Mẹo cho trẻ dễ nuôi

– Con khóc nhiều quá anh sót ruột lắm em! Hôm nay mấy chị trên cơ quan có chỉ cho anh cách chữa mẹo để con hết khóc. Hay giờ em để cho anh làm thử xem có hiệu quả không, chứ thấy con cả ngày cả đêm không ngủ, sức nào mà chịu nổi hả em.

Ban đầu em cũng không tin lắm đâu, nhưng để ý thấy đêm đó bé nhà em ngủ ngon hơn, không khóc hay khó chịu như mấy bữa trước nữa, em mừng thầm trong bụng mà không dám nói ra sợ mất thiêng, hihi. Nhân đây em cũng chia sẻ lên cho các mẹ nào đang rơi vào tình huống như em tham khảo và áp dụng xem sao nhé. Nhưng em nói trước mấy cái này cũng là mẹo dân gian thôi nha. Các mẹ cũng đừng lậm quá mà thành ra phản tác dụng ha!

Chọn người mát tay để bế con từ viện về nhà

Cái này em thấy nhiều mẹ áp dụng lắm nha, người được chọn để bế bé yêu về nhà phải là những người thật sự nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, đồng thời có cuộc sống hiện tại sung túc, có học thức. Cái này thực ra em thấy cũng là để trấn an các mẹ trong chặng đường nuôi con sắp tới đấy ạ!

Trên đường từ bệnh viện về nhà

Khi đi đón mẹ từ viện về, bố nhớ mang theo vài lá trầu cay đưa cho mẹ dấu vào người đừng để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay, sau đó đưa tay lên mặt để hít cái hơi cay cay này. Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu con sơ sinh. Điều đơn giản này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt lắm ạ.

Khi trẻ mới sinh từ bệnh viện về nhà

Những mẹo dân gian giúp bé hạn chế tình trạng khóc dạ đề, hay giật mình lúc ngủ. Nuôi con chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là thời điểm mới sinh con xong. Vì vậy, một số người đã áp dụng những mẹo dân gian dưới đây trong lúc ẵm trẻ sơ sinh từ bệnh viện về, nhằm giúp bé ngoan ngoãn, bớt quấy khóc hơn. Chọn người mát tay, nhẹ vía

Theo quan niệm dân gian, những người mát tay, nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, gia cảnh sung sướng, có học thức cao càng tốt, gia đình hạnh phúc,... không chỉ được chọn là người ẵm trẻ sơ sinh từ bệnh viện về, họ còn là những người trải giường đêm tân hôn nếu có muốn cuộc sống hạnh phúc. Việc chọn người ẵm bé về nhà như vậy vừa nghiêng về quan niệm dân gian, vừa cũng có tính khoa học. Vì người nào mát tay, nhẹ vía, thích gần gũi trẻ, có học thức cao... thường thường sẽ bế rất chắc tay, sưởi ấm trẻ trên suốt đoạn đường đi. Nếu có xảy ra sự cố thì có thể xử lý linh hoạt, chở che trẻ an toàn tuyệt đối. Mang theo tỏi Ông bà ta luôn quan niệm tà khí, vong hồn rất sợ tỏi, nên khi người lớn ẵm trẻ từ bệnh viện về nhà chỉ cần nhét một củ tỏi vào người là chúng không dám đến gần quấy nhiễu bé. Bên cạnh đó, tỏi còn là một loại thuốc dân gian cực kỳ hiệu nghiệm trong việc sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm mạnh khí huyết... nên để nó bên cạnh bà đẻ và con nít có thể sát trùng không khí phần nào, ngừa cảm bệnh cho hai mẹ con. Ngoài ra, mẹ nhớ dặn người nhà treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con hoặc may một cái túi dây rút nhỏ xíu, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé. Điều này sẽ giúp bé ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy, ít bệnh này bệnh nọ. Sử dụng lá trầu không Khi đi đón mẹ từ viện về, bố nhớ mang theo vài lá trầu cay đưa cho mẹ dấu vào người đừng để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay, sau đó đưa tay lên mặt để hít cái hơi cay cay này. Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu con sơ sinh. Điều đơn giản này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt lắm. Các chuyên gia cho rằng, lá trầu không có tính hơi cay cùng những tinh chất khác có trong lá trầu rất tốt cho hai mẹ con, giúp làm ấm cơ thể, sát trùng, hạn chế vi khuẩn, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn. Bồ kết Trước đây, cứ đi qua nhà ai có mùi bồ kết nướng là biết trong nhà họ có người mới đẻ. Để hạn chế tình trạng khóc dạ đề, trước khi ẵm trẻ về nhà, người lớn nên nhét một miếng bồ kết nướng vào túi của mình, đồng thời người thân nên chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng trước. Sau đó, đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết thì ẵm bé vào phòng, bảo đảm tối đó bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn. Xông phòng theo cách này không chỉ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Mà hương bồ kết còn sát khuẩn được, tốt cho việc phòng trừ bệnh đường hô hấp nên cực tốt cho phòng bà đẻ. Mẹ nào sắp sinh hoặc vừa sinh con xong, lo sợ bé quấy khóc cứ thử nhé, chỉ cần một cách thôi, không nhất thiết phải làm hết cả bốn cách. Hi vọng những mẹo dân gian trên đây góp phần giúp bé ngoan ngoãn, ít quấy khóc. Xem thêm:

Ba mẹ cùng chúng mình tham khảo một số mẹo nuôi con ông bà mình hay dạy nhé:

1/ Mẹo hay dỗ bé ngủ bằng hôn, vuốt ve

Đêm đã khuya mà bé vẫn muốn thức chơi, mẹ hãy hôn nhẹ nhàng tới tấp vào hai lòng bàn tay của bé. Hoặc mẹ cũng có thể dùng 5 đầu ngón tay vuốt nhẹ đầu con từ trán ra sau gáy, vòng quanh đầu. Làm mẹo này một hồi liên tục, bé sẽ lim dim, nằm yên hoặc đòi bú và dần đi vào giấc ngủ.

2/ Đừng sợ bé bị đói mà ép ăn cũng là một mẹo hay

Trẻ nhỏ sẽ ăn khi chúng cảm thấy đói. Vì vậy, mẹ không nên ép bé ăn, lâu dần sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý sợ ăn uống, cứ thấy chén, muỗng là trốn tránh, khóc lóc.

3/ Mẹo hay chữa ngứa bằng cháo yến mạch

Trẻ bị ngứa ngáy, rôm sảy, mẹ mua yến mạch về nấu cháo rồi xay nhuyễn [có thể mua loại bột mịn về nấu để khỏi mắc công xay], cho cháo vào một túi vải và đặt trong chậu tắm của bé. Yến mạch sẽ xoa dịu làn da mỏng manh của bé và giảm ngứa tức thì.

4/ Mẹo hay mẹ làm khi con bị thủy đậu

Mẹ tắm cho con bằng nước sạch ấm và chút sữa tắm dành cho da bé nhạy cảm. Tắm xong lau khô và bôi thuốc xanh vào liền [có thể bôi ngay khi mụn mới xuất hiện cho tới khi vỡ và lành hoàn toàn]. Bí quyết hay này sẽ giúp con mau khỏi bệnh và ít để lại sẹo xấu trên da.

5/ Mẹo hay dùng soda để dọn dẹp nôn trớ

Mẹ xát bột soda vào chỗ bé nôn trớ thì mùi hôi ngay lập tức sẽ không còn nữa. Cách này mẹ cũng có thể áp dụng cho những lần bé tè trên các vật dụng khó giặt rửa như đệm, ghế trường kỷ…

6/ Mẹo hay đặt chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ đề ngừa bệnh hô hấp

Mỗi khi thay đổi thời tiết, bé thường bị ho từ 1 đến 2 tuần. Nếu mẹ đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng bé thì con sẽ chỉ ho tối đa 2 ngày mà thôi. Mục đích của mẹo hay này là để giữ cho phòng của bé không bị quá khô các mẹ nhé!

7/ Mẹo hay dỗ bé nín khóc bằng vòi hoa sen

Bé khóc gay gắt dỗ hoài không nín, mẹ đem chiếc ghế ăn vào phòng tắm rồi cho con ngồi vào ghế. Tiếp theo, mẹ bật vòi nước chảy rào rào, khung cảnh ấm áp có mẹ bên cạnh sẽ khiến bé thích thú và ngừng khóc. Cách hay này được khá nhiều mẹ sử dụng và thấy con nín rất nhanh.

8/ Mẹo hay xoa dầu vào lòng bàn chân để trị ho

Ban đêm, mẹ xoa tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm vào lòng bàn chân bé để giữ ấm, giảm ho và giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ cũng có thể dùng tinh dầu thiên nhiên chấm vào 4 góc gối để bé ngủ ngon, ngừa cảm bệnh, ngừa muỗi chích.

9/ Mẹo hay mẹ làm khi con bị méo đầu

Này là mẹo dân gian mà thôi. Mẹ bế con đụng nhẹ vào tường, vừa đụng vừa nói “đụng đầu vào tường”. Bé trai mỗi lần đụng 7 cái, bé gái 9 cái thì đầu con sẽ dần tròn lại. Hihi, cách này chỉ là mẹo các mẹ truyền tai, không theo khoa học gì cả. Vì vậy mẹ cân nhắc áp dụng nha!

10/ Mẹo hay khi con chậm biết đi

Mẹ mua con cá lóc [có nơi gọi là cá quả, cá chuối] đập thật nhẹ vào mắc cá chân con. Bé trai làm 7 cái, bé gái làm 9 cái thì con sẽ nhanh biết đi hơn. Lại thêm một mẹo dùng cho trẻ sơ sinh, không ai chứng thực nhưng không ít mẹ đã thử và thành công đấy!

11/ Mẹo hay để con ăn dặm ngoan, háu ăn

Khi con được 3-4 tháng, thi thoảng mẹ ăn cơm thì giả vờ đưa muỗng, đũa vào miệng con như đang cho con ăn vậy. Làm như vậy sẽ khiến bé thích thú, quen dần đũa muỗng, mai mốt được cho ăn sẽ ngoan hơn, không thấy lạ lẫm nữa.

12/ Mẹo hay giúp bé mọc răng không sốt

Con được 3 tháng 10 ngày, mẹ lấy lá hẹ hoặc giá đỗ giã nát, vắt lấy nước đó rơ lợi cho con, vừa rơ vừa đọc “mọc răng như giá, mọc răng không sốt”. Bé trai đọc 7 lần, bé gái đọc 9 lần.

13/ Mẹo hay để bé đi ra ngoài về không quấy khóc

Lúc đi, mẹ bọc trong người một củ tỏi. Có thể gỡ 1 tép tỏi bỏ vào túi nhỏ dùng kim băng đính vào áo bé. Mẹo hay này sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ lột vỏ tép tỏi, bấu cho trầy để mùi tỏi tỏa ra thoang thoảng sẽ kháng khuẩn không gian rất tốt. Hoặc mẹ dùng son, nhọ nồi quẹt một chấm trên trán bé để “đánh dấu”.

14/ Mẹo hay chữa bé bị táo bón, rặn mãi không ra

Mẹ tước cọng mồng tơi ngoáy vào hậu môn cho con, bé sẽ đi ị dễ dàng.

15/ Mẹo hay khi bé bị tiêu chảy

Mẹ ăn cà rốt, chuối xanh hoặc hãm đọt ổi tương tự như hãm trà, uống nước đó rồi sau đó cho con ti.

16/ Mẹo hay chữa cảm cúm, nghẹt mũi cho bé

Mẹ nướng tỏi ép lấy nước pha loãng cho bé uống sẽ đỡ. Dùng tỏi giã nát cho vào ly nhỏ, rót vào tí nước sôi để khói có hương tỏi bốc lên, cho bé xông mũi bằng khói đó sẽ hết nghẹt mũi.

17/ Mẹo hay áp dụng khi bé bị sốt

Mẹ giã lá nhọ nồi [cỏ mực] hoặc lá cây rau diếp cá đắp vào gan bàn chân, tay, trán cho con sẽ đỡ sốt.

18/ Mẹo hay giúp bé sơ sinh sáng mắt, khỏe đường ruột

Sinh xong, hằng ngày, vào hai bữa cơm trưa và tối, mẹ hấp một chén đu đủ chín + xíu đường để ăn tráng miệng.

19/ Mẹo hay khiến con dễ nuôi, ít quấy khóc

Khi đưa con từ viện về, mẹ trải chiếu dưới đất rồi đặt con nằm đó một lúc cho quen hơi nhà rồi mới bế lên giường. Đây cũng là mẹo dân gian truyền miệng được khá nhiều bà đẻ áp dụng.

20/ Mẹo hay chữa hóc xương cá cho bé

Nếu chẳng may bé bị hóc xương cá nhỏ, mẹ có thể cho con ngậm một viên kẹo C hoặc uống nước chanh, ngậm một lát chanh để làm xương mềm [hoặc tan], trôi xuống dễ dàng.

21/ Khi mẹ sinh bé xong,

Mẹ nhờ người nhà xay cho 1 cốc to nước lá rau ngót, uống sống nha để đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn, sạch hơn, tránh tình trạng sót rau. Mình đã kiểm chứng, cũng dễ uống các mẹ à.

Mẹ chuẩn bị trước mấy viên men rượu, sau sinh, mẹ tán nhỏ hòa với rượu/nước [mình hòa với nước] cho sền sệt rồi đắp lên ngực 20-30p. Sau đó, rửa sạch đi, sữa sẽ về nhanh hơn, nhiều hơn. Mình làm thì thấy hiệu quả vô cùng. Mình sinh thường nhưng do rò ối nên phải tiêm hơn 10 mũi kháng sinh nhưng ngày thứ 3 là sữa về ào ào rồi. Mấy ngày đầu dù bé không ti hoặc mẹ không thấy có sữa thì mẹ cũng cố nặn sữa non đút cho con nha. Sữa non chứa nhiều kháng thể, quý lắm đó các mẹ à.

22/ Khi đưa con từ viện về, mẹ chải chiếu dưới đất cho con nằm đó 1 lúc rồi hãy cho con nằm giường nha. Làm vậy cho con dễ nuôi. Không biết do mình làm vậy hay do trùng hợp nhưng cu nhà mình dễ lắm nên từ 1,5 tháng đã 1 mẹ 1 con rồi mà mình vẫn nhàn tênh, chả thấy bận bịu, xì choét gì.

23/ Con bị bớt/chàm, đêm mẹ dậy cho con ti thì lấy nước miếng của mình bôi vào chỗ bớt/chàm đó sẽ hết Hoặc, mẹ lấy lưng con tôm rảo đánh vào đó lúc con ngủ cũng hết.

2_4/ Con được 3 tháng 10 ngày_, mẹ lấy lá hẹ + giá đỗ rơ lợi cho con, vừa rơ vừa nói "mọc răng như giá, mọc răng không sốt" để khi con mọc răng không bị sốt. Có người chỉ rơ lá hẹ k thôi, có người thì lại giã hẹ lấy nước rơ, có người lại nói con gái 9 lá, con trai 7 lá. Mình cũng làm theo cách đầu tiên, đang chờ con mọc răng xem sao nhưng mấy người mình quen thì làm vậy con không bị sốt thật.

25/ Khi con được 3, 4 tháng, thi thoảng mẹ ăn cũng giả vờ đưa thìa, đũa vào miệng con như cho con ăn vậy để sau này con ăn dặm sẽ dễ hơn, các cụ nói là “nhanh biết ăn”

26/ Bé bị rôm sảy

Lấy khổ qua giã nhuyễn lấy nước tắm bé hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm. Cá nhân em thấy lá kinh giới hiệu quả hơn khổ qua.

27/ Cho bé ăn tỏi nướng chữa cảm cúm hắt xì

Các mẹ yên tâm không sợ cay nhé, tỏi nướng lên rất ngọt và thơm bé thì ăn 1 tép thôi, lớn thì 2,3 tép ngày 2,3 lần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đảm bảo ngay ngày hôm sau hết chảy mũi và hắt xì luôn. Lưu ý là bài này chỉ dành cho các triệu trứng đầu tiên như hắt xì, nước mũi trắng trong thôi nhé, chứ để thò lò mũi xanh rồi thì vẫn ăn được nhưng lâu khỏi hơn

28/ Khi bé ra mồ hôi

Trẻ con rất hay ra mồ hôi nên nơi bé nằm ngủ phải thoáng rộng, luôn lót một chiếc khăn to mỏng dưới đầu bé để mồ hôi thấm vào khăn không làm bé bị nhiễm nước và khăn đó phải được giặt phơi khô liền sau khi bé ngủ dậy nếu không khăn sẽ nhanh cũ, bị đen và mốc.

29/ Vệ sinh sạch sẽ

Trước khi pha sữa, nấu đồ ăn, lau mặt, ẵm con phải rửa kỹ tay bằng xà bông rửa tay. Sau khi con đi tiểu, rửa sạch sẽ cho bé xong, lại rửa tay mình bằng xà bông tiếp. Những đồ pha sữa hay chén, muỗng, ly riêng của bé nên thường xuyên rửa và trụng nước sôi.

Nguồn: st

Video liên quan

Chủ Đề