Mua vàng ngày thần tài ở đâu

Hôm nay là ngày vía Thần Tài theo quan niệm của người Việt. Không khí chuẩn bị trong người dẫn cũng sôi động hơn hẳn ngày thường. Tôi có lẽ là một trong số ít những người không có khái niệm gì về ngày này, cũng chẳng quan tâm cúng kiến gì cả. Từ thời ông bà tôi, chưa một ai truyền lại cho con cháu về tục thờ cúng ngày vía Thần Tài cả. Thực tế, người Việt cũng chỉ rộ lên ngày vía Thần Tài trong vài năm gần đây, bắt nguồn từ tín ngưỡng của một số người làm kinh doanh, rồi lan rộng ra mọi tầng lớp xã hội.

Trong văn hóa Trung Quốc, Thần Tài là vị thần cai quản nguồn tiền của, việc làm ăn. Do đó, nhiều người, nhất là những người làm kinh doanh, rất coi trọng ngày sinh của vị thần này. Với người dân nước này, mùng 5 Tết hằng năm được xem là ngày sinh nhật của Thần Tài. Vào ngày này, người dân sẽ dậy sớm dọn dẹp nhà cửa và đốt pháo hoa để xua đi những gì tồi tàn, nghênh đón Thần Tài. Sau đó, người dân đến những nơi rước Thần Tài để đốt nhang, cúng bái, cầu bình an, công việc thuận lợi. Đối với những người kinh doanh, họ thường tổ chức khai trương, phát lì xì cho nhân viên.

Còn tại Singapore hay Malaysia, vía Thần Tại được tổ chức vào ngày mùng Một tháng Giêng Âm lịch. Tuy nhiên, cũng như Trung Quốc, vào ngày này, người dân thường chỉ đốt vàng mã, cúng Thần Tài, chứ không có tục lệ mua vàng cầu may như ở ta. Thay vào đó, họ thường mua những thứ may mắn khác như trầm hương, bạc...

Ở Việt Nam, dù mới rộ lên trong vài năm gần đây, nhưng ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch luôn trở thành điểm nóng khi người người, nhà nhà đi mua vàng cầu may. Tôi chứng kiến không ít người quen của mình dậy từ ba giờ sáng đi xếp hàng để chờ mua vàng. Trong khi đó, thực sự chẳng hề có một tài liệu, sử sách nào ghi chép lại rằng mua vàng ngày Thần Tài sẽ mang lại may mắn cả. Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng không có ông Thần Tài. Tất cả dường như chỉ là những lời thêu dệt của một bộ phận người kinh doanh vàng trong nước, được sự cộng hưởng của không ít người tiêu dùng, vô tình tạo nên một trào lưu mua vàng ngày vía Thần Tài.

Thế là các tiệm vàng cũng tranh thủ cơ hội, liên tục tung ra những mẫu mã vàng linh vật để hút khách và tăng doanh số bán hàng. Nói cách khác, mang tiếng là ngày vía Thần Tài nhưng xem ra bao nhiêu lộc lá đều vào tay những người buôn bán vàng, nên gọi là ngày "vía tiệm vàng" thì đúng hơn.

>> 'Đầu tư chứng khoán thay vì mua vàng'

Hà Nội hôm nay mưa và rét đậm 10 độ C. Ấy vậy mà từ sáng sớm, trên đường đi làm, qua mấy tiệm vàng lớn, tôi đã thấy nhiều người đứng ngồi co ro trên vỉa hè để chờ đến lượt mua vàng. Không biết niềm tin của họ lớn đến mức nào, và độ linh ứng của việc mua vàng cầu tài lộc đến đâu, tôi chỉ thấy thương cho những người đó vì phải chịu mưa, rét, tụ tập chỗ đông người giữa thời điểm thành phố mỗi ngày vẫn ghi nhận trên dưới 3.000 ca nhiễm Covid-19 mới. Không chỉ có túi tiền, mà cả sức khỏe ủa họ cũng đang bị đem ra đánh cược cho một "ván bạc" cầm chắc phần thua.

Thực tế, sáng nay [10/2], tức mồng 10 tháng Giêng - chính hội ngày vía Thần Tài, giá vàng niêm yết tại các nhà vàng đã tăng 100.000-200.000 đồng một lượng so với cuối ngày hôm qua. Chênh lệch giá bán ra và mua vào của các nhà vàng sáng nay được nới lên mức cao nhất trong vài tháng qua, từ 1 triệu đến 1,6 triệu đồng một lượng. Điều đó đồng nghĩa với việc người mua vàng lập tức lỗ cả triệu đồng khi vừa bước chân ra khỏi tiệm. Đây là chuyện năm nào cũng thế, ai cũng biết ngày này các nhà vàng sẽ đua nhau tăng giá để hốt bạc, nhưng rồi người ta vẫn cứ đâm đầu lao theo. Tôi cứ thắc mắc, nếu đã lỗ nặng như vậy thì may mắn, tài lộc ở đâu? Sao người ta vẫn mù quáng tin vào những thứ nghịch lý như vậy?

Có người phản pháo rằng "mua vàng tích đấy, có mất đi đâu mà sợ"; hay "người ta không có kiến thức đầu tư nên mua vàng là an toàn nhất". Đúng là nếu không có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư thì tốt nhất bạn đừng nên bỏ tiền vào, nhưng có một cách khác vừa sinh lời, vừa an toàn, lại chẳng đòi hỏi gì nhiều ở người đầu tư, đó là gửi tiết kiệm. Nếu dư tiền, sao bạn không mang tới ngân hàng gửi lấy lãi, ném tiền vào mua vàng dù biết kiểu gì cũng lỗ đâu phải là đầu tư thông minh?

Đinh Tuấn Hoàng

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Vào ngày vía Thần Tài người Việt thường đi mua vàng để cầu tài lộc sung túc cả năm. Đặc biệt, với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, thì việc cúng Thần Tài đã trở nên quan trọng. [Ảnh: Nguyễn Hồng]

Từ xưa Thần Tài đã là vị Thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán. Cứ vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, phong tục thờ vía Thần Tài lại diễn ra, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tục lệ này.

Nguồn gốc ngày vía Thần Tài

Thần Tài là một vị thần được nhiều gia đình người Việt thờ cúng, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán.

Thần Tài giúp bảo vệ của cải, đem tài lộc may mắn đến cho gia chủ. Về ngoại hình, Thần Tài thường tay cầm kim ngân lượng [vàng], bạc, đầu đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh.

Về nguồn gốc ngày vía Thần Tài, TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, có ít nhất 2 câu chuyện được dân gian lưu truyền lại.

Tượng Thần Tài thường được để ở nơi có nhiều bụi. Bởi theo quan niệm dân gian, chính bụi bặm sẽ đem lại tiền tài.

Theo một điển tích của Trung Quốc, được ghi chép trong "Sưu thần ký, có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có

Một hôm, vào ngày mồng 1 Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà.

Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh lại nghèo. Người ta đồn rằng, Như Nguyệt chính là thần Tài và lập bàn thờ để thờ.

Một câu chuyện khác, theo truyền thuyết từ xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai.

Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán. May thay, khi Thần Tài đi lang thang ăn xin thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng.

Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi.

Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn.

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua. May mắn thay, Thần Tài tìm lại được đúng quần áo của mình.

Sau khi mặc quần áo, đội mũ nón, thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.

Hình ảnh Thổ Địa và Thần Tài. [Nguồn: battrang24h.com]

Mua bán vàng đầu năm

Càng mua được nhiều vàng, họ càng tin rằng năm mới sắp tới sẽ có nhiều của cải.

TS. Đinh Đức Tiến cho biết: “Xưa kia, vàng vốn dĩ là thứ tài sản quý. Với người Việt, vì không có tài sản ngoại tệ nên các tiểu thương chỉ có một vật thiết thân nhất và có thể lưu giữ lại đó chính là vàng.

Không chỉ mang giá trị lớn, vàng còn là tài sản cố định cho đến cuối cùng”.

Ngoài ra, việc buôn bán vàng còn đóng vai trò như một thước đo, đánh giá việc kinh doanh, buôn bán sau một năm ròng.

TS. Đinh Đức Tiến giải thích: “Trong bối cảnh xã hội xưa, vào ngày đầu năm mới, khi bắt đầu khởi động công việc kinh doanh mới, người ta thường lấy số tiền lãi của năm ngoái để đầu tư.

Nhưng để tránh mất giá, tiền lãi thường được đầu tư thành vàng để đảm bảo nguồn tiền. Nhỡ khi sa cơ lỡ vận, vàng sẽ được quy đổi ngược thành tiền để giúp giải quyết công việc”.

“Nhưng có một điều cần làm rõ: trước đây, việc mua bán vàng chưa hẳn trở thành “trào lưu” như bây giờ mà chỉ giới hạn ở giới thương nhân, lái buôn. Khi “phú quý sinh lễ nghĩa”, khi bắt đầu ăn nên làm ra, người ta bắt đầu mua vàng nhiều hơn vào đầu năm”.

Mâm cúng ngày ví Thần Tài của một gia đình. [Ảnh: H.T]

Bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài không được đặt ở trên cao như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ thường dán giấy đỏ, để ở một góc hay một xó nào đó. Có thể có bài vị nhỏ, hai bên bài vị có câu đối:

Thổ năng sinh bạch ngọc [Đất hay sinh ngọc trắng]

Địa khả xuất hoàng kim [Đất khá có vàng ròng]

Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn [được thắp sáng khi thắp hương]. Hai bên, phía bên trái [từ ngoài nhìn vào] là ông Thần Tài, phía bên phải là Thần Thổ Địa.

Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định.

Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính...

Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả [5 loại trái cây].

Ngày thường, lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong các dịp giỗ, Tết, các ngày sóc vọng, người ta thường bày lễ mặn.

Video liên quan

Chủ Đề