Bản án xét xử phúc thẩm vụ án hình sự sau thời gian bao lâu sẽ có hiệu lực pháp luật?

Phúc thẩm vụ án hình sự là việc xét lại vụ án, quyết định đã được Tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm, nhưng có CHƯA CÓ HIỆU LỰC pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Vậy thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hình sự diễn ra trên thực tế như thế nào? Cần phải thực hiện trình tự thủ tục ra làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hình sự nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này.

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hình sự.

Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm

Theo Điều 332 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thủ tục kháng cáo như sau:

  • Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
  • Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
  • Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
  • Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
  • Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
  • Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
  • Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung [nếu có] để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Thời hạn kháng cáo

Theo Điều 333 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
  • Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
  • Ngày kháng cáo được xác định như sau:
  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
  • Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
  • Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Chuẩn bị xét xử

Theo Điều 346 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
  • Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
  • Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

>> Xem thêm: Cách Xác Định Thẩm Quyền Điều Tra Trong Vụ Án Hình Sự

Phiên Tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Theo Điều 354 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thủ tục phiên tòa phúc thẩm như sau:

  • Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

  • Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

>>> Xem thêm: Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm

Nghị án và tuyên án khi xét xử phúc thẩm

Việc nghị án, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục xét xử sơ thẩm.

Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm

Theo Điều 355 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm như sau:

  • Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
  • Sửa bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
  • Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

>>> Xem thêm: THỜI HẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ KHOẢNG BAO LÂU?

Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm

Trên đây là bài viết của chúng tôi về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hình sự. Nếu bạn đọc có thắc mắc Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hình sự hay những vấn đề phát sinh trong quá nộp đơn phúc thẩm vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vanbanluat.com, Ban tư vấn của Vanbanluat.com xin trả lời bạn như sau:   

Khoản 2 Điều 282 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định:

“Điều 282. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

[…]

2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”

Điều 273 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định về kháng cáo như sau:

“Điều 273. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”

Khoản 1 Điều 280 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định về kháng nghị như sau:

“Điều 280. Thời hạn kháng nghị

1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.”

Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về trường hợp kháng cáo quá hạn được quy định tại Điều 275 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13:

“Điều 275. Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn

1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ [nếu có] cho Tòa án cấp phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.”

Do đó, để đảm bảo chính xác nhất bạn nên đến Tòa án nơi xét xử sơ thẩm đề nghị cấp bản án có hiệu lực, qua đó sẽ biết tình trạng pháp lý của bản án sơ thẩm đã tuyên.

Video liên quan

Chủ Đề