Mạng lưới sông ngòi là gì năm 2024

Do địa hình nhiều đồi núi bị cắt xẻ mạnh, tạo nên nhiều khe rãnh kết hợp với lượng mưa lớn (1500 – 2000mmm) cung cấp đủ nguồn nước cho duy trì dòng chảy quanh năm => đã hình thành nên mạng lưới sông ngòi dày đặc ở nước ta.

: - Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN: mạng lưới sông ngòi dày đặc; sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa; sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện.

- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.

2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).

* GD sử dụng NLTK&HQ :

- Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thuỷ điện ở nước ta : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- li, Trị An.

- HS (M3,4):

+ Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc .

+ Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta .

- Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

3.Phẩm chất: Bồi dưỡng kiến thức về sông ngòi.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Bản đồ địa lý Việt Nam, tranh ảnh về sông mùa lũ và mùa cạn.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp kĩ thuật dạy học

- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:

+ Nước ta thuộc đới khí hậu nào ?

+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

+ Khí hậu MB và MN khác nhau như thế nào?

- Giáo viên nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)

* Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài và trả lời được câu hỏi trong SGK.

* Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Giáo viên treo lược đồ sông ngòi Việt Nam, giao nhiệm vụ cho HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Đây là lược đồ gì ? Lược đồ này dùng để làm gì ?

+ Nước ta có nhiều hay ít sông? Phân bố ở đâu? Em có nhận xét gì về hệ thống sông ngòi ở Việt Nam?

- Kết luận: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố ở khắp đất nước.

+ Kể tên và chỉ tên trên lược đồ vị trí của các con sông?

- Giáo viên lưu ý học sinh dùng que chỉ các con sông theo dòng chảy từ nguồn tới biển (không chỉ vào 1 điểm)

+ Sông ngòi miền Trung có đặc điểm gì?

+ Vì sao sông ngòi miền Trung lại có đặc điểm đó?

- Địa phương em có dòng sông nào?

- Em có nhận xét gì về sông ngòi Việt Nam?

- Giáo viên tóm tắt nội dung, kết luận

*Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa, sông có nhiều phù sa

- Chia HS thành 4 nhóm: yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành bảng thống kê

- Giáo viên sửa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.

- Lượng nước trên sông phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?

- Mực nước của sông vào mùa lũ, khô có khác nhau không? Tại sao?

* Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi?

- GV theo dõi, sửa sai .

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.

+ Lược đồ sông ngòi Việt Nam dùng để nhận xét về sông ngòi của nước ta

+ Nước ta có nhiều sông, phân bố ở khắp đất nước.

- Các sông lớn:

+Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình.

+Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.

+Miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng

- Ngắn, dốc do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ đốc lớn.

- Sông Hồng, ...

- Dày đặc, phân bố khắp đất nước

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bảng:

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- Phụ thuộc vào lượng mưa.

- Mùa mưa: mưa nhiều, mưa to, nước sông dâng cao.

- Mùa khô: ít mưa, nước sông hạ thấp, trơ lòng.

Mùa mưa nước sông có màu đỏ đó là phù sa.

- HS chơi trò chơi tiếp sức

1. Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.

2. Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

3. Là nguồn thuỷ điện

4. Là đường giao thông.

5. Là nơi cung cấp thuỷ sản: tôm, cá

6. Là nơi phát triển nuôi trồng thuỷ sản

4. HĐ ứng dụng: (5 phút)

- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ do sông nào bồi đắp?

- Kể tên một số nhà máy thuỷ điện của nước ta?

- Sông Hồng và sông Cửu Long

- Hòa bình, Thác Bà, Y-a-li....

5. HĐ sáng tạo: ( 2 phút)

- Tìm hiểu đặc điểm cảu các con sông có thể xây dựng thủy điện.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Nước ta có mạng lưới sông ngòi như thế nào?

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn. - Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa. - Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa. - Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

Mạng lưới hệ thống sông Hồng có dạng như thế nào?

Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ tây bắc xuống đông nam, địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích ở độ cao trên 500m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000m. Độ cao bình quân lưu vực khoảng 1090m.

Tại sao thủy chế sông ngòi nước ta theo mùa và có tính thất thường?

-> Nguyên nhân: chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ mưa theo mùa nên thủy chế sông ngòi nước ta cũng theo mùa. Chế độ mưa diễn biến thất thường nên chế độ dòng chảy cũng thất thường.

Chế độ nước của sông ngòi nước ta có đặc điểm như thế nào?

* Đặc điểm chế độ nước của sông ngòi nước ta. - Chế độ nước của sông ngòi nước ta chảy theo mùa ( 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn ). - Mùa lũ nước dâng cao , chảy mạnh , gây ngập và ùn ứ. - Mùa cạn gây hạn hán ở các sông->thiếu nước.