Hiện tượng thẩm thấu là gì Sinh 10

* bn tham khảo nha*

A. Khuếch tán:

Khuếch tán [Gradient nồng độ]: chất khuếch tán vận chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp, nhờ năng lượng chuyển động nhiệt.

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán:

1. Bản chất của chất khuếch tán.

+ Tỉ lệ thuận với độ hoà tan trong lipid.

+ Tỉ lệ nghịch với trọng lượng phân tử.

2. Nhiệt độ.

Tỉ lệ thuận với nhiệt độ, tăng chuyển động của phân tử và ion trong dung dịch.

3. Trạng thái của màng.

+ Tỉ lệ nghịch với độ dày của màng.

+ Số kênh trên 1 đơn vị diện tích màng.

4. Sự khuếch tán của 1 chất khác xảy ra đồng thời.

5. Ảnh hưởng của sự chênh lệch nồng độ

Tỷ lệ thuận với sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.

II. Hai hình thức khuếch tán.1] Khuếch tán đơn giản [simple diffiusion] theo  2 cácha. Khuếch tán qua lớp lipid kép:

- Chất khuếch tán hoà tan trong lipid: các chất bản chất là lipid, oxy, dioxyt carbon [CO2], NH3, vitamin tan trong dầu A, D, E, K, Alcool, rượu…

- Nước mặc dù không hoà tan trong lipid kép của màng nhưng phần lớn nước qua đi lớp lipid màng rất nhanh. Người ta cho rằng do kích thước phân tử quá nhỏ trong khi động năng của chúng rất lớn nên nước thấm qua rất nhanh, làm phần kỵ nước chưa kịp ngăn cản thì phân tử nước đã qua rồi.

- Các phân tử có kích thước quá nhỏ có thể qua lớp lipid kép giống như nước.

b. Khuếch tán qua các kênh protein:

Một phần nhỏ nước, các chất hoà tan trong nước, các ion Na+, K+, H+… đi qua các kênh protein của màng.

- Các kênh này chọn lọc chất khuếch tán do đặc điểm về đường kính, hình dạng và diện tích ở mặt trong của kênh.

- Ngoài ra, cổng của kênh và sự đóng mở các kênh giúp cho sự kiểm soát tính thấm của kênh: Na+ ưu thế ở ngoại bào và cánh cổng của kênh này đóng ở mặt ngoài màng tế bào. Ion K+ thì ngược lại.

2] Khuếch tán được gia tốc:

- Chất khuếch tán: là chất hữu cơ không tan trong lipid và có kích thước phân tử lớn, đặc biệt là glucose, acid amin.

+ Insulin kích thích tốc độ khuếch tán gấp 10 – 20 lần.

+ Có thể vận chuyển các monosaccarid khác như Galactose, mantose, xylose, arbinose.

- Cơ chế:

+ Phân tử khuếch tán đến gắn lên điểm gắn của chất mang.

+ Chất mang thay đổi cấu hình mở kênh hướng về phía ngược lại.

+ Chuyển động nhiệt của phân tử chất khuếch tán sẽ tách nó ra khỏi receptor và di chuyển về bên kia màng.

3] Khác nhau giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán có gia tốc:

Khuếch tán được gia tốc khác khuếch tán đơn giản là tốc độ khuếch tán tỷ lệ với nồng độ chất khuếch tán nhưng nó đạt đến một giá trị giới hạn [Vmax], mặc dù nồng độ chất khuếch tán vẫn tiếp tục tăng. Trong khi đó khuếch tán đơn giản, tốc độ khuếch tán tăng tỷ lệ thuận với nồng độ chất khuếch tán tăng.

Nguyên nhân hạn chế tốc độ tối đa trong khuếch tán có gia tốc là do số lượng các vị trí gắn trên protein mang có hạn, chất khuếch tán phải kết nối với điểm gắn, thời gian để protein mang thay đổi cấu hình là nguyên nhân chính giới hạn tốc độ tối đa của khuếch tán có gia tốc.

B. Hiện tượng thẩm thấu:

Hiện tượng thẩm thấu [Gradient áp suất thẩm thấu = ASTT]

- Sự thẩm thấu là sự chuyển động của các phân tử dung môi [trong cơ thể chủ yếu là nước] qua màng tế bào theo hướng từ nơi có áp suất [nồng độ] thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất [nồng độ] thẩm thấu cao hơn.

- Theo luật Van’t Hoff: ASTT của một dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ thẩm thấu theo công thức: P= RTC

+ R: hằng số khí lý tưởng.

+ T: nhiệt độ tuyệt đối.

+ C: nồng độ thẩm thấu.

- Trong sinh lý, đơn vị đo nồng độ thẩm thấu là Osmolarity:

1 Osmol = 1000 mosmol.

- Sự thẩm thấu thực chất là một quá trình khuếch tán của các phân tử dung môi [nước]. Sự thẩm thấu diễn ra rất nhanh, nhằm cân bằng nồng độ thẩm thấu giữa các ngăn dịch trong cơ thể.

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?

Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trưòng diễn ra như thế nào?

Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?

Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?

Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là

Co nguyên sinh là hiện tượng?

Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì?

Trong môi trường đẳng trương:

Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho

Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là?

Anh chị cho em hỏi mốt số khái niệm trong sgk sinh 10 cơ bản -Khuếch tán là gì ?Cho ví dụ -Thẩm thấu à gì ? Cho ví dụ -Môi trường ưu trương ;nhược trương ;đẳng trương là gì ?

Cảm ơn anh chị nhiều !

Khuếch tán là hiện tượng chia đều các phân tử trong một môi trường xác định, tức lúc đầu mật độ chúng không đều nhưng nhờ khuếch tán chung lan ra khắp môi trường Thẩm thấu là hiện tượng các phân tử nước thấm qua màng một cách chọn lọc. Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào làm áp suất thẩm thấu tăng. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng với tế bào nên áp suất thẩm thấu bằng nhau

Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn tế bào nên áp suất thẩm thấu thấp hơn tế bào

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Câu hỏi: Thẩm thấu là hiện tượng gì?

Trả lời:

Hiện tượng thẩm thấu là hiện tượng của sự vận chuyển các phân tử nước qua màng tế bào theo hướng từ nơi có áp suất [nồng độ] thấp đến nơi có áp suất [nồng độ] cao hơn.

Bạn đang xem: Thẩm thấu là hiện tượng gì? – Sinh 10

Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng thẩm thấu nhé!

– Sự thẩm thấu thực chất là một quá trình khuếch tán của các phân tử dung môi [nước]. Sự thẩm thấu diễn ra rất nhanh, nhằm cân bằng nồng độ thẩm thấu giữa các ngăn dịch trong cơ thể.

– Thẩm thấu là một quá trình diễn ra thụ động và tự phát mà không cần tiêu thụ thêm bất kỳ năng lượng nào của tế bào. Sự thẩm thấu giải quyết các dung dịch sinh hóa

– Sự thẩm thấu có thể làm ảnh hưởng đến các thực vật và bao gồm cả các tế bào động vật khác nhau. Nhưng sự thẩm thấu đóng một vai trò rất quan trọng đối với các tế bào động thực vật đối và có thể ảnh hưởng đến cả sự tồn tại của chúng trong thế giới tự nhiên.

– Trong thẩm thấu, nước có vai trò rất quan trọng và rất cần thiết cho sự chuyển động của nó.

– Sự thẩm thấu rất quan trọng vì nhờ thẩm thấu mà các chất dinh dưỡng mới có thể được phân phối trong tế bào và từ đó cũng có thể giải phóng các chất thải trong quá trình trao đổi chất ra ngoài cơ thể.

II. Ví dụ về hiện tượng thẩm thấu  

1. Ví dụ bao gồm các tế bào hồng cầu sưng lên khi tiếp xúc với nước ngọt và lông rễ cây hút nước. Để dễ dàng thấy được sự thẩm thấu, hãy ngâm những viên kẹo dẻo trong nước. Gel của kẹo hoạt động như một lớp màng bán thấm.

2. Ví dụ, trong tế bào sinh học, các phân tử nước di chuyển qua màng sinh chất bán thấm của tế bào để cân bằng nồng độ chất tan của chúng [ví dụ: nồng độ muối] trong và ngoài tế bào

3. Hồng cầu trong cơ thể bị sưng lên do chúng bị tiếp xúc với nước ngọt, 

4. Lông, rễ cây khi hút nước cũng là một số ví dụ về hiện tượng thẩm thấu.

5. Được ѕử dụng trong các bệnh viện để điều trị bỏng, mất nước, ᴠ.ᴠ, đó là truyền máu

6. Cân bằng chất lỏng ᴠà lượng máu. Chất lỏng của từng tế bào trong cơ thể của chúng ta được cân bằng nhờ vào ѕự thẩm thấu.

7. Sưng phù do hạ đường huуết. Sưng phù là hiện tượng хảу ra do áp lực huуết tương thấp hơn trong huуết tương, điều này dẫn đến tích tụ chất lỏng trong không gian mô và làm sưng phù lên.

8. Hồng cầu dễ bị ᴠỡ. Nó ngăn ngừa ᴠỡ màng huуết tương của hồng cầu, tình trạng được gọi là tan máu.

Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sự thẩm thấy đó là: Khoảng cách khuếch tán và độ dốc tập trung. Bên cạnh đó nhiệt độ và áp ѕuất thẩm thấu cũng đóng 1 vai trò rất quan trọng.

* Một số giải pháp thẩm thấu:

– Giải pháp Hуpotonic: Giải pháp này được dùng ᴠới áp ѕuất tương đối thấp nhưng nồng độ dung môi cao. Tại đâу, các tế bào được hấp thụ nước, từ đó trương nở to ra ᴠà dẫn đến bị ᴠỡ.

– Giải pháp Hуpertonic: Giải pháp này được dùng với áp ѕuất thẩm thấu tương đối cao hơn, cùng với đó là nồng độ chất tan cũng tương đối cao. Tại đây, các tế bào co lại do mất nước, từ đó bé lại hơn so với ban đầu.

– Dung dịch đẳng trương: Dung dịch đẳng trương là dung dịch có áp ѕuất thẩm thấu bằng nhau [trong tiếng anh gọi là iѕo-oѕmotic] cùng nồng độ chất tan ᴠà dung môi ở mức. Do đó, tế bào được duу trì và từ đó cũng không có bất kỳ ѕự thaу đổi nào ᴠề thể tích cũng như hình dạng tế bào.

Đăng bởi: THPT Ninh Châu

Chuyên mục: Lớp 10,Sinh học 10

Video liên quan

Chủ Đề