Chữa mẹo bệnh quay bị

Có 4 bài thuốc này trong tay thì không sợ bệnh quai bị

Chia sẻ

Sau vụ nhầm lẫn bệnh quai bị với viêm màng não ở Nam Từ Liêm [Hà Nội], nhiều người vội vã thu thập kiến thức về bệnh này phòng mùa quai bị đang đến.

Nguy hiểm củabệnh quai bị

Bệnh quai bị[viêm tuyến nước bọt] là bệnh nhiễm trùng các tuyến nước bọt [tuyến sản xuất ra nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn] do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Tuy là bệnh lành tính nhưng khả năng lây lan rất cao, nhất là vào mùa Đông Xuân.

Đông y cho rằng, khi thời tiết ẩm thấp, khí hậu thất thường, cơ thể giảm sức đề kháng, nhiệt tà dễ xâm phạm vào kinh Thiếu dương, rồi bốc vọt lên trên gây nên bệnh quai bị, nếu lại chạy tiếp xuống dưới phần sinh dục [tinh hoàn hoặc buồng trứng] có thể dẫn tới vô sinh sau này.

Nôm na có thể hiểu là nóng độc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể do sức đề kháng kém, ngấm sâu vào bên trong, tương tranh với sức nóng trong cơ thể gây xáo trộn bốc vọt lên trên, tụ lại ở tuyến mang tai, thành quai bị.

Khi tụ lại quá nhiều [do để lâu không chữa kịp] sẽ lại chạy xuống dưới phần sinh dục. Bệnh có thể gây vô sinh, tuy nhiên tỷ lệ gây vô sinh không nhiều.

Triệu chứng bệnh quai bị

Bệnh quai bị rất dễ nhận biết. Đầu tiên sẽ viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1-2 ngày bệnh nhân có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên và xuất hiện rất nhanh, đêm trước mang tai bình thường, nhưng hôm sau đã sưng to, có trường hợp sưng một bên, vài ngày sau sưng sang bên kia.

Một số trường hợp các tuyến nước bọt vùng dưới hàm cũng bị viêm làm cho sưng hai mang tai và vùng dưới hàm. Nhiều người mắc quai bị lệch mặt, phải nhịn ăn, kiêng tắm cả tuần mong khỏi.

Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.

Biến chứng của bệnh quai bị

- Thường gặp nhất là viêm màng não.

- Biến chứng gây viêm tinh hoàn ở bé trai, hay viêm buồng trứng ở trẻ gái có thể dẫn tới vô sinh sau này.

- Biến chứng gây viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ timm viêm tuỵ, sai khớp cắn, thay đổi giọng nói, đau đầu mạn tính, ù tai...

Hạt gấc là "mật gấu" của người nghèo.

4 cách chữa quai bị độc đáo, hiệu quả

1. Nhânhạt gấc

Hạt gấcđược coi như “mật gấu” của người nghèo, rất hiệu quả trị quai bị, lại rẻ tiền, dễ kiếm. Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc có tác dụng "dĩ độc trị độc", giải được nhiệt tà trong cơ thể để chữa được bệnh quai bị.

Cách dùng:

Hạt gấc 7-9 hạt, nướng lên, bóc vỏ lấy nhân tán mịn.

Dấm thanh, hoặc rượu trắng 10ml.

Đem hạt gấc mài vào dấm, hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

- Hoặc giã nhỏ ngâm dấm, hoặc rượu [sau 1 ngày là dùng được] xoa liên tục vào vùng bị sưng. Cứ khô lại xoa tiếp đến khi hết sưng.

- Có thể trộn với mật ong một lượng vừa đủ, bôi vào miếng giấy sạch, dán vào chỗ sưng ngày 2 lần sẽ mang đến hiệu quả rõ nét.

- Hoặc ngâm dấm hoặc rượu khuấy đều sau 2 giờ có thể dùng được bằng cách bôi liên tục vào chỗ lên quai bị, khô lại bôi tiếp đến khi khỏi

Lưu ý:Cách này có thể trị đau khớp, vết cắn, vết thương do đụng giập, ngã, côn trùng cắn gây sưng đau cũng rất có hiệu quả.

Lá ớt.

2. Lá ớt tươi

Lá ớt tươi khoảng 100g, giã nát lấy nước bôi, đắp liên tục vào chỗ lên quai bị, giúp làm mát, hút nhiệt độc chỗ sưng quai bị.

3. Đậu xanh – lá gấc

Trộn đậu xanh nguyên vỏ và lá gấc tươi giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng ngày 2 lần có tác dụng giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả

4. Các bài thuốc đắp ngoài

+ Rễ bồ công anh tươi 10g

+ Lá na tươi 10g

+ Lá gấc tươi 10g

+ Lá ké gai tươi 10g

+ Vỏ cây gạo tươi [trắng hoặc đỏ] 10g

Các vị thuốc thu hái tươi về rửa sạch, giã thật nát và đắp lên vùng đau sưng do quai bị đến lúc khỏi.

Các bài thuốc trên, trong các pho sách y học cổ đều ghi lại thực nghiệm lâu đời. Hiệu quả an toàn nhất vẫn là hạt gấc ngâm dấm bôi vào vùng sưng mắc quai bị.

Lưu ý:

- Bệnh quai bị khi phát hiện cần bôi rượu / dấm ngâm nhân hạt gấc sớm. Tránh chữa trị muộn kẻo biến chứng chạy xuống dưới bộ phận sinh dục có thể gây vô sinh.

- Ngoài thuốc bôi , đắp này nên ăn cháo đỗ xanh còn vỏ, hoặc canh lá ớt hàng ngày để giải độc, mát cơ thể.

- Quá trình chữa quai bị như trên, bệnh nhân nên kiêng gió, kiêng tắm nước lạnh, đồ cay nóng, đồ béo, chất kích thích…

- Nên cách ly người mắc quai bị để không lây lan ra xung quanh. Hãy để bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

Ngoài các bài thuốc trên, dân gian còn dùng nhựa cây sung, nhựa cây cỏ sữa, cây ngô đồng đắp đến khi khỏi. Nhưng các lương y không khuyến khích dùng, vì nếu chẳng may dây vào mắt sẽ nguy hiểm.

Khỏe 24/7: Trẻ mắc quai bị cần lưu ý những gì?

Người mắc quai bị có thể dẫn đến vô sinh, đặc biệt là bé trai. Vì vậy, cần tuyệt đối lưu ý những điều dưới đây...

Bấm xem >>

Trong y học cổ truyền, quai bị thuộc phạm vi chứng "ôn độc" do nhiệt tà xâm phạm vào kinh thiếu dương gây nên, dân gian thường gọi là "trá tai", "đại đầu ôn", "hà mô ôn"... Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc và châm cứu theo nguyên tắc "biện chứng luận trị" kinh điển, các thầy thuốc y học cổ truyền còn rất chú trọng khai thác vốn kinh nghiệm dân gian cực kỳ phong phú trong quá trình phòng chống căn bệnh này. Dưới đây xin được đưa ra một số ví dụ điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Thuốc uống

Bài 1: Rễ cây rẻ quạt tươi [xạ can] 9-15g, sắc uống ngày một thang chia hai lần.

Bài 2: Huyền sâm 15g, hạ khô thảo 6g, bản lam căn 12g, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Chua me đất hoa vàng 30g, sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Rễ chàm mèo sao vàng 10g, sắc ngày một thang, chia uống vài lần trong ngày.

Bài 5: Vỏ cây gạo 40g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái phiến sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 6: Củ sắn dây 16g, bạc hà 6g, cúc tần sao 10g, thăng ma 10g, thạch cao sống 10g, cam thảo 6g, hoa cúc 15g, hoàng cầm 10g, sắc uống ngày một thang.

Bài 7: Quả ké 12g, sài đất 12g, khổ sâm 12g, hạ khô thảo nam 15g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Thuốc bôi ngoài

Bài 1: Hạt gấc 3-4 hạt đốt thành than, quai bị cói hoặc chiếu rách một nhúm [chừng 5g] đốt thành than. Hai thứ trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.

Bài 2: Nhân hạt gấc giã nát hoặc hạt gấc 4-5 hạt đốt thành than, giấm thanh 5ml, tinh cối đá [đã vô trùng] 6-10g. Tất cả trộn đều rồi bôi vào chỗ viêm sưng, mỗi ngày 4-5 lần.

Bài 3: Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.

Bài 4: Dùng nước cốt lá muồng trâu trộn với thuốc lào bôi vào tổn thương nhiều lần trong ngày.

Bài 5: Xích tiểu đậu 50-70 hạt tán vụn, trộn với nước ấm hoặc lòng trắng trứng gà hoặc mật ong [lượng vừa đủ] thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần, thường sau một lần tại chỗ đã bớt sưng đau.

Bài 6: Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc một lần. Đã có công trình nghiên cứu điều trị trên 485 ca đều đạt kết quả tốt, trong đó có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.

Bài 7: Xích tiểu đậu 30g, đại hoàng 15g, thanh đại 30g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên nơi sưng đau nhiều lần trong ngày.

Bài 8: Thiên hoa phấn, đậu xanh lượng bằng nhau, tán bột, hòa với nước sôi để nguội thành dạng hồ lỏng rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 3-4 lần.

Bài 9: Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Đem tỏi giã nát trộn với giấm rồi bôi lên tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 10: Bột hạt tiêu 1g, bột mì 8g, trộn hai thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Thuốc đắp hoặc dán ngoài

Bài 1: Lá na, lá gấc và lá cà độc dược, ba thứ rửa sạch, giã nát rồi đắp vào nơi sưng đau.

Bài 2: Hạt gấc đốt cháy, tán bột rồi trộn với mủ cây duối cho đặc, phết lên giấy và dán vào chỗ sưng đau.

Bài 3: Giun đất 2-3 con, cho vào cốc, chế thêm một ít đường trắng rồi quấy đều, sau chừng nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi đắp lên nơi sưng đau, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 4: Cóc một con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới hai u to, lột lấy da và dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác, thường sau 3 ngày thì khỏi.

Món ăn - bài thuốc

Bài 1: Đậu xanh 30g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh đem ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3-5 ngày.

Bài 2: Đậu xanh 100g, đậu tương 50g, đường trắng 30g. Ninh nhừ hai loại đậu rồi cho đường vào quấy đều, chia ăn 2-3 lần trong ngày.

Bài 3: Hoa kinh giới 10g, bạc hà 10g, sắc lấy nước rồi đem ninh với 50g gạo tẻ thành cháo, ăn trong ngày.

Bài 4: Khổ qua 100g bỏ ruột, thái miếng rồi chế thành các món ăn, ăn trong vài ngày.

Nhìn chung, các bài thuốc dân gian trên đây đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ chế và dễ sử dụng. Khi ứng dụng có thể kết hợp dùng các bài thuốc chữa các nhóm với nhau, thông thường người ta hay dùng đồng thời một bài thuốc uống trong, một bài thuốc bôi hoặc đắp và một bài thuốc - món ăn để tăng thêm hiệu quả điều trị. Trong điều kiện hiện nay, một số bài thuốc không còn thích hợp nên ít được sử dụng. Song, không vì thế mà chúng ta lãng quên một khi chúng ta thực sự trân trọng những di sản quý báu mà tiền nhân đã để lại.

ThS. Hoàng Khánh Toàn


Video liên quan

Chủ Đề