Người mèo là dân tộc gì

Mèo là tên gọi có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Tộc danh Mèo theo âm Hán - Việt đọc là Miêu. Cấu tạo chữ Miêu tượng hình gôm bộ thảo ở trên và chữ điền ở dưới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tên này là để chỉ người làm nghề nông, trồng trọt, phân biệt với người làm nghề chăn nuôi - cư dân nói ngôn ngữ Tạng – Miên.

Đại bộ phận người Mông ở nước ta tự gọi mình là Mống, một số ít khác tự gọi là Ná Miảo(?). Mống cũng là tên tự gọi của người Mông. Ở Lào, Thái Lan và ở Xuyên, Kiềm, Diên (Nam Trung Quốc). Ngoài ý nghĩa chỉ cộng đồng dân tộc, Mống còn là tên gọi một dòng họ của người Mông ở bên Trung Quốc. Dựa vào đặc điểm trang phục và một số đặc điểm dân tộc học (tiếng nói, phong tục...), có thể phân người Mèo, tự gọi là Mông ở nước ta thành các nhóm: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Xanh, Mông Đen. Tại hội nghị cốt cán dân tộc Mông năm 1978 do Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ chủ trì, có đại diện của tất cả các địa phương và các nhóm Mông ở trong nước đến dự, đã thống nhất kiến nghị và được chấp nhận tên gọi là dân tộc Mông, không gọi là Mèo nữa. Thông báo 2 ngày 3/9/1992 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng về kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) tại Hội nghị vùng cao và dân tộc Mông cũng đã Viết là “Hội nghị vùng cao và dân tộc Mông”.

Tiếng nói dân tộc Mông thuộc hệ ngôn ngữ Mông - Dao

Dân số

Ở Việt Nam, dân tộc Mông có số dân 1.068.189 người.

Lịch sử cư trú

Dân tộc Mông có một quá trình thiên di rất vĩ đại. Các học giả Phương Tây là Savina và Keith Quincy, bằng cách xem xét các truyền thuyết Và tín ngưỡng của dân tộc Mông, đã tìm cách chứng minh, người Mông có nguồn gốc phương Tây. Truyền thuyết kể rằng, sau sự Việc tháp Babel và sự lẫn lộn ngôn ngữ, người Mông tiến lên cư trú trên một quả đồi cao, trọc, phủ đầy băng tuyết. Ở đây ngày và đêm kéo dài 6 tháng, với mùa đông đằng đãng, Truyền thuyết về vũ trụ của người Mông hầu như giống hệt truyền thuyết của người Chaldee. Chỉ có người Chaldee, người Áemêni, người Mông là còn nhớ truyện thuyết tháp Babel. Từ truyền thuyết trên, Savina muốn chứng minh rằng, từ thời nguyên thuỷ người Mông đã sinh sống ở Vùng Lưỡng Hà, từ đó họ di cư về phương Bắc, hoặc qua miền Cáp Ca, hoặc qua Turkestan vào thời kỳ không xác định được. Những biến động về khí hậu khiến họ phải tìm đến vùng khí hậu ôn hoà hơn, có thể do đó đã đưa họ đến vùng Đông Á. Ở đây, người Mông đã lập nghiệp ở vùng sông Hoàng Hà hơn 25 thế kỷ trước công nguyên. Tuy đưa ra giả thuyết trên, nhưng tác giả không xác định được con đường di chuyển, không tìm thấy một dấu vết nào về đường đi của người Mông trên miền núi An Tai, núi Thiên Sơn và do đó tác giả cho rằng,  có lẽ họ đi qua miền Tây Tạng.

Đồng bào Mông cư trú ở các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình.

Savina đưa ra tư tưởng mới về tìm đường di cư của người Mông, Song cứ liệu của tác giả rất rời rạc, chưa đủ cơ sở khoa học, vì vậy không có sức thuyết phục.

 Dân tộc Mông nước ta di cư từ Tây Nam Trung Quốc đến. Lịch sử thiên di của người Mông vào Việt Nam gắn liền với quá trình đi tìm nơi sinh sống ổn định, tự do và ấm no. Khi di cư đến Việt Nam, người Mông thấy ở đây là nơi có quả bí to như cái vạc, mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào để đẻ. Quả bí vừa là ổ, vừa là thức ăn cho con lợn. Việt Nam còn là nơi trồng cây lương thực gốc có củ, thân có bắp và ngọn trổ bông lúa. Người Mông coi Việt Nam là quê hương của mình, thể hiện qua bài ca:

Con cá ở dưới nước,

Chim bay ở trên trời

Chúng ta ở vùng cao

Và con chim có tổ

Người Mông ta có quê

Quê ta là Mèo Vạc.

Với người Mông, quê hương Mèo Vạc không chỉ là nơi có điều  kiện thiên nhiên dễ làm ăn, mà còn là nơi có điểm tựa tâm linh ổ định. Đông bào Mông ở cao nguyên Đồng Văn kệ rằng, trên đỉnh Mèo Vạc có một giếng thần và có đôi chim chuyên nhặt lá cây để nước giếng luôn trong, sạch, Người uống nước giếng thần khi ốm đâu bệnh tật chóng khỏi,  khi chết hồn được về với tổ tiên.  Vì vậy, những người nhiều tuổi đều mong muốn đến thăm Mèo Vạc - nơi quê cha đất tổ và uống nước thần để khi quy tiên được về với tổ tiên.

 Ở Việt Nam, đồng bào Mông cư trú ở vùng cao, biên giới các tỉnh miền núi phía bắc từ Lạng Sơn đến Nghệ An và một số tỉnh nội địa như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình.

Vùng cư trú của người Mông thường là những Sườn núi có độ cao từ 800 đến 1500m so với mặt biển, địa hình hiểm trở, vách núi dựng - đứng, chia cắt mạnh giữa các vùng. Đất vùng dân tộc Mông cư trú là đất feralit, nhưng chia thành hai vùng: vùng núi đá ở tả ngạn sông Hồng và vùng núi đất ở hữu ngạn sông Hồng. Vùng núi đá cơ bản hết rừng, dẫn đến thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; Vùng núi đất còn rừng, còn những cánh rừng gỗ quý, còn nhiều loại thú rừng, nhưng cả rừng và thú rừng đều đang bị khai thác quá mức, thú rừng ngày càng hiếm đi, rừng cây thoái hoá thành rừng thứ sinh, rừng xa van. Khí hậu vùng đồng bào Mông sinh sống là khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15°C đến 20°C. vùng đồng bào Mông cư trú cơ bản là thiếu nước, nhất là vùng núi đá Đông Bắc (các huyện Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc). Lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 - 3000mm. Ở những vùng khuất gió, lượng mưa/năm chỉ đạt khoảng 700mm.

Người Mèo còn gọi là người gì?

Các tên gọi khác: Mèo, Mẹo, Miêu. Ngôn ngữ: Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao. * Nhóm địa phương: Người Mông có các nhóm khác nhau Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen).

Dân tộc Mông và mèo khác nhau như thế nào?

Đại bộ phận người Mèo nước ta gọi là Mống (sau này gọi là Mông), một nhóm người khác gọi là Ná Miảo. Mống cũng là tên tự gọi người Mèo ở Lào, Thái Lan ở Xuyên, Kiềm, Diên Nam Trung Quốc. Ngoài ý nghĩa chỉ cộng đồng tộc người, Mống còn là từ gọi dòng họ. Mèo là tên gọi có nguồn gốc lịch sử lâu đời.

Dân tộc Mèo ở đâu?

Thuật ngữ "Miêu" và "H'Mông" hiện thời đều được sử dụng để chỉ nhóm dân tộc thiểu số Trung Quốc. Họ sống chủ yếu miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu Trung Quốc khoảng 9,6 triệu.

Họ mong là dân tộc gì?

Đồng bào có tên tự gọi là Mông, Na Miẻo. Các dân tộc khác gọi họ là: Mẹo, Mèo, Miêu Hạ, Mán Trắng. Ở Việt Nam có 5 nhóm/ngành Mông gồm: Mông Hoa (Mông Lềnh), Mông Trắng (Mông Đơư), Mông Đen (Mông Đu), Mông Đỏ (Mông Si) và Mông Xanh (Mông Sua).