10 triệu người.

Châu Âu là nơi có dân di cư đang sinh sống đông nhất, chiếm khoảng 34%; tiếp đó là châu Á 28%; Bắc Mỹ 23%; châu Phi 9%; châu Mỹ Latinh 3% và châu Đại Dương 3%.

Người di cư, chủ yếu là người trong độ tuổi lao động đi tìm việc làm, không chỉ từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển, mà còn từ các nước đang phát triển đến các nước đang phát triển khác. Các luồng di cư Nam-Nam đang tăng lên khá mạnh. Riêng lục địa châu Phi hiện nay cũng có tới 20 triệu người là người nhập cư. Khu vực Tây Phi, trừ Nigeria, đã có tới 40% dân số rời bỏ quê hương để tìm cho mình một “chân trời mới”. Một số quốc gia châu Phi nay đã trở thành những điểm đến đầy hứa hẹn của lao động nhập cư.

Lao động di cư là vấn đề đã có từ lâu trong quá trình phát triển của thế giới. Sau khi “phát hiện” ra Châu Mỹ, những làn sóng người Châu Âu tràn sang lục địa này và dần dần trở thành những ông chủ của vùng đất mới. Dân bản xứ trở thành thiểu số. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một bằng chứng điển hình nhất của lịch sử di cư quốc tế. Đa số người Anh, người Ireland, người Đức... đã vượt Đại Tây Dương sang định cư ở Bắc Mỹ. Còn người  Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... sang “chiếm lĩnh” các vùng đất Nam Mỹ.

Ngày nay, lao động di cư đã trở thành một xu hướng đáng chú ý trong bối cảnh quốc tế mới, nhất là thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư quốc tế gia tăng đó là chiến tranh, xung đột, an ninh, kinh tế và xã hội chậm phát triển. Tuy nhiên, lý do kinh tế vẫn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di cư quốc tế ngày càng tăng.

Vấn đề di cư và nhập cư đang trở thành vấn  đề nóng trên qui mô toàn cầu, chứ không phải chỉ riêng của một quốc gia. Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Thế giới [IOM] Brunson McKinley cho rằng: “Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa và không thể dựa mãi vào thị trường lao động nội địa. Đó là một thực tế cần phải xem xét. Nếu được quản lý tốt, người nhập cư có thể đem lại nhiều lợi ích hơn là tổn hại”.

Quả thật, những lợi ích của việc nhập cư mang lại đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những nước họ đến và tổ quốc của họ.

Tại Anh, một nghiên cứu của Chính phủ cho thấy, trong một năm, tiền thuế mà những người nhập cư đóng cao hơn 4 tỷ USD so với số tiền trợ cấp dành cho họ. Tại Mỹ, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia ước tính thu nhập quốc dân đã tăng 8 tỷ trong năm nhờ những người nhập cư. Theo báo cáo của LHQ, phần nhiều bằng sáng chế, phát minh của Mỹ là sản phẩm của những người nhập cư.

Nguồn kiều hối và chất xám từ lao động nhập cư cũng đã đem lại lợi ích đáng kể cho nhiều quốc gia. Báo cáo của LHQ cho biết, tổng số tiền mà người lao động nhập cư trên toàn thế giới gửi về nước của họ năm 2011 là hơn 300 tỷ USD [tăng gấp nhiều lần so với con số 102 triệu USD năm 1995]. Nguồn thu nhập này được coi là một công cụ đấu tranh chống đói nghèo bởi số tiền trên đã góp phần trang trải chi phí học hành cho trẻ em, mua sắm nhà cửa, xây dựng đường sá…

Đối với các nền kinh tế mới nổi, vốn cho việc xây dựng một nền tảng khoa học kỹ thuật là rất quan trọng. Việc một bộ phận nhỏ lao động có tay nghề sẽ không tạo ra một sự thiếu hụt nhân lực; ngược lại, nước này sẽ có thêm cơ hội thắt chặt mối liên hệ với bên ngoài thông qua mạng lưới các chuyên gia của họ đang làm việc ở nước ngoài. Ngay từ những năm 1990, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều khuyến khích mô hình di dân tích cực này; đồng thời tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức ở nước ngoài có thể đóng góp vào sự phát chung của đất nước.

Nếu được sử dụng hợp lý, lao động nhập cư có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu lao động và giảm số dân ở các quốc gia phát triển công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, di cư quốc tế lại là vấn đề gây không ít phiền toái đối với nhiều nước. Lao động nhập cư gây ra nhiều vấn đề cho nước nhập cư. Sự phân biệt đối xử, sự chênh lệch về trình độ dân trí, sự khác biệt về văn hóa, xã hội cũng là mầm mống gây xung đột xã hội.

Rõ ràng để dung hòa hai mặt tích cực và tiêu cực của lao động di cư, các quốc gia cần có chiến lược cụ thể, hữu hiệu và lâu dài. Đây cũng là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế./.

Nguyễn Chiến


Hướng dẫn: Mục III, SGK/39 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nhập cư vào Hoa Kỳ là sự di chuyển quốc tế của những người không có quốc tịch Mỹ đến Hoa Kỳ và thường trú tại quốc gia này.[1] Nhập cư là một nguồn chính của tăng trưởng dân số và thay đổi văn hóa trong suốt phần lớn lịch sử Hoa Kỳ. Bởi vì Hoa Kỳ là một xã hội thực dân định cư, tất cả người Mỹ, ngoại trừ phần trăm nhỏ của Người Mỹ bản địa, có thể theo dõi tổ tiên của họ cho những người nhập cư từ các quốc gia khác trên thế giới.

Lễ nhập tịch tại Trường trung học Oakton tại quận Fairfax, Virginia, tháng 12 năm 2015.

Những người nhập cư vào Hoa Kỳ thực hiện Lời thề của Allegiance tại một buổi lễ nhập tịch tại Công viên quốc gia Grand Canyon tại Arizona, tháng 9 năm 2010.

Về số lượng tuyệt đối, Hoa Kỳ có dân số nhập cư lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với 47 triệu người nhập cư vào năm 2015.[2] Con số này chiếm 19,1% trong số 244 triệu người di cư quốc tế trên toàn thế giới và 14,4% dân số Hoa Kỳ. Một số quốc gia khác có tỷ lệ người nhập cư lớn hơn, chẳng hạn như Thụy Sĩ với 24,9% và Canada với 21,9%.[3][4]

Theo Niên giám thống kê nhập cư năm 2016, Hoa Kỳ đã thừa nhận 1,18 triệu người nhập cư hợp pháp trong năm 2016.[5] Trong số này, 48% là người thân trực tiếp của công dân Hoa Kỳ, 20% là gia đình bảo trợ, 13% là người tị nạn và/hoặc người tị nạn, 12% là sở thích dựa trên việc làm, 4.2% là một phần của chương trình Visa nhập cư đa dạng, 1,4% là nạn nhân của tội phạm [U1] hoặc thành viên gia đình của họ [U2 đến U5],[6] và 1,0% đã được cấp Visa nhập cư đặc biệt [SIV] cho người Iraq và người Afghanistan do Chính phủ Hoa Kỳ tuyển dụng.[5] 0,4% còn lại bao gồm một số lượng nhỏ từ một số loại khác, bao gồm 0,2% được cho phép đình chỉ trục xuất như một người thân ngay lập tức của một công dân [Z13];[7] những người được thừa nhận theo Đạo luật Cứu trợ Nicaragua và Trung Mỹ; trẻ em sinh ra sau khi cấp visa của cha mẹ; và một số người tạm tha từ Liên Xô cũ, Campuchia, Lào và Việt Nam đã bị từ chối tình trạng tị nạn.[5]

Các khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị của nhập cư đã gây ra tranh cãi về các vấn đề như duy trì đồng nhất dân tộc, người lao động cho người sử dụng lao động so với việc làm cho người không di dân, mô hình định cư, tác động lên di động xã hội, tội phạm và hành vi bỏ phiếu.

Trước năm 1965, các chính sách như công thức nguồn gốc quốc gia cơ hội nhập cư hạn chế và nhập tịch cho những người từ các khu vực bên ngoài Tây Âu. Luật loại trừ được ban hành sớm nhất là vào những năm 1880 thường cấm nhập cư hoặc hạn chế nghiêm ngặt từ châu Á, và luật hạn ngạch được ban hành vào những năm 1920 đã ngăn chặn nhập cư Đông Âu. Phong trào dân quyền đã dẫn đến thay thế[8] trong số các hạn ngạch dân tộc với giới hạn mỗi quốc gia đối với thị thực ưu tiên dựa trên gia đình và việc làm.[9] Kể từ đó, số lượng người nhập cư thế hệ đầu tiên sống ở Hoa Kỳ đã tăng gấp bốn lần.[10][11]

Nghiên cứu cho thấy rằng nhập cư vào Hoa Kỳ có lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Với một vài trường hợp ngoại lệ, bằng chứng cho thấy rằng trung bình, nhập cư có tác động kinh tế tích cực đối với người dân bản địa, nhưng có một sự pha trộn nào đó là liệu nhập cư có tay nghề thấp có ảnh hưởng xấu đến người bản địa có tay nghề thấp hay không. Các nghiên cứu cũng cho thấy người nhập cư có tỷ lệ tội phạm thấp hơn người bản địa ở Hoa Kỳ.[12] Nghiên cứu cho thấy Hoa Kỳ vượt trội trong việc đồng hóa người nhập cư thế hệ thứ nhất và thứ hai so với nhiều nước phương Tây khác.[cần dẫn nguồn]

  1. ^ Tiêu đề 8 của Bộ luật Hoa Kỳ § 1101[a][22] ["Thuật ngữ 'quốc tịch Hoa Kỳ' có nghĩa là [A] một công dân Hoa Kỳ, hoặc [B] một người, mặc dù không phải là công dân Hoa Kỳ, có lòng trung thành vĩnh viễn với Hoa Kỳ."]
  2. ^ “United Nations Population Division | Department of Economic and Social Affairs”. www.un.org. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “Ausländer in Zahlen”. Blick. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ Canada, Government of Canada, Statistics. “The Daily — Immigration and ethnocultural diversity: Key results from the 2016 Census”. www150.statcan.gc.ca [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2018.
  5. ^ a b c “Table 7. Persons Obtaining Lawful Permanent Resident Status By Type And Detailed Class Of Admission: Fiscal Year 2016 — 2016 Yearbook of Immigration Statistics”. DHS.gov. United States Department of Homeland Security [DHS]. 18 tháng 12 năm 2017. Truy cập 23 tháng 6 năm 2018.
  6. ^ “Green Card for a Victim of a Crime [U Nonimmigrant]”. www.uscis.gov. Truy cập 30 tháng 7 năm 2019.
  7. ^ “INS CLASS OF ADMISSION CODES” [PDF]. www.hplct.org. Truy cập 30 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ Foner, Nancy; Fredrickson, George M. biên tập [ngày 8 tháng 12 năm 2005]. “Chapter 6: American Gatekeeping: Race and Immigration Law in the Twentieth Century”. Not Just Black and White: Historical and Contemporary Perspectives on Immigration, Race, and Ethnicity in the United States. Russell Sage Foundation. ISBN 978-0-87154-270-0. Bản gốc lưu trữ 1 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ “Per Country Limit”. U.S. Citizenship and Immigration Services. Bản gốc lưu trữ 21 tháng 1 năm 2016. vào năm 1965.
  10. ^ "Immigrants in the United States and the Current Economic Crisis Lưu trữ 2010-04-08 tại Wayback Machine", Demetrios G. Papademetriou and Aaron Terrazas, Migration Policy Institute, Tháng 4 năm 2009.
  11. ^ "Immigration Worldwide: Policies, Practices, and Trends Lưu trữ 2016-01-01 tại Wayback Machine". Uma A. Segal, Doreen Elliott, Nazneen S. Mayadas [2010],
  12. ^ The Integration of Immigrants into American Society [bằng tiếng Anh]. National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine. 2015. doi:10.17226/21746. ISBN 978-0-309-37398-2. Người Mỹ từ lâu đã tin rằng người nhập cư có nhiều khả năng hơn người bản địa phạm tội và nhập cư tăng dẫn đến tội phạm gia tăng... Niềm tin này có khả năng phục hồi đáng kể với bằng chứng trái ngược rằng người nhập cư thực tế ít có khả năng phạm tội hơn người bản địa..

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhập_cư_vào_Hoa_Kỳ&oldid=66579121”

Video liên quan

Chủ Đề