Cán bộ, công chức, viên chức là gì

Tổng số trong ngày: 5,280

Tổng số trong tuần: 11,247

Tổng số trong tháng: 167,666

Tổng số trong năm: 1,094,931

Tổng số truy cập: 72,248,279

Vấn đề giáo viên là công chức hay viên chức ảnh hưởng khá nhiều đến chế độ, chính sách dành cho đối tượng này nên luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tại bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này.

1. Giáo viên là ai? Công chức hay viên chức?

Trước hết, để xét giáo viên là công chức hay viên chức, chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm công chức là gì và viên chức là gì.

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ quy định này, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên.

Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ. Về lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến một số trường như:

- Trường Đại học Luật TP. HCM.

- Trường đại học sư phạm Hà Nội.

- Viện nghiên cứu cao cấp về Toán…

Quy định về giáo viên thì theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…

Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Giáo viên là công chức hay viên chức? [Ảnh minh họa]

2. Giáo viên dạy hợp đồng có phải viên chức không?

Hiện nay, bên cạnh giáo viên là người ký hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thì còn có giáo viên thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập [hay thường gọi là giáo viên hợp đồng]. Quan hệ lao động ở đây gồm các bên:

- Giáo viên là người lao động.

- Đơn vị sự nghiệp công lập là người sử dụng lao động.

Đây là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động mà không thuộc trường hợp quy định của Luật Viên chức. Do đó, giáo viên hợp đồng là người lao động, không phải viên chức.

3. Từ 01/7/2020, Hiệu trưởng không còn là công chức

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức bao gồm cả người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Tuy nhiên, sau khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, khái niệm công chức đã bị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, đối tượng quản lý, lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức.

Đồng nghĩa, Hiệu trưởng tại các trường công lập hiện nay không còn là công chức. Tuy nhiên, mặc dù không còn là công chức nhưng hiệu trưởng tại các trường công vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách về công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.

Trên đây là quy định về việc giáo viên là công chức hay viên chức./.

Theo: //luatvietnam.vn/

  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tách hộ khẩu kèm mẫu đơn
  • Chưa đủ 05 năm làm Thẩm phán cao cấp vẫn có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán TANDTC
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: Những thông tin cần biết
  • Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012: Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
  • Vô ý làm lộ bí mật nhà nước vẫn có thể đi tù đến 07 năm
  • Đánh giá cán bộ, công chức, VC cuối năm 2020: 10 thông tin cần biết
  • Giáo viên giáo dục quốc phòng có được miễn nghĩa vụ quân sự?
  • Công ty nợ tiền bảo hiểm, nhân viên có được tự đóng BHYT?
  • Cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân
  • Quy trình đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, VC cuối năm 2020
  • Mức tiền thưởng thi đua 2021 với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ
  • Đánh ghen làm nhục người khác coi chừng đi tù đến 05 năm
  • Gia đình neo người có được miễn đi nghĩa vụ quân sự?
  • Vứt rác sang nhà hàng xóm có thể bị phạt đến 2 triệu đồng
  • Tiêu chí, thứ tự ưu tiên đưa công dân Việt Nam về nước

Công chức và viên chức là hai đối tượng dễ gây nhầm lẫn, đông đảo mọi người vẫn chưa hiểu rõ và nắm chắc để có thể phân biệt được hai đối tượng này. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về vấn đề Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung 2019

Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?

Phân biệt công chức và viên chức chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:

Sự khác nhau giữa công chức và viên chức

Tiêu chíCông chứcViên chức
Cơ chế trở thành công chức, viên chứcCông chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ. Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.
Thời gian tập sựVới công chức thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.
Cấp bậc Công chức được phân thành các ngạch khác nhau. Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.
Vị trí công tácCông chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.
Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
Nguồn chi trả lươngVới công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Các hình thức kỷ luật
Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.
Về tính chất công việcCông chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực  hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.
Ví dụCông chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp,  Chủ tịch UBND Huyện, … Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Công chức và viên chức giống nhau ở một số đặc điểm như sau:

– Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.

– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.

– Được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công, và chế độ lao đông theo quy định của pháp luật.

– Được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo điều 40 của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019:

Điều 40. Tập sự đối với công chức

Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ

Theo đó, chế độ tập sự của công chức là khoảng thời gian người được tuyển dụng vào công chức tập làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Như vậy, có thể thấy; chế độ tập sự là khoảng thời gian đào tạo cho người tập sự trước khi chính thức được tuyển dụng, bổ nhiệm công chức và xếp lương.

Căn cứ khoản 2 điều 20 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, thời gian tập sự được quy định như sau:

  • Thời gian tập sự đối với công chức loại C: 12 tháng;
  • Thời gian tập sự đối với công chức loại D: 06 tháng;
  • Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.

Trong thời gian tập sự của mình, người tập sự cần đảm bảo thực hiện các nội dung sau:

  • Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
  • Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
  • Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vấn đề: “Công chức và viên chức khác nhau như thế nào?”. Để sử dụng các dịch vụ của chúng tôi như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương không?

Căn cứ khoản 1,2 Điều 79 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định: công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.

Thời gian công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng có được hưởng lương không?

Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định: Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Video liên quan

Chủ Đề