Làm thế nào để đi đại tiện sau sinh

Táo bón là đi tiêu ít hơn ba lần một tuần và ít thường xuyên hơn so với thói quen đi vệ sinh bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi hệ thống đào thải của cơ thể hoạt động trở lại.

Phụ nữ sau sinh thường ít vận động, nằm một chỗ, lại hay bị căng thẳng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ làm ức chế nhu động ruột và gây táo bón.

1. Nguyên nhân gây táo bón sau sinh

Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, táo bón thường là hiện tượng bình thường nhưng gây khó chịu, có thể do một số yếu tố liên quan đến những gì đang xảy ra với cơ thể trước, trong và sau khi sinh gây ra.

Làm thế nào để đi đại tiện sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị táo bón do nhiều nguyên nhân.

Các nguyên nhân phổ biến gây táo bón sau sinh bao gồm:

Sinh mổ: Có thể mất từ 3 đến 4 ngày để hệ thống tiêu hóa bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau ca sinh mổ.

Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu: Việc kéo căng xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể khiến cơ thể khó cử động ruột.

Cơ thể mất nước: Thiếu nước trong cơ thể có thể xảy ra do không uống nước trong quá trình chuyển dạ hay nếu bị nôn hoặc mất máu, làm chậm quá trình đào thải của cơ thể.

Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi nội tiết tố, bắt đầu khi đang mang thai và điều chỉnh nhanh chóng ngay sau khi sinh, có thể làm chậm chức năng ruột.

Bổ sung sắt: Nếu bị thiếu máu sau sinh con thường bổ sung sắt cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn trong vài ngày làm chậm quá trình đi ngoài gây táo bón nên cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và lượng nước uống.

Đau đáy chậu: Nếu bị đau ở vùng đáy chậu sau khi rạch tầng sinh môn hoặc do bệnh trĩ sau sinh, do căng (hoặc rách) trong khi sinh gây đau. Điều này có thể khiến vô thức hoặc cố ý tránh rặn dù chỉ một chút khi bạn thực sự cần đi, do đó táo bón có thể không phải là vấn đề về thể chất mà là vấn đề về tinh thần.

Việc siết chặt các cơ vòng ở mông cũng có thể xảy ra mà bạn không nhận ra. Phản ứng vật lý tự nhiên này có thể dẫn đến táo bón.

Sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ: Thuốc gây tê làm chậm quá trình tiêu hóa.

2. Điều trị táo bón sau sinh

Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân để điều trị, chứng táo bón có thể sẽ hết trong vòng vài ngày đến một tuần sau khi sinh. Nếu bị táo bón, bác sĩ cho dùng thuốc làm mềm phân sau khi sinh. Ngoài sử dụng thuốc, BS. Tuấn Anh gợi ý các biện pháp khắc phục tại nhà:

Uống nhiều nước: Cố gắng uống 8 đến 10 ly mỗi ngày có thể là nước ấm hay trà thảo dược đều rất tốt khi bị táo như trà hoa cúc, trà bồ công anh, trà rễ cam thảo... Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ thêm vào chế độ ăn uống sẽ hấp thụ lượng nước uống vào. Điều này làm cho phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.

Đừng bỏ qua cảm giác muốn đi cầu: Dù có thể sợ đau, nhưng việc nhịn đại tiện sẽ khiến phân cứng hơn. Cố gắng đi tiêu khi cảm thấy muốn nhưng đừng rặn mạnh vì có thể gây ra bệnh trĩ.

Ăn uống đầy đủ: Thực phẩm giàu chất xơ có thể là biện pháp bảo vệ tốt nhất. Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, đậu, trái cây và rau tươi là những thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa vận động.

Vận động nhẹ: Sau sinh mổ thường thấy đau nhưng đi bộ chậm, nhẹ nhàng có thể giúp đi ngoài tốt hơn.

Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn: Giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh stress bằng việc nghe nhạc, nghỉ ngơi, đi bộ…

Nếu có thể, phụ nữ sau sinh có thể vật lý trị liệu vùng chậu từ 4 đến 6 tuần.

Táo bón sau sinh là một vấn đề phổ biến đối với các bà mẹ mới sinh. Tất cả những thay đổi trong cơ thể khi mang thai và sinh nở có thể mất một thời gian để điều chỉnh lại sau khi sinh con. Hầu hết táo bón sau sinh sẽ tự khỏi, có thể chỉ cần những thay đổi nhỏ đối với chế độ ăn uống và kế hoạch tập thể dục hàng ngày. Nếu sau một vài tuần, vẫn chưa thấy thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể dừng hoặc thay đổi một số loại thuốc để giúp thoát khỏi táo bón.

Táo bón sau sinh không còn là hiện tượng quá xa lạ đối với các bà mẹ sau sinh. Phụ nữ sau sinh bị táo bón cần sớm thiết lập lại phản xạ đại tiện bình thường của cơ thể, có chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý để tránh những hệ quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản sau này.

Táo bón sau sinh là gì?

Phụ nữ sau sinh có thể phải đối diện với tình trạng táo bón xuất hiện sớm. Táo bón sau sinh có khả năng xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào, cho dù có tiền sử mắc táo bón trong thai kỳ và trước khi mang thai hay không. Phụ nữ được chẩn đoán táo bón sau sinh khi đại tiện có hiện tượng phân cứng với tần suất ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Làm thế nào để đi đại tiện sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị táo bón là hiện tượng thường gặp

Mẹ sau sinh bị táo bón có thể được xem là một bệnh lý bởi chúng tồn tại đơn độc với những nguyên nhân cơ năng. Chứng táo bón sau sinh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ cũng như gây trở ngại cho việc chăm sóc em bé.

Khi táo bón xuất hiện với các triệu chứng khác như phân có máu, táo bón xen kẽ tiêu chảy, người mẹ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được loại trừ các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm.

Trĩ là một trong những biến chứng thường gặp nhất của tình trạng mẹ đẻ xong bị táo bón. Quá trình gắng sức để thải các khối phân cứng chính là yếu tố nguy cơ trực tiếp gây ra hiện tượng sung huyết tại các tĩnh mạch vùng trực tràng và từ đó dẫn đến bệnh lý trĩ. Đây là một căn bệnh mang lại rất nhiều bất lợi cho người bệnh, và nó có thể gây nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời biến chứng như xuất huyết.

Trong đa số các trường hợp, hiện tượng táo bón sau sinh sẽ tự biến mất và chúng thường đáp ứng tốt với nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Sự thay đổi trong chế độ ăn và thói quen sinh học hàng ngày của mẹ là các yếu tố đơn giản giúp phụ nữ sau sinh nhanh phục hồi. Khi chứng táo bón sau sinh kéo dài hoặc có biểu hiện nhiều triệu chứng khác kèm theo, cần theo dõi kỹ tiến triển của người bệnh và lúc này người phụ nữ cần được thăm khám, tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ bị táo bón sau sinh bao lâu thì hết?

Táo bón sau sinh thường gặp nhiều nhất trong vài ngày đầu sau khi sinh đẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nhiều phụ nữ bị táo bón trong ba đến sáu tháng sau khi sinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, nó thậm chí có thể tồn tại đến 12 tháng sau khi sinh.

Nguyên nhân gây táo bón sau sinh

Táo bón là một hiện tượng bình thường, nhưng rất khó chịu. Nó có thể do một số yếu tố liên quan đến những thay đổi trong cơ thể người mẹ trước, trong và sau khi sinh.

Cũng giống như nhiều thay đổi kỳ diệu khác của cơ thể khi mang thai, cơ thể sau khi sinh con của người phụ nữ vẫn đang tiếp tục thay đổi. Như đã biết, mọi thứ trong cơ thể sẽ không hồi phục như xưa vì bạn đã sinh con.

Thời kỳ hậu sản thường được tính là khoảng 42 ngày đầu tiên sau khi sinh. Mặc dù bạn mong đợi mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, nhưng cũng không nên quá vội vàng.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây táo bón sau sinh phổ biến:

1. Sinh mổ

Theo các chuyên gia, có thể mất đến 3 – 4 ngày để hệ tiêu hóa của bạn bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau cuộc phẫu thuật lớn, bao gồm cả sinh mổ.

\>> Xem thêm: Táo bón sau sinh: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

2. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu

Sự kéo căng xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể khiến cơ thể bạn khó di chuyển ruột một cách hiệu quả, nhu động ruột yếu đi khiến phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô, cứng lại nên gây táo bón sau sinh.

3. Mất nước

Thiếu nước trong cơ thể có thể xảy ra do người mẹ không uống đủ nước khi chuyển dạ hoặc bị nôn, mất máu, từ đó làm chậm quá trình đào thải của cơ thể.

Làm thế nào để đi đại tiện sau sinh

Mất nước cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây táo bón sau sinh

4. Thay đổi nội tiết tố

Những thay đổi về nội tiết tố, bắt đầu từ khi mang thai và được điều chỉnh nhanh chóng ngay sau khi sinh, có thể làm chậm chức năng của ruột. (1)

5. Chất bổ sung sắt

Khi mang thai, người mẹ thường được chỉ định uống bổ sung sắt nếu như cơ thể bị thiếu máu. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất bổ sung sắt cũng làm chậm quá trình di chuyển của phân, gây ra hiện tượng táo bón sau sinh ở người mẹ.

6. Chế độ ăn

Phản ứng của việc không ăn (ít hoặc nhiều) trong quá trình chuyển dạ và sinh nở khiến nhịp điệu bình thường của cơ thể trở nên chậm chạp.

7. Đau tầng sinh môn

Nếu bị đau ở vùng đáy chậu, chẳng hạn như sau khi bị rạch tầng sinh môn, do bệnh trĩ sau sinh hoặc do bị căng (hoặc rách) trong khi sinh cũng có khiến mẹ bị táo bón. Ngoài ra, cảm giác sợ đau, giảm tần suất đi đại tiện càng khiến tình trạng táo bón ở phụ nữ sau sinh trầm trọng thêm.

8. Sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ

Các loại thuốc, đặc biệt là thuốc gây mê toàn thân có tác dụng làm chậm đường tiêu hóa, gây chứng táo bón sau sinh.

9. Giấc ngủ thay đổi

Thiếu ngủ và mệt mỏi là những vấn đề thường gặp đối với người mới làm cha mẹ. Bạn đã mong đợi điều này, nhưng có lẽ sẽ khó nhận ra sự tàn phá của nó đối với tâm trí và cơ thể của bạn.

Những thay đổi về giấc ngủ và mệt mỏi cũng có thể làm thay đổi thói quen đi tiêu của bạn. Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến căng thẳng hơn, điều này không giúp ích gì cho bệnh táo bón.

10. Căng thẳng

Gặp gỡ đứa con mới chào đời là niềm vui và cũng làm cho cuộc sống của cha mẹ thay đổi ít nhiều. Song, việc có thêm em bé có thể khiến bạn trở nên căng thẳng hơn. Đặc biệt nếu đây là đứa con đầu lòng, người mẹ sẽ có những thay đổi bất ngờ và khó khăn trong mỗi ngày.

Cảm thấy căng thẳng và lo lắng là điều hoàn toàn bình thường đối với những người mẹ mới sinh. Những cảm giác thiếu ngủ và căng thẳng này có thể làm tăng đột biến các hormone căng thẳng như cortisol. Lượng hormone căng thẳng cao có thể gây tiêu chảy và táo bón sau sinh ở một số người. Dù bằng cách nào, chúng cũng là những nguyên nhân gây rối loạn hệ tiêu hóa của bạn.

11. Ít vận động

Ôm ấp và cho con bú trên ghế bập bênh hoặc ghế bành là một trải nghiệm gắn kết tuyệt vời giữa mẹ và con. Người mẹ cũng cần thời gian này để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu ít đứng, đi bộ và hoạt động chung cũng có thể làm chậm đường tiêu hóa của bạn. Ruột là cơ và giống như các cơ khác của bạn, chúng cần vận động nhiều để giữ cho đường ruột khỏe mạnh và dễ hoạt động hơn.

Mức độ hoạt động thấp hơn trong khi đang mang thai và sau khi sinh có thể tạm thời gây ra chứng táo bón ở phụ nữ sau sinh.

12. Thuốc men

Sinh con có thể cho bạn thấy cơ thể của bạn tuyệt vời như thế nào, nhưng cơ thể người mẹ ít nhiều vẫn có những tác động nhất định. Bạn có thể cần thuốc giảm đau để giúp đối phó với vết khâu lành, vết rách, bong gân cơ và các chứng đau nhức khác. Và, táo bón sau sinh chính là một tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc giảm đau.

Thuốc kháng sinh thường gây tiêu chảy nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây ra táo bón. Điều này là bởi các loại kháng sinh đã loại bỏ một số vi khuẩn tốt giúp tiêu hóa, cùng với vi khuẩn xấu.

Ngay cả khi bạn không còn dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau nào, cơ thể mẹ vẫn có thể mất vài ngày đến vài tuần để đường ruột có thể cân bằng lại như cũ.

Dấu hiệu mẹ sau sinh bị táo bón

Điều quan trọng cần lưu ý sau khi sinh là các triệu chứng của táo bón có thể giống như các tình trạng bệnh lý khác. Do đó, bạn nên thường xuyên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán rõ ràng về tình trạng của mình. Các cá nhân khác nhau có thể gặp các triệu chứng táo bón sau sinh khác nhau.

Dưới đây là các dấu hiệu mẹ sau sinh bị táo bón phổ biến:

  • Phân vón cục, khô cứng, khó đẩy ra khỏi hậu môn.
  • Đau bụng nhiều lần, trường bụng, mót rặn.
  • Đi đại tiện thường ra máu hoặc phân có lẫn máu.
  • Sau khi đi đại tiện nhưng bụng vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp.

Táo bón ở mẹ sau sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón sau sinh không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, tuy nhiên mẹ cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ nếu thấy trong phân có lẫn chất nhầy hoặc ít máu.

Trong trường hợp mẹ bị đau bụng kèm theo bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ, thì đó rất có thể là triệu chứng của một căn bệnh khác.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tốt nhất các bà mẹ sau sinh nên chủ động điều trị táo bón sớm và đúng cách. Tránh tình trạng táo bón dai dẳng sau sinh, gây nhiều biến chứng khó lường như:

  • Sa trực tràng: Hiện tượng này xảy ra do việc cố gắng đi đại tiện nhiều lần khiến một phần niêm mạc trực tràng sa ra ngoài hậu môn.
  • Són phân: Sau một thời gian, ruột của bạn không thể loại bỏ chất thải, nó có thể bị đầy đến mức một số phân tự đào thải ra ngoài.
  • Són tiểu: Việc rặn liên tục trong khi đi tiêu sẽ làm suy yếu các cơ sàn chậu của bạn. Điều này gây ra tình trạng đi tiểu không tự chủ, đặc biệt là khi bạn cười, hắt hơi hoặc ho.
  • Bệnh trĩ: Rặn quá nhiều khi đi đại tiện có thể làm hỏng các mạch máu trong trực tràng của bạn.
  • Ứ phân: Đây là khi trực tràng của bạn đầy phân đến mức các cơ của ruột không thể đẩy nó ra ngoài.

Làm thế nào để chẩn đoán phụ nữ sau sinh bị táo bón?

Tương tự như táo bón thông thường, chứng táo bón ở phụ nữ sau sinh cũng được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau:

1. Lâm sàng

Dựa trên tiêu chuẩn Rome IV, bệnh nhân được chẩn đoán táo bón mạn tính khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau, kéo dài từ 2-3 tháng trở lên:

  • 25% số lần đi đại tiện có hiện tượng khó đi
  • 25% số lần đại tiện có hiện tượng phân rắn
  • 25% số lần đại tiện có cảm giác không hết phân
  • 25% số lần đại tiện có cảm giác tắc hoặc hẹp ống hậu môn trực tràng
  • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần trên 1 tuần
  • 25% số lần đại tiện phải hỗ trợ bằng tay để dễ đại tiện

2. Nội soi

Chỉ định nội soi trực tràng và đại tràng sigma có thể giúp phát hiện các tổn thương gây hẹp cũng như tắc nghẽn lòng ruột, đồng thời cho phép sinh thiết tổn thương và cắt các polyp qua nội soi.

3. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chup x-quang bụng: Phương pháp này thường được chỉ định ở các đối tượng nghi ngờ bởi tình trạng táo bón xuất hiện sớm ngay sau sinh và kéo dài.
  • Chụp lưu thông ruột: Chỉ định cho các bệnh nhân mắc chứng táo bón mạn tính không đáp ứng với điều trị nhuận tràng.

Cách trị táo bón sau sinh tại nhà hiệu quả

Phụ nữ sau sinh bị táo bón có thể tham khảo một số cách trị tại nhà hiệu quả sau đây:

1. Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung chất xơ

Mẹ sau sinh bị táo bón không quá nguy hiểm và khó cải thiện như bạn nghĩ. Mẹ chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể giúp cơ thể sớm trở lại như bình thường. Để hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh hiệu quả, mẹ nên ăn đủ bữa với chế độ ăn giàu chất xơ gồm gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ quả tươi. (2)

Trong đó, nên ưu tiên ăn một số trái cây như nho, mận, táo… vì chúng có chứa sorbitol, một thành phần giống như thuốc nhuận tràng tự nhiên. Việc bổ sung trái cây giàu sorbitol vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm dịu tình trạng táo bón ở mẹ sau sinh.

Làm thế nào để đi đại tiện sau sinh

Tăng cường bổ sung chất xơ là cách chữa trị táo bón ở phụ nữ sau sinh hiệu quả tại nhà

2. Uống đủ nước mỗi ngày trị táo bón sau sinh

Cơ thể người mẹ sau sinh có thể dễ mất nước vì một số lý do nên mẹ đừng quên uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Hơn nữa, uống nhiều nước rất có lợi trong việc điều trị táo bón bởi chất xơ từ thực phẩm sẽ hấp thụ lượng nước uống. Từ đó có tác dụng làm mềm phân và mẹ sẽ dễ đi ngoài hơn. Ngoài nước lọc, chị em cũng có thể chọn thêm một số loại trà thảo mộc cũng khá hữu ích trong việc điều trị táo bón sau sinh tại nhà.

3. Cách chữa táo bón sau sinh: Vận động nhẹ nhàng

Sau khi sinh, rất nhiều chị em thường có xu hướng lười vận động do e ngại khi vận động sẽ khiến vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn đau. Tuy nhiên, chính việc không vận động sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên tệ hơn, thậm chí là có thể dẫn đến bệnh trĩ. Bởi vậy, thay vì chỉ ngồi và nằm, các mẹ mới sinh nên chọn một hình thức vận động nhẹ nhàng để thực hiện ngay khi cảm thấy cơ thể dần khỏe lại.

Trong đó, đi bộ được xem là hoạt động khuyến khích nhiều nhất dành cho mẹ muốn chữa táo bón sau sinh tại nhà. Bạn có thể đi với những đoạn ngắn trong sân hoặc trong khu phố mà bạn sinh sống. Vận động nhẹ nhàng không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp bạn cải thiện chứng táo bón hiệu quả hơn.

4. Bà đẻ bị táo bón cần rèn luyện thói quen đi vệ sinh

Nhiều mẹ vẫn thường e ngại việc đi ngoài trong vài ngày đầu sau sinh vì sợ đau vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn. Thế nhưng, lời khuyên của các chuyên gia là không nên nhịn đi ngoài khi có nhu cầu. Bởi chính việc trì hoãn thường khiến phân trở nên cứng hơn và gây ra táo bón nặng hơn. Do đó, bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn đi tiện thì đừng nên trì hoãn. Điều này sẽ giúp phụ nữ sau sinh ngăn ngừa táo bón.

5. Sau sinh bị táo bón cần bổ sung chất xơ hòa tan

Đây được xem là biện pháp đơn giản nhất và cũng mang lại hiệu quả cao. Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn được loại men vi sinh tốt, an toàn cho phụ nữ mang thai và sau sinh.

6. Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn để hết táo bón sau sinh

Chính tâm lý căng thẳng, mệt mỏi là một trong những tác nhân làm phụ nữ sau sinh bị táo bón nghiêm trọng hơn. Vì vậy, thay vì căng thẳng, để đẩy lùi triệu chứng táo bón, mẹ cần giữ tâm lý thật thoải mái, thư giãn.

7. Dùng thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng

Khi việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày và duy trì lối sống theo hướng tích cực không giúp bạn cải thiện chứng táo bón sau sinh, vậy thì việc dùng thuốc điều trị là rất cần thiết. Đặc biệt là trong những trường hợp như mẹ bị rách âm đạo độ 3 hoặc độ 4 khi chuyển dạ, mẹ đang uống bổ sung sắt hoặc đã từng dùng thuốc giảm đau khi sinh con, bị trĩ trước khi sinh thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng. Đây là loại thuốc được phân loại theo từng chức năng của chúng.

Trên thực tế, có rất nhiều loại thuốc trị táo bón để mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng của từng người mẹ sau sinh còn dựa trên việc bạn có đang cho con bú hay không, bạn hiện đang dùng những loại thuốc nào khác? Do vậy, cách tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc trị táo bón phù hợp thay vì mạo hiểm dùng thuốc không kê đơn.

Cách phòng ngừa, chống táo bón sau sinh

Có một biện pháp mà bạn có thể thử trước khi sinh để có thể làm giảm nguy cơ bị táo bón sau sinh như:

  • Uống ít nhất 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày – hoặc uống đủ để giữ cho nước tiểu có màu trong; nước tiểu sẫm màu thường là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
  • Vận động và hoạt động thường xuyên: nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục hàng ngày có thể giúp giảm táo bón khi mang thai và cũng có thể làm cho bạn ít gặp vấn đề sau sinh hơn.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt

Táo bón sau sinh: Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Táo bón ở phụ nữ sau sinh là hiện tượng bình thường và có thể cải thiện được thông qua chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể ở một mức độ nghiêm trọng hơn và bạn cần đi khám nếu gặp một trong những trường hợp sau:

  • Thường xuyên đi ngoài, phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.
  • Có hiện tượng táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
  • Chảy máu trực tràng, kèm theo đau trực tràng dữ dội.
  • Đau vùng đáy chậu, đau và sưng phồng lên trong âm đạo hoặc âm hộ.
  • Đau bụng dữ dội, không cắt cơn đau
  • Không đi ngoài sau hơn 3 ngày kể từ khi sinh con.

Táo bón sau sinh vẫn luôn là vấn đề thường gặp bởi cơ thể mẹ vừa trải qua nhiều thay đổi trong thai kỳ và sau quá trình sinh nở. Hầu hết trường hợp sau sinh bị táo bón đều có thể tự khắc phục hoặc được cải thiện nhờ chế độ ăn uống kết hợp vận động thể chất một cách hợp lý. Bên cạnh đó, những cách trị táo bón sau sinh tại nhà thường khá đơn giản. Các mẹ sau sinh có thể áp dụng những lời khuyên mà Nutrihome đã chia sẻ trong bài viết trên để sớm vượt qua vấn đề này nhé!