Thủ tướng chính phủ của vương quốc anh là ai

Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò đi đầu của Vương quốc Anh trong việc đưa ra các cam kết và sáng kiến tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu [COP 26] sắp tới; khẳng định Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ, đóng góp cho nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu và phối hợp chặt chẽ với Vương quốc Anh để bảo đảm thành công của hội nghị.

Chiều 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland - Boris Johnson.

Trong không khí hữu nghị và cởi mở, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng về những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam –  Vương quốc Anh thời gian gần đây, nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh hiện thực hóa các định hướng hợp tác về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh, giao lưu nhân dân...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quan hệ hai nước đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp, đặc biệt hai bên đã ra Tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập Đối tác chiến lược [2010-2020], cũng như đã sớm ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh [UKVFTA], một trong những hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Vương quốc Anh ký ngay sau khi rời EU.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đánh giá cao vị trí, vai trò của Việt Nam ở khu vực và trong ASEAN, khẳng định Vương quốc Anh coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực trong bối cảnh Anh đang điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; nhấn mạnh mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nhưng nhờ có hiệp định UKVFTA, thương mại hai chiều vẫn tăng trưởng tốt, với kim ngạch 7 tháng đầu năm 2021 đạt 3,88 tỷ USD, tăng 26,92%.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Vương quốc Anh tạo điều kiện hơn nữa cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Anh và khuyến khích các doanh nghiệp Anh mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam như tài chính – ngân hàng, dầu khí, phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế số, công nghiệp chế biến, chế tạo...Hai nhà lãnh đạo nhất trí sớm công nhận hộ chiếu vaccine của nhau để tạo điều kiện nối lại giao thương và du lịch giữa hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành đến Chính phủ Anh đã hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời 415.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam; thông báo Anh sẽ viện trợ thêm cho Việt Nam thông qua UNICEF một số trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và đề nghị Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine, thuốc điều trị Covid-19, phát triển công nghiệp dược, đặc biệt là chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19.

Về hợp tác đa phương, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực [2020-2021] và trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Á – Âu [ASEM].

Thủ tướng Boris Johnson cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ Anh trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN, cũng như trong đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP].

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hoà bình tại Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế, trong đó coi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 [UNCLOS 1982] là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời Thủ tướng Boris Johnson sớm thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Boris Johnson đã vui vẻ nhận lời./.

UK là một trong những nền kinh tế lớn nhất EU. Thủ đô London là một trong những  trung tâm dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới.

Các ngành ngân hàng và du lịch là những ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Là quê hương của Cách mạng Công nghiệp, Vương quốc Anh đã sản sinh ra nhiều nhà khoa học và kỹ sư vĩ đại bao gồm Isaac Newton và Charles Darwin. Cha đẻ của kinh tế học hiện đại, Adam Smith, là một người Scotland.

Vương quốc Anh là một trong những nước sản xuất lớn nhất thế giới, với các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và dược phẩm dân dụng và quân sự đặc biệt quan trọng.

Nền kinh tế của Vương quốc Anh chủ yếu dựa vào lĩnh vực dịch vụ, ngành sử dụng hơn 81% lực lượng lao động và đóng góp hơn 71,3% GDP, là đầu tàu của nền kinh tế.

20 tháng 1 2022

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chiếc ghế của Thủ tướng Boris Johnson đang bị lung lay

Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đấu tranh để giữ ghế của mình giữa các tranh cãi về các cuộc tụ tập tại văn phòng thủ tướng của ông mà bị cáo buộc là vi phạm quy tắc phong tỏa trong thời gian xứ Anh chống dịch Covid.

Trong thời điểm nguy hiểm cho vai trò lãnh đạo của mình, ông Johnson bị cáo buộc đã gây hiểu lầm cho công chúng và quốc hội về bữa tiệc diễn ra tại văn phòng thủ tướng ở số 10 Downing Street, London.

Ông phải đối mặt với không chỉ những lời kêu gọi từ chức từ các chính trị gia đối lập, mà còn là một cuộc nổi dậy giữa các thành viên trong Đảng Bảo thủ của ông.

Bên cạnh những tiết lộ về các cuộc tụ tập có khả năng vi phạm quy tắc chống Covid, ông Boris cũng phải đối mặt với áp lực trên các mặt trận khác - bao gồm tiền tài trợ cho việc tân trang lại một căn hộ, và một cuộc tranh cãi nổ ra hồi năm ngoái về việc chính phủ của ông đã cố gắng cứu một nghị sĩ Đảng Bảo thủ bị vướng vào vụ bê bối của chính mình.

Nhân viên Phủ Thủ tướng Anh ‘tiệc tùng qua đêm trước lễ tang Hoàng gia’

Thủ tướng Anh Boris Johnson xin lỗi giữa sức ép gia tăng

Vụ 39 tử thi ở Anh: ‘Ông trùm’ người Việt bị tòa Bỉ tuyên 15 năm tù

Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi có một loạt chỉ trích từ cựu cố vấn hàng đầu của ông Johnson, Dominic Cummings, người nói rằng thủ tướng đã được cảnh báo về một bữa tiệc trong khu vườn trên phố Downing Street trước sự kiện này.

Các nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh cầm quyền hiện đang cân nhắc xem liệu người đã giúp giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu Brexit và chiếm đa số trong cuộc bầu cử vừa qua, trên thực tế, có thể bị phế truất hay không.

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Boris Johnson đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức

Chúng ta biết gì về các cuộc tụ tập tại căn phòng thủ tướng?

Vào mùa xuân năm 2020, trong lần phong tỏa Covid đầu tiên của xứ Anh, ông Johnson đã tham dự một bữa tiệc "BYOB" [hay còn gọi là 'mang theo rượu của bạn' - bring your own booze] trong khu vườn trên phố Downing Street.

Phủ Thủ tướng Anh bị tố cáo 'tiệc tùng liên miên' giữa mùa Covid

Tại thời điểm đó, các hạn chế do chính phủ đưa ra quy định rằng mọi người không thể ra khỏi nhà của họ - hoặc ở bên ngoài nơi sinh sống - mà không có lý do hợp lý, bao gồm đi làm [trừ khi không thể làm việc từ nhà], tập thể dục và mua sắm những thứ như thực phẩm và thuốc.

Luật pháp cũng cấm tụ tập ở nơi công cộng từ hai người trở lên, trừ khi tất cả là thành viên của cùng một hộ gia đình hoặc việc tụ tập là "cần thiết cho mục đích công việc".

Khoảng 30 người được cho là đã tham dự bữa tiệc trong khu vườn trên phố Downing Street, tuy nhiên, các luật sư lưu ý rằng địa điểm này không được xem là nơi công cộng.

Trong một vụ việc khác, một bức ảnh chụp từ tháng 5/2020 cho thấy thủ tướng và các nhân viên của ông cùng với những chai rượu vang và pho mát trong khu vườn trên phố Downing Street. Khi được hỏi về điều đó, ông nói rằng mọi người đang "trong giờ làm việc nói chuyện về công việc".

Thủ tướng đã xin lỗi về "những đánh giá sai lầm được đưa ra" và nói rằng ông không biết sự kiện mà ông tham dự vào ngày 20/5 là một bữa tiệc, nhưng đã "mặc nhiên tin rằng" đó là một sự kiện công việc.

Một số cuộc tụ tập khác đã được báo cáo vào cuối năm 2020 và tháng 4/2021, bao gồm hai bữa tiệc liên quan đến nhân viên của ông Johnson được tổ chức vào đêm trước lễ tang của Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh - thời điểm mà việc tụ tập trong nhà bị cấm.

Ông Johnson không có mặt tại cả hai bữa tiệc và văn phòng của ông sau đó đã gửi lời xin lỗi tới Nữ hoàng sau khi có các báo cáo.

Nhưng những tiết lộ và cách xử lý vụ việc của ông đã khiến dư luận và chính trị gia của tất cả các bên đều tức giận.

Nguồn hình ảnh, GUARDIAN/EYEVINE

Chụp lại hình ảnh,

The Guardian đăng ảnh chụp thủ tướng Anh và phu nhân ngồi trong vườn của trụ sở Văn phòng Thủ tướng, số 10 Downing Street vào tháng 5/2020, cùng nhiều nhân viên "dự tiệc"

Những gì đang được điều tra?

Một cuộc điều tra đang được tiến hành để đưa ra "hiểu biết chung về bản chất" của các cuộc tụ tập trên phố Downing Street và liệu có nên thực hiện bất kỳ "kỷ luật cá nhân" nào hay không.

Báo cáo, do công chức cao cấp Sue Gray dẫn đầu, có khả năng là một bản đánh giá dựa trên sự thực và sẽ không đưa ra phán quyết về việc liệu luật về phong tỏa bị vi phạm hay không.

Tuy nhiên, nếu cuộc điều tra của bà tìm ra bằng chứng về hành vi có khả năng phạm tội hình sự, nó sẽ được chuyển sang cho cảnh sát.

Trong khi sự chuyên nghiệp của bà Gray đã được ca ngợi, bà có nhiệm vụ khó khăn là phải điều tra các sếp của mình - gồm cả thủ tướng.

Ông Johnson đã kêu gọi các nghị sĩ chờ đợi kết quả từ báo cáo của bà Gray trước khi đưa ra đánh giá về hành vi của ông.

Tháng 12/2021, công chức hàng đầu của Vương quốc Anh Simon Case đã rút lui khỏi việc chỉ đạo một cuộc điều tra tương tự như thế này với các bên khi có báo cáo về một cuộc tụ tập được tổ chức tại chính văn phòng của ông.

Thủ tướng có thể bị buộc phải thôi chức không qua bầu cử?

Không giống như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh không trực tiếp bầu thủ tướng, vì vậy, với tư cách là lãnh đạo của Đảng Bảo thủ cầm quyền, chiếc ghế thủ tướng của ông Johnson phụ thuộc vào sự tiếp tục ủng hộ từ các nghị sĩ của mình.

Trước những cáo buộc như gây hiểu lầm cho quốc hội và công chúng, các nghị sĩ Đảng Bảo thủ mà nghi ngờ khả năng lãnh đạo đất nước của ông Johnson có thể gửi thư bất tín nhiệm đối với ông.

Nếu 54 nghị sĩ trong đảng của thủ tướng gửi thư, nó sẽ dẫn đến một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, từ đó sẽ kích hoạt một cuộc tranh cử vai trò lãnh đạo nếu thủ tướng đương nhiệm thua trong cuộc bỏ phiếu đó.

Các nhà lãnh đạo tương lai khác sau đó sẽ cần phải được đề cử bởi ít nhất hai nghị sĩ đảng Bảo thủ.

Nếu có nhiều ứng cử viên, họ sẽ được lựa chọn ra chỉ còn hai người thông qua một loạt các cuộc bỏ phiếu.

Các ứng cử viên có thể rút lui giữa các vòng bỏ phiếu, và nếu tất cả trừ một người rút lui, ứng cử duy nhất viên còn lại sẽ trở thành người lãnh đạo mà không cần các thành viên trong đảng phải bỏ phiếu.

Chỉ một số ít nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã công khai tuyên bố không tin tưởng vào thủ tướng, nhưng những người khác được cho là đang xem xét việc gửi thư một cách kín đáo và một nghị sĩ nói với BBC rằng họ nghĩ rằng điều này có thể sớm đạt được.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Trong khi một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã tham gia cùng các đảng đối lập thúc giục ông Johnson từ chức, hầu hết đều công khai cho biết họ chuẩn bị chờ kết luận cuộc từ cuộc điều tra của bà Sue Gray trước khi đưa ra quyết định.

Ngoài ra, cũng như việc các nghị sĩ có thể gửi thư bất tín nhiệm, họ có thể rút lại, và không rõ ở giai đoạn này sẽ có bao nhiêu người sẽ vượt qua khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.

Trong khi đó, cuộc điều tra sẽ không đưa ra phán quyết về thủ tướng hoặc hành vi của ông aấy, mà thay vào đó chỉ đưa ra các sự thật.

Cuộc điều tra của bà Gray, kết quả dự kiến ​​vào tuần tới, có thể kết luận rằng không có bằng chứng không thể chối cãi rằng ông Johnson - một cách rõ ràng - đã được thông báo về sự kiện uống rượu trong khu vườn tại văn phòng thủ tướng của ông là vi phạm các quy tắc.

Nhưng các nghị sĩ Đảng Bảo thủ sẽ theo dõi chặt chẽ suy nghĩ của cử tri.

Video liên quan

Chủ Đề