Nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng là gì

Một số vấn đề về văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Cập nhật lúc 09:52, Thứ Năm, 17/09/2015 [GMT+7]

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[1]. 

Từ định nghĩa trên cho thấy: Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống của loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng “tinh thần độc lập tự cường” lên hàng đầu.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, nghĩa là văn hóa không tách rời kinh tế và chính trị, một mặt, nó chịu sự chi phối của kinh tế và chính trị nhưng mặt khác, văn hóa có tác động trở lại to lớn đến kinh tế và chính trị, tạo thành những vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức: Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội; Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa; Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị; Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Tư tưởng này của Người thể hiện rõ quan điểm duy vật biện chứng, phát triển toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.   
 

Hình tượng Bác trong lễ hội. Ảnh: H.Toàn


Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới

Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. Nền văn hóa đó có ba tính chất: Dân tộc - khoa học - đại chúng.

Tính chất dân tộc là cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có gốc rễ, cội nguồn từ truyền thống văn hoá dân tộc, thể hiện tâm hồn, cốt cách, bản sắc của con người Việt Nam. Nền văn hóa ấy kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Nền văn hóa mà chúng ta đã và đang xây dựng là một nền văn hóa “mở”. Một mặt, nó kế thừa và phát huy những giá trị trong truyền thống dân tộc, mặt khác nó tự làm giàu mình bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho nền văn hóa mới ở Việt Nam vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc, vừa bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại.

Tính chất khoa học của nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nền văn hóa mới phải phục vụ trào lưu đó. Muốn vậy, tính khoa học phải thể hiện trên nhiều mặt: cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế phải khoa học, hiện đại; phải có chiến lược phát triển văn hóa, xây dựng lý luận văn hóa mang tầm thời đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ văn minh mà nhân loại đã đạt được. 

Tính chất đại chúng của nền văn hóa là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính nhân văn. Đó là nền văn hóa do đại chúng nhân dân xây dựng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại. Nay nước ta đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân”[2]. Tư tưởng đó của Người thể hiện quan điểm vì con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước. 

Quan điểm về chức năng của văn hóa

Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:

Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm. 

Hai là, nâng cao dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài. Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội... Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới... Đó là quá trình bổ sung kiến thức mới, làm cho mọi người không chỉ là chuyển biến dân trí mà còn nâng cao dân trí.

Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân - thiện - mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Văn hóa giúp cho con người phân biệt cái tốt với cái xấu, cái lạc hậu và cái tiến bộ.

Quan điểm về một số lĩnh vực của văn hóa

Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới giành được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống.

Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng, là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Người đã nhiều lần khẳng định: “Nếu không giữ được Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”[3], “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”[4].

Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì luôn cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung, độ lượng.

Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì cũng làm mới; cũ mà xấu thì bỏ, cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi, cũ mà tốt thì phát triển thêm. Mới mà hay thì phải làm, phải bổ sung. Thực tế cho thấy, cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quen, người ta có thể cho là thường. Vì vậy, quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. 

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 9 [khóa XI] về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc. Với sức sống mãnh liệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang trở thành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam.

Đặc biệt, để văn hóa tăng thêm sức mạnh dân tộc, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì mỗi người dân chúng ta cần phải giữ gìn nền văn hóa Việt Nam luôn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bởi văn hóa đã thực sự là ngọn đuốc “soi đường cho quốc dân đi” như Bác Hồ từng căn dặn.

[1], [2], [3] & [4]: Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993 và 1995.

Thanh Truyền

,

văn hóa phổ biến, nó được gọi là tập hợp các biểu hiện nghệ thuật và văn hóa dân gian xuất phát trực tiếp từ hệ thống niềm tin, giá trị và truyền thống của một dân tộc. Như vậy, khái niệm văn hóa đại chúng nổi lên như một sự phân biệt chống lại các biểu hiện văn hóa chính thức hoặc tinh hoa, được tạo ra từ thị hiếu và lợi ích của các giai cấp thống trị.

Theo nghĩa này, văn hóa đại chúng bắt nguồn như một phản ứng với văn hóa chính thức, vì cái này và cái kia đại diện cho các thành phần xã hội khác nhau, cũng như thị hiếu và sở thích khác nhau, theo các tác giả như Mikhail Bakhtin , một sinh viên của văn hóa đại chúng thời Trung cổ.

Như vậy, văn hóa đại chúng được đặc trưng bởi là một sản phẩm được tạo ra và tiêu thụ một cách cơ bản bởi các tầng lớp phổ biến, bao gồm chủ yếu là các cá nhân khai thác xã hội thấp, nghĩa là của những người bình thường hoặc plebs.

Các văn hóa đại chúng cũng được coi là một trong những yếu tố phân biệt của bản sắc của một dân tộc , cho ở trong đó được thể hiện giá trị văn hóa, truyền thống, hệ thống niềm tin và thực hành thể hiện sự độc đáo của những người mà làm cho một quốc gia.

Một số ví dụ về văn hóa phổ biến là các biểu hiện âm nhạc như jazz [đặc biệt là trong thời kỳ đầu của nó], reggae, rap, hoặc rock, cũng như graffiti, truyện tranh, và văn học giả tưởng, đen, và khoa học viễn tưởng.

Xem thêm ý nghĩa của các giá trị văn hóa.

Văn hóa đại chúng và văn hóa đại chúng

Mặc dù văn hóa đại chúngvăn hóa đại chúng là những thuật ngữ thường được sử dụng như tương đương, nhưng cách sử dụng này là không chính xác. Các nền văn hóa phổ biến là một bản tóm tắt các sự kiện nghệ thuật và văn hóa dân gian bắt nguồn trực tiếp từ người dân, và được bắt nguồn từ truyền thống, các giá trị và niềm tin của người dân, và đã được trao xuống từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ chẵn. Các nền văn hóa đại chúng , tuy nhiên, đó là tạo ra bởi các ngành công nghiệp văn hóa, được sản xuất trên quy mô lớn và nhằm vào chung công cộng. Do đó, nó sử dụng tiếp thị và quảng cáo để quảng bá và để tối đa hóa lợi nhuận của nó. Do đó, không giống như các biểu hiện của văn hóa đại chúng, văn hóa đại chúng là một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, được sản xuất theo sở thích của đa số.

Văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa

Các văn hóa đại chúngvăn hóa ưu tú được coi là yếu tố đối lập trong những biểu hiện văn hóa của một dân tộc. Theo nghĩa này, văn hóa tinh hoa được tạo thành từ những biểu hiện nghệ thuật hàn lâm và uyên bác nhất, phù hợp với khẩu vị của các tầng lớp xã hội thống trị, giàu có và có giáo dục nhất. Một số biểu hiện nghệ thuật ưu tú là opera, nhạc cổ điển, ba lê, trong số những người khác. Trái lại, văn hóa đại chúng là một phản ứng đối với văn hóa uyên bác, xuất phát từ những người bình thường và nuôi dưỡng hệ thống giá trị, tín ngưỡng và truyền thống của nó.

Video liên quan

Chủ Đề